Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học môn gia công cơ khí nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm đồng nai (Trang 79 - 81)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.4. Kết luận chương 2

Trong chương 2, tác giả đã trình bày tổng quan về trường CĐSP Đồng Nai, giới thiệu về ngành: SP Công nghệ, SP Lý – KTCN vì SV hai ngành này được học môn GCCK. Đồng thời phân tích vị trí, mục tiêu, đặc điểm nội dung môn GCCK và đặc điểm hoạt động học tập của SV.

Bên cạnh đó, để đánh giá thực tiễn việc đổi mới PPDH môn Gia công cơ khí

tại trường CĐSP Đồng Nai thì tác giả đã tiến hành khảo sát trên SV (SP Công nghệ,

SP Lý – KTCN) và GV trong tổ bộ môn thông qua các bảng khảo sát và thăm dò ý

kiến. Vì vậy trong chương này, tác giả cũng đã trình bày các kết quả khảo sát bằng

các bảng thống kê số liệu và các biểu đồ, căn cứ vào kết quả đó tác giả rút ra một số

nhận xét như sau:

o Nhà trường và GV cũng đã quan tâm và có quan điểm, định hướng đúng

đắn về việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng việc triển khai thực hiện kế hoạch đổi mới này chưa triệt để, chỉ mang tính hình thức.

o Hiện nay, phương pháp dạy học môn GCCK ở trường CĐSP Đồng Nai chủ

yếu vẫn là thuyết trình và đàm thoại, tuy hai phương pháp này có thế mạnh trong lĩnh

vực truyền đạt kiến thức nhưng đối với đặc điểm, nội dung của môn học thì phương

pháp này không gây hứng thú cho SV, làm cho nội dung môn học khô khan, trừu tượng,… Hơn nữa, trên thực tế phương pháp thuyết trình lại chủ yếu được thao tác một

64

Tuy SV đã nhận thức trách nhiệm và ý nghĩa của môn học, cúng như trách

nhiệm đối với quá trình học tập của bản thân nhưng họ chưa tìm và lựa chọn được phương pháp học tập phù hợp với môn học và lứa tuổi. Do đó, GV sẽ giúp người học

lựa chọn cách học tốt nhất thông qua việc GV phải lựa chọn và kết hợp các phương

pháp dạy học phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của

SV.Vì vậy, việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa vào giảng dạy môn học này

là cần thiết.

o Hơn nữa, việc thiếu phương tiện dạy học, xưởng thực hành, sỉ số lớp quá

đông, cũng như môi trường và điều kiện học tập còn hạn chế đã tạo nhiều khó khăn cho cả GV và SV trong việc thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa.

Tóm lại, qua khảo sát thực tế ở trường CĐSP Đồng Nai cho thấy, mặc dù GV

và SV đều đã có tư thế sẵn sàng, tiếp nhận việc đổi mới PPDH nhưng khi bắt tay

vào tiến hành thì gặp nhiều trở ngại như:

- Về phía GV: việc thiếu phương tiện trong dạy học cũng đã một phần giảm

đi hiệu quả việc đổi mới PPDH, đồng thời GV lựa chọn và sử dụng phương pháp

dạy môn GCCK chưa hợp lý hoặc chỉ áp dụng mang tính hình thức. Ngoài ra, thói

quen thụ động của SV cũng gây khó khăn trong việc hợp tác với GV trong sử dụng

PPDH tích cực.

- Về phía SV: SV gặp khó khăn trong việc thay đổi thói quen học thụ động

hằng ngày để tiếp nhận một phương pháp dạy học mới đòi hỏi SV phải làm việc

nhiều hơn trong học tập, tự tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức cho chính mình trong điều kiện thiếu phương tiện, môi trường học tập,... Và điều quan trọng là SV chưa

tìm ra cho mình một phương pháp học tốt nhất.

Vận dụng cơ sở lý luận ở chương 1, tiến hành phân tích chương 2, người

nghiên cứu xin đề xuất một số giải pháp đổi mới phương pháp môn gia công cơ khí trong chương tiếp theo.

65

Chương 3

ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN

GIA CÔNG CƠ KHÍ NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG

HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG

SƯ PHẠM ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học môn gia công cơ khí nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm đồng nai (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)