Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại chi nhánh biti’s miền tây (Trang 45 - 58)

4.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

4.2.1.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Nhìn vào BẢNG 3 ta thấy, hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Chi nhánh tăng giảm không đều giữa các năm. Năm 2007 là năm có hiệu quả sử dụng tài sản cao nhất. Nhƣng sang năm 2008 tình hình hiệu quả sử dụng xuống thấp một cách đáng ngại. Năm 2009 tình hình kinh doanh có phần khởi sắc biểu hiện các chỉ tiêu hiệu quả cao hơn năm 2008. Cụ thể:

Chỉ tiêu “Sức sản xuất của tổng tài sản”

Sức sản xuất của tổng tài sản (hay số vòng quay tổng tài sản) của Chi nhánh đều rất thấp và giảm dần qua 3 năm. Năm 2007, cứ 1 đồng tài sản cho đƣợc 0,825 đồng doanh thu thì năm 2008 chỉ còn cho đƣợc 0,682 đồng và năm 2009 là 0,653 đồng. Điều này là do tốc độ tăng doanh thu 3 năm thấp hơn đáng kể tốc độ gia tăng tài sản. Năm 2008 doanh thu chỉ tăng 3,55% trong khi đó tài sản lại tăng hơn 25%. Tƣơng tự tình hình năm 2009, 7,71% so với 12,46%. Chính vì vậy, Chi nhánh cần có biện pháp nâng cao vòng quay tổng tài sản để doanh thu mang lại trên mỗi đồng tài sản đƣợc cao hơn.

Chỉ tiêu “Sức sinh lời của tổng tài sản”

Khác với chỉ tiêu “Sức sản xuất của tổng tài sản”, “Sức sinh lời của tổng tài sản” của chi nhánh tăng giảm không đều. Cụ thể, năm 2007, cứ 1 đồng đầu tƣ vào tổng tài sản cho đƣợc 0,021 đồng lợi nhuận thì năm 2008 giảm còn 0,01 đồng tƣơng ứng tỉ lệ giảm 53,04%, năm 2009 là 0,015 đồng, tăng so với năm 2008 50,81%. Điều này là do tình hình lợi nhuận ròng của năm 2008 tụt dốc mạnh so với 2007, giảm 41,16%, sang năm 2009 lợi nhuận mặc dù đã tăng 69,6% so với 2008, nhƣng nếu so với năm 2007 thì vẫn thấp hơn làm cho hiệu quả sử dụng tài sản không bằng 2007.

Chỉ tiêu “Suất hao phí của tổng tài sản”

“Suất hao phí của tổng tài sản” cho biết để có 1 đồng lợi nhuận trong kì cần bình quân bao nhiêu đồng tài sản. Chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận của tổng tài sản” nên sự biến động của nó cũng tƣơng tự nhƣ đã

phân tích ở trên. Năm 2007 Chi nhánh cần 48 đồng tài sản để tạo ra đƣợc 1 đồng lợi nhuận ròng, năm 2008 tăng lên 103 đồng, tỉ lệ tăng 112,95%, năm 2009 giảm còn 68 đồng, tƣơng ứng tỉ lệ giảm 33,69% so với 2008.

Nói chung, tuy từng bƣớc đƣợc cải thiện nhƣng hiệu quả sử dụng tài sản nhƣ vậy là khá thấp cần có những biện pháp tích cực hơn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chung cho Chi nhánh.

HÌNH 5. BIỂU ĐỒ TĂNG GIẢM SỨC SẢN XUẤT CỦA TỔNG TÀI SẢN

HÌNH 6. BIỂU ĐỒ TĂNG GIẢM SỨC SINH LỜI CỦA TỔNG TÀI SẢN 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 2007 2008 2009 2010 (6T)

Sức sản xuất của tổng tài sản

0 0,005 0,01 0,015 0,02 0,025 2007 2008 2009 2010 (6T)

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh Biti’s Miền Tây

BẢNG 3. BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỔNG TÀI SẢN

Chỉ tiêu Đvt

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2010 (6T) 2008-2007 2009-2008

