Một số giải pháp cải thiện tình hình hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại chi nhánh biti’s miền tây (Trang 62 - 68)

DỤNG VỐN TẠI CHI NHÁNH BITI’S MIỀN TÂY

Giải pháp 1: Tăng cƣờng công tác thu hồi nợ

Các khoản phải thu ngắn hạn của Chi nhánh đang chiếm tỉ trọng cao và có xu hƣớng tăng lên. Các khoản nợ này xuất phát chủ yếu từ các đại lí và trung gian phân phối tiêu thụ hàng kém so với kế hoạch, vì vậy Chi nhánh buộc phải kéo dài thời gian thanh toán. Ngoài ra cũng có một số đơn vị cố tình dây dƣa công nợ, chiếm dụng vốn của Chi nhánh.

Để giải quyết vấn đề này, Chi nhánh cần phải thống kê các trƣờng hợp khách hàng còn nợ, phân loại từng khoản nợ dựa trên từng loại hàng hóa, dịch vụ cung cấp để xác định đối tƣợng và cách thức thu tiền nợ.

- Đối với những khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài và thƣờng xuyên với Chi nhánh, Chi nhánh có thể gia hạn nợ với một thời hạn nhất định phụ thuộc vào giá trị của khoản nợ và uy tín của khách hàng đó trong quan hệ với Chi nhánh.

- Đối với những khách hàng mà trƣớc đây chƣa có hoặc không có quan hệ làm ăn, Chi nhánh cần phải có những biện pháp nhằm xúc tiến việc thu hồi các khoản nợ phải thu, tránh tình trạng nợ dây dƣa, gây mất vốn.

- Đối với những đối tƣợng có tình trạng trốn tránh không trả các khoản nợ, Chi nhánh cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan pháp luật để có biện pháp xử lý thích hợp.

- Sau khi đã giải quyết các công việc trên Chi nhánh cần đánh giá lại toàn bộ số nợ đọng còn lại nằm trong tình trạng không thể thu hồi, nếu số nợ này đạt tới một giá trị nhất định thì Chi nhánh làm căn cứ xin trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Việc trích lập này nhằm giới hạn tổn thất do khách hàng không chịu thực hiện thanh toán các khoản nợ đến hạn.

- Đồng thời, sử dụng một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn bằng những chính sách khuyến khích (chiết khấu, giảm giá) đối với khách hàng quen thuộc, thanh toán ngay hoặc đặt mua với số lƣợng lớn, tăng dần mức lãi suất đối với các khoản nợ quá hạn của khách hàng. Tuy nhiên để làm đƣợc điều này, Chi nhánh cũng phải nghiên cứu kỹ để đề ra một tỷ lệ chiết khấu hợp lý sao cho lợi ích thu đƣợc phải bằng hoặc cao hơn chi phí bỏ ra.

- Trong công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm, Chi nhánh phải quy định rõ thời hạn thanh toán và hình thức thanh toán tiền hàng trên hoá đơn, chứng từ và các bên phải có trách nhiệm tuân thủ một cách đầy đủ, nghiêm túc các điều khoản đã quy định, đồng thời Chi nhánh cũng nên đề ra các hình thức bồi thƣờng nếu một trong các bên vi phạm điều khoản trên.

Giải pháp 2: Tăng số vòng quay hàng tồn kho

Giá trị lƣợng hàng tồn kho của Chi nhánh tƣơng đối cao và tăng dần qua các năm trong khi giá vốn hàng bán không tăng tƣơng ứng, dẫn đến số vòng quay kỳ tồn kho thấp và có xu hƣớng xấu đi, số ngày lƣu kho bình quân rất cao. Mặt

khác nếu không tiêu thụ đƣợc hàng hoá kéo theo doanh thu thấp dẫn đến tốc độ luân chuyển của vốn chậm lại. Nhƣ vậy nếu giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ thì đồng thời giải quyết đƣợc vấn đề về doanh thu vầ tốc độ luân chuyển vốn sẽ tăng lên.

