Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học môn gia công cơ khí nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm đồng nai (Trang 35 - 36)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.4.3. Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức

Theo ông Thái Duy Tuyên, các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh rất đa dạng, có thể chia ra các nhóm biện pháp sau:

Nhóm biện pháp cho các thầy giáo đứng lớp

Việc dạy học chủ yếu diễn ra trên lớp, do vậy, nhóm biện pháp này rất

quan trọng vì chúng tác động trực tiếp đến