Mức Tỉ lệ % Mức Tỉ lệ %

Doanh thu thuần ng.đ 53.039.305 54.923.560 59.158.347 35.650.596 1.884.255 3,55 4.234.787 7,71 Tổng tài sản bình quân ng.đ 64.286.922 80.547.835 90.585.681 100.210.267 16.260.913 25,29 10.037.846 12,46

Lợi nhuận ròng ng.đ 1.325.612 779.967 1.322.842 639.532 -545.646 -41,16 542.875 69,60

Sức sản xuất của tổng tài sản lần 0,825 0,682 0,653 0,356 -0,14 -17,35 -0,03 -4,23

Sức sinh lời của tổng tài sản lần 0,021 0,010 0,015 0,006 -0,01 -53,04 0,00 50,81

Suất hao phí của tổng tài sản lần 48 103 68 157 55 112,95 -35 -33,69

4.2.1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Theo BẢNG 4 ta thấy, hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Chi nhánh qua các năm tăng giảm không đồng đều. Năm 2007 là năm có hiệu quả sử dụng TSCĐ cao nhất trong 3 năm. Hiệu quả sử dụng năm 2008 sụt giảm so với 2007. Năm 2009 các tình hình có chiều hƣớng khả quan hơn 2008, nhƣng vẫn không bằng năm 2007. Phân tích sâu hơn vào các chỉ tiêu cho ta thấy:

Chỉ tiêu “Sức sản xuất của tài sản cố định”

Sức sản xuất hay còn gọi là chỉ tiêu “Số vòng quay của TSCĐ”, cho biết 1 đồng bỏ vào TSCĐ sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

Nhìn vào BẢNG 4 ta thấy, 1 đồng đầu tƣ vào TSCĐ đem lại cho Chi nhánh 42,66 đồng doanh thu năm 2007, năm 2008 tăng lên mức 52,22 đồng tƣơng ứng tỉ lệ tăng 22,42%. Tuy nhiên tỉ số này năm 2009 chỉ còn 34,63 đồng, giảm 33,68% so với 2008. Tình hình hiệu quả sử dụng nhƣ trên là phù hợp với thực tế năm 2009 Chi nhánh hoàn tất việc đầu tƣ vào cơ sở mới làm cho TSCĐ tăng cao khiến tỉ số vòng quay TSCĐ bị giảm xuống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu “Sức sinh lời của tài sản cố định”

Tƣơng tự nhƣ chỉ tiêu “Sức sản xuất của TSCĐ”, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ xét trong mối quan hệ với lợi nhuận cũng có sự tăng giảm không đều giữa các năm. Năm 2007 hiệu quả sử dụng TSCĐ cao nhất khi 1 đồng đầu tƣ vào TSCĐ cho ra 0,94 đồng lợi nhuận. Năm 2008 mặc dù tổng giá trị TSCĐ đã giảm nhiều, giảm 15,41% nhƣng lợi nhuận lại giảm đến 41,16% khiến hiệu quả sử dụng TSCĐ chỉ còn 0,74 đồng lợi nhuận trên 1 đồng đầu tƣ, giảm 30,44%. Năm 2009 tình hình kinh doanh thuận lợi, lợi nhuận tăng 69,60%. Tuy nhiên, Chi nhánh tăng cƣờng đầu tƣ cho TSCĐ tăng 62,42% nên làm cho hiệu quả sử dụng TSCĐ chỉ tăng 4,42%, lên mức 0,77 đồng lợi nhuận cho 1 đồng tài sản, thấp hơn năm 2007.

Nhìn chung Chi nhánh Biti’s Miền tây đã sử dụng tài sản cố định rất có hiệu quả. Tuy năm 2009 số vòng quay có giảm nhƣng vẫn còn rất cao. Do hoạt động của Chi nhánh đơn thuần là hoạt động thƣơng mại nên tổng giá trị và cơ cấu của TSCĐ đều không cao.