- Xác định một lƣợng hàng tồn kho hợp lý phục vụ vừa đủ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng hàng tồn kho quá lớn gây ứ đọng về vốn lƣu động. Để thực hiện đƣợc Chi nhánh phải thiết lập hệ thống kênh thông tin, phải có đội ngũ làm nhân viên làm công tác thu thập thông tin có trình độ, năng động, có nhƣ vậy thông tin mà đơn vị thu thập mới chính xác và cập nhật.

- Cần có niều chính sách dãi ngộ khuyến khích các trung gian phân phối trong việc tìm kiếm khách hàng và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cần có những ƣu đãi riêng cho ngƣời tiêu dùng, thu hút sự chú ý và quảng bá rộng rãi những sản phẩm mới tại Chi nhánh.

- Tập trung đầu tƣ khai thác loại hình trung gian phân phối siêu thị và bán lẻ đang có xu hƣớng thu hút nhiều khách hàng đến mua sắm hơn các loại hình khác. Phát triển thêm nhiều cơ sở bán lẻ mới và chuẩn bị đầy đủ hàng hóa kịp thời phục vụ ngƣời tiêu dùng đến mua sắm.

- Thị trƣờng ĐBSCL còn rất nhiều tiềm năng mà Chi nhánh chƣa khai thác hết. Vì vậy Chi nhánh cần tăng cƣờng tiếp thị quảng bá thƣơng hiệu để xâm nhập vào thị trƣờng vùng sâu vùng xa và các địa bàn mà vị trí của Công ty còn mờ nhạt.

- Có đội ngũ chuyên nghiên cứu thị trƣờng ĐBSCL, nắm bắt xu hƣớng tiêu dùng, sản phẩm cạnh tranh v.v.., nhằm đƣa ra những đề xuất cần thiết cho công ty cải tiến mẫu mã, công dụng, thay đổi chính sách giá cả cho phù hợp với địa bàn kinh doanh của từng nơi.

Giải pháp 3: Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực

Nhân tố con ngƣời đƣợc xem là một nhân tố vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định trong bất cứ môi trƣờng nào. Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh thì mọi thành công hay thất bại phần lớn đều do con ngƣời đem lại. Trong điều kiện canh tranh gay gắt của cơ chế thị trƣờng ngày nay, ngƣời ta không chỉ

cần có vốn, công nghệ là quan trọng hơn cả là phải có những con ngƣời sáng tạo dám nghĩ dám làm.

Thực tế nhiều năm qua, Chi nhánh đã quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, tăng cƣờng tìm kiếm những ứng viên trẻ, nhiệt huyết nhằm đáp ứng nhu cầu qui mô kinh doanh ngày càng tăng của mình. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ các doanh nghiệp khác, Chi nhánh vẫn chƣa khai thác hết đƣợc sức sáng tạo, trí tuệ của cán bộ công nhân viên trong đơn vị, chƣa phát huy hết tiềm năng trong mỗi cá nhân. Hơn nữa, độ ngũ nhân viên kinh doanh địa bàn và nhân viên kinh doanh tiếp thị đa phần mới, còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm. Kĩ năng chào hàng, tƣ vấn, kiến thức về mẫu mã của họ còn hạn chế dẫn đến việc khai thác đơn hàng chƣa cao.

Đây là một vấn đề tồn tại cần phải có những biện pháp khắc phục. Để huy động đƣợc sức mạnh của nhân tố con ngƣời, tạo nên một khối thống nhất thật sự vững mạnh, tạo nên sự lành mạnh của văn hoá doanh nghiệp theo tôi trong thời gian tới Chi nhánh cần quan tâm giải quyết một số vấn đề sau.

- Thƣờng xuyên đánh giá tổng kết về cơ cấu tổ chức, về trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, từ đó có các khoá học chuyên sâu nâng cao trình độ chuyên môn. Trƣớc hết phải rà soát lại cán bộ hiện có để sắp xếp, bố trí lại cho phù hợp với yêu cầu của từng đơn vị và trình độ của từng cá nhân, tìm ra những bất hợp lý để kịp thời điều chỉnh. Nói chung từ cán bộ quản lý đến nhân viên trực tiếp địa bàn phải đƣợc đào tạo và đào tạo lại nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác trong giai đoạn mới.