HÌNH 7. BIỂU ĐỒ TĂNG GIẢM SỨC SẢN XUẤT CỦA TSCĐ

HÌNH 8. BIỂU ĐỒ TĂNG GIẢM SỨC SINH LỜI CỦA TSCĐ 0 10 20 30 40 50 60 2007 2008 2009 2010 (6T)

Sức sản xuất của tài sản cố định

0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 1,20 2007 2008 2009 2010 (6T)

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh Biti’s Miền Tây

BẢNG 4. BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Chỉ tiêu Đvt

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2010 (6T) 2008-2007 2009-2008

Mức Tỉ lệ % Mức Tỉ lệ %

Doanh thu thuần ng.đ 53.039.305 54.923.560 59.158.347 35.650.596 1.884.255 3,55 4.234.787 7,71 Giá trị còn lại bình quân TSCĐ ng.đ 1.243.406 1.051.812 1.708.342 2.348.278 -191.594 -15,41 656.530 62,42

Lợi nhuận ròng ng.đ 1.325.612 779.967 1.322.842 639.532 -545.646 -41,16 542.875 69,60

Sức sản xuất của TSCĐ lần 42,66 52,22 34,63 15,18 9,56 22,42 -17,59 -33,68

Sức sinh lời của TSCĐ lần 1,07 0,742 0,774 0,27 -0,32 -30,44 0,033 4,42

Suất hao phí của TSCĐ lần 0,94 1,349 1,291 3,67 0,41 43,77 -0,057 -4,24

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh Biti’s Miền Tây

4.2.1.3. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

Nhìn vào bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động (BẢNG 5) ta thấy, hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động đều thấp và giảm dần qua các năm. Cụ thể chỉ tiêu “Sức sản xuất của TSLĐ” đã giảm liên tục. Năm 2007 1 đồng TSLĐ thu đƣợc 0,85 đồng doanh thu. Sang năm 2008 là 0,69 đồng thì đến năm 2009 chỉ còn 0,67 đồng. Điều này thể hiện công tác thu hồi vốn của Chi nhánh có phần kém hiệu quả.

Về 2 chỉ tiêu “Sức sinh lời của TSLĐ” và “Suất hao phí của TSLĐ”, ta thấy hiệu quả sử dụng có sự tăng giảm không đều. Năm 2009 1 đồng TSLĐ thu đƣợc 0,015 đồng lợi nhuận sau thuế, cao hơn năm 2008 51,61% nhƣng lại thấp hơn năm 2007 (1 đồng tài sản thu 0,021 đồng lợi nhuận) chủ yếu là do sự biến động của lợi nhuận trong 3 năm trên.

Sỡ dĩ có tình hình trên là do tốc độ gia tăng doanh thu và lợi nhuận của Chi nhánh đều thấp hơn tốc độ tăng trƣởng của tài sản lƣu động, mà cụ thể là khoản mục Hàng tồn kho, vốn chiếm tỉ trọng lớn trong Tổng tài sản (chiếm trên 61% trong Tài sản ngắn hạn với mức tăng trƣởng trên 13% - xem BẢNG 2). Mặc dù có tính chất nhƣ một doanh nghiệp thƣơng mại, hàng hóa phải dồi dào để đáp ứng nhu cầu kịp thời của thị trƣờng, nhƣng việc để cho yếu tố đầu vào tăng nhanh hơn kết quả đầu ra, mà hậu quả làm cho hiệu quả sử dụng tài sản thấp kém, là điều mà Chi nhánh cần phải xem xét kĩ trong thời gian tới.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng và quản lí hàng tồn kho ta xem xét đến chỉ tiêu “Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho” và “Số ngày luân chuyển hàng tồn kho”. Nhìn vào kết quả phân tích ở BẢNG 5, ta thấy hiệu quả sử dụng hàng tồn kho có xu hƣớng giảm dần. Cụ thể năm 2007 hàng tồn kho quay đƣợc 0,99 vòng, mất 362 ngày cho 1 vòng thì năm 2008 giảm xuống còn 0,85 vòng, mất 423 ngày. Năm 2009 hàng tồn kho chỉ còn quay đƣợc 0,79 vòng, tƣơng ứng mất 458 ngày cho 1 vòng quay.