- Quản lý công tác cán bộ một cách nghiêm khắc, công minh, nhìn nhận đánh giá đúng đắn những điểm tích cực và tiêu cực trong quá trình hoạt động của đội ngũ lao động trong Chi nhánh để từ đó phát huy những điểm tích cực và hạn chế những tiêu cực. Cần có những khuyến khích vật chất đối với tập thể cũng nhƣ cá nhân có những thành tích, phát minh, sáng kiến, đóng góp cho sự phát triển chung của Chi nhánh; Đồng thời cũng phải nghiêm khắc phê bình, kiểm điểm những hành vi sai trái làm cản trở sự phát triển của Chi nhánh.

- Bên cạnh việc quan tâm tới đời sống vật chất Chi nhánh cũng cần quan tâm tới đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên: thƣờng xuyên có các hoạt động văn hoá văn nghệ, nghỉ mát để từ đó tạo nên sự đoàn kết, không khí làm việc tập thể thoải mái, tƣơng trợ và thật sự hiệu quả.

Làm tốt công tác nhân sự là một nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng. Do vậy Chi nhánh cần quan tâm nhìn nhận vấn đề này một cách đúng đắn, coi đây là một trong những chiến lƣợc phát triển của Chi nhánh.

Giải pháp 4: Tiết kiệm chi phí bán hàng

Qua các phân tích ở phần truớc ta thấy chi phí bán hàng có xu hƣớng tăng trƣởng cao hơn tổng doanh thu. Để góp phần nâng cao lợi nhuận qua dó cải thiện hiệu quả sử dụng vốn, Chi nhánh cần thực hiện những giải pháp sau:

- Sáp nhập những trung gian phân phối hoạt động kém hiệu quả, Xem xét và loại bỏ những chƣơng trình quảng cáo tiếp thị không đem lại hiệu quả cao.

- Xây dựng chính sách tuyển dụng, đào tạo và giữ chân nhân viên giỏi, vừa nâng cao đƣợc doanh số, vừa tiết kiệm đƣợc chi phí đào tạo nhân viên mới.

- Xây dựng qui chế tiết kiệm điện, nƣớc, công vụ dụng cụ. Khen thƣởng ngƣời thực hiện tốt và có sáng kiến tiết kiệm cho Chi nhánh. Phát triển văn hóa sử dụng tiết kiệm các nguồn lực kinh doanh.

Giải pháp 5: Hoàn thiện tổ chức công tác phân tích hi ệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Trong thời gian qua công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chƣa đƣợc Chi nhánh quan tâm một cách đúng mức. Đội ngũ nhân viên kế toán và phân tích kinh doanh còn yếu và thiếu những bộ phận chuyên trách. Điều này làm cho hiệu quả sử dụng các nguồn lực tại Chi nhánh vốn đã thấp lại đang có xu hƣớng đi xuống do Chi nhánh không thể có những cái nhìn đúng đắn và tổng quát về tình hính hoạt động kinh doanh của minh.

Tình hình đó bắt buộc Chi nhánh phải có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phân tích kinh doanh nói chung, phân tích hiệu quả sử dụng vốn nói riêng.

Công tác phân tích phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con ngƣời, vì vậy phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên phụ trách công tác phân tích vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Không những thế Chi nhánh phải tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và công tác phân tích. Đây là công tác hết sức

quan trọng bởi công tác hạch toán kế toán phản ánh vào sổ sách những số liệu cụ thể chính xác về tình hình sử dụng các loại vốn tạo tiền đề cho công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.

Để nâng cao hơn nữa công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, bộ phận làm công tác kế toán tại Chi nhánh phải thƣờng xuyên thu thập thông tin một cách chính xác, nhanh nhất qua đó giúp cho Chi nhánh phân tích chính xác. Từ kết quả đó Chi nhánh sẽ thấy đƣợc thực trạng quản lý, sử dụng vốn, đƣa ra những nhận xét để từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục kịp thời nhằm hoàn thiện dần công tác quản lý và công tác sử dụng vốn. Ngoài ra, Chi nhánh nên tổ chức một bộ phận chuyên trách về việc phân tích tình hình và sử dụng vốn tại đơn vị để có cái nhìn tổng quan hơn về toàn bộ lƣợng vốn của doanh nghiệp.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại chi nhánh biti’s miền tây (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)