Nguyên nhân là do tốc độ tăng hàng tồn kho qua các năm đều cao hơn tốc độ tăng giá vốn (24,91% và 15,27% so với 6,92% và 6,35%), điều này cho thấy Chi nhánh đang gặp khó khăn ngoài dự kiến trong việc tiêu thụ hàng hóa dẫn đến hàng tồn kho năm sau cao hơn năm trƣớc.

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh Biti’s Miền Tây

Tốc độ quay hàng tồn kho nhƣ vậy là khá thấp, kể cả trong trƣờng hợp này Chi nhánh phân phối loại sản phẩm có khả năng bảo quản cao. Mặc dù điều đó có thể giúp cho Chi nhánh có đủ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời, sản phẩm luôn luôn sẵn có, nhƣng xét về lâu dài, việc để ứ đọng hàng hóa trong kho sẽ làm tăng chi phí lƣu kho một cách lãng phí. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách dự trữ hàng tồn kho phù hợp hơn nhƣng vần đảm bảo sự tăng của hàng tồn kho thấp hơn gia tăng giá vốn hàng bán để tỷ số vòng quay hàng tồn kho tăng, tránh ứ đọng vốn quá nhiều đồng thời cũng giảm đƣợc chi phí cho việc lƣu kho.

Tóm lại, qua việc phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ cho ta thấy nhìn chung tình hình sử dụng TSLĐ đạt hiệu quả chƣa cao trong các năm qua, thể hiện ở các tỉ số “Sức sản xuất của TSLĐ” và “Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho” đều thấp và giảm dần trong khi chỉ tiêu hiệu quả về Lợi nhuận của TSCĐ năm 2009 có tăng so với 2008 nhƣng vẫn không đạt đƣợc thành quả nhƣ của năm 2007.

HÌNH 9. BIỂU ĐỒ TĂNG GIẢM SỨC SẢN XUẤT CỦA TÀI SẢN LƢU ĐỘNG 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 2007 2008 2009 2010 (6T)

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh Biti’s Miền Tây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HÌNH 10. BIỂU ĐỒ TĂNG GIẢM SỨC SINH LỜI CỦA TÀI SẢN LƢU ĐỘNG

HÌNH 11. BIỂU ĐỒ TĂNG GIẢM TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO

HÌNH 12. BIỂU ĐỒ TĂNG GIẢM SỐ NGÀY LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO 0 0,005 0,01 0,015 0,02 0,025 2007 2008 2009 2010 (6T)

Sức sinh lợi của tài sản lưu động

0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 2007 2008 2009 2010 (6T)

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 2007 2008 2009 2010 (6T)

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh Biti’s Miền Tây

BẢNG 5. BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG

Chỉ tiêu Đvt

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2010 (6T) 2008-2007 2009-2008

Mức % Mức %

Doanh thu thuần ng.đ 53.039.305 54.923.560 59.158.347 35.650.596 1.884.255 3,55 4.234.787 7,71

Lợi nhuận ròng ng.đ 1.325.612 779.967 1.322.842 639.532 -545.646 -41,16 542.875 69,60

Tài sản lƣu động bình quân ng.đ 62.610.035 79.062.541 88.443.857 97.428.506 16.452.506 26,28 9.381.316 11,87 Giá vốn hàng bán ng.đ 40.638.294 43.449.570 46.207.284 28.017.767 2.811.276 6,92 2.757.714 6,35 Giá trị hàng tồn kho bình quân ng.đ 40.845.610 51.019.752 58.810.027 67.372.224 10.174.142 24,91 7.790.276 15,27

Sức sản xuất của TSLĐ lần 0,85 0,69 0,67 0,37 -0,15 -18,00 -0,03 -3,71

Sức sinh lời của TSLĐ lần 0,021 0,010 0,015 0,01 -0,01 -53,41 0,01 51,61

Suất hao phí của TSLĐ lần 47,23 101,37 66,86 152,34 54,14 114,62 -34,51 -34,04

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho vòng 0,99 0,85 0,79 0,42 -0,14 -14,40 -0,07 -7,74

Số ngày luân chuyển hàng tồn kho ngày 362 423 458 216 61 16,83 35 8,39

4.2.2. Phân tích khả năng sinh lời của vốn

Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn, ta tiến hành xem xét 3 chỉ số chủ yếu là Hệ số lãi ròng (ROS), Suất sinh lời của tài sản (ROA) và Suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Số liệu tính toán đƣợc trình bày ở BẢNG 6.

Nhìn chung, các chỉ số sinh lời của Chi nhánh Biti’s Miền Tây đều tăng giảm không đều và cùng chiều với sự biến động của Lợi nhuận ròng. Các chỉ số này năm 2008 đều thấp hơn so với 2007 với mức giảm trên 43%. Năm 2009 tình hình hoạt động của Chi nhánh có chiều hƣớng khả quan kéo theo các chỉ số sinh lợi cũng tăng trƣởng khá cao (trên 41%). Tình hình cụ thể nhƣ sau:

Hệ số lãi ròng (ROS) hay còn gọi là Tỉ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu, cho biết trong 100 đồng doanh thu thì ta thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỉ số này năm 2008 giảm mạnh so với 2007 (giảm 43,18%) là do chi phí lớn làm cho lợi nhuận ròng giảm xuống. Mặc dù khoản doanh thu thuần năm sau đều cao hơn năm trƣớc (năm 2008 doanh thu thuần tăng 3,55%), và chi phí bán hàng đã bị cắt giảm (giảm 2,92% - xem BẢNG 1) do doanh số bán hàng sa sút, nhƣng yếu tố GVHB tăng với tốc độ gấp đôi tốc độ tăng của doanh thu (số liệu 2008: 6,92% so với 3,55% - BẢNG 1), kết quả làm cho hệ số lãi ròng năm 2008 giảm 43,18%. Hệ số lãi ròng tăng lên liên tục kể tử sau 2008 là bằng chứng cho thấy hiệu quả công tác kiểm soát chi phí của Chi nhánh đã dần đƣợc cải thiện.

Suất sinh lời của tài sản (ROA) đo lƣờng khả năng sinh lời của tổng tài sản. Cũng tƣơng tự nhƣ hệ số lãi ròng, tỉ suất lợi nhuận trên tài sản của chi nhánh cũng giảm xuống vào năm 2008 và tăng lên lại vào năm tiếp theo. Năm 2008 tổng tài sản bình quân tăng lên 25, 29% so với 2007 nhƣng lợi nhuận lại sụt giảm nghiêm trọng (giảm 41,16%) khiến cho tỉ số này đã giảm đi 53,04%. Nhƣ vậy là hiệu quả sử dụng tài sản của Chi nhánh đã không nhƣ mong đợi trong năm 2008 khi Chi nhánh tăng cƣờng đầu tƣ cho tài sản mà lợi nhuận thu đƣợc lại thấp.

Sang năm 2009, tổng tài sản tiếp tục tăng (tài sản bình quân tăng 12,46%) đáp ứng nhu cầu tăng qui mô kinh doanh của Chi nhánh và kết quả của nó là làm cho lợi nhuận ròng có sự tăng trƣởng khá cao, tăng 542.875 ng.đ về giá trị, tƣơng đƣơng 69,6%. Chính vì vậy hiệu quả sử dụng tài sản của năm này đƣợc cải thiện một cách đáng kể.

Xem xét đến khả năng sinh lời của VCSH, ta thấy, năm 2007 tỉ số này cao nhất (13,35%). Các năm sau đó cho thấy có sự sụt giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chính yếu là do những năm đầu, vốn chủ sở hữu của Công ty ở Chi nhánh còn thấp mà lợi nhuận kinh doanh lại cao. Những năm tiếp theo trong khi vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng mạnh thì lợi nhuận thu đƣợc lại kém, kết quả là hiệu quả sinh lời trên VCSH giảm xuống.

Nói chung, các tỉ số đánh giá khả năng sinh lời của Chi nhánh những năm qua không đạt đƣợc nhƣ kì vọng chủ yếu là do lợi nhuận bị thu hẹp. Bên cạnh các yếu tố trở ngại khách quan của tình hình kinh tế đất nƣớc, các biện pháp nâng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại chi nhánh biti’s miền tây (Trang 45 - 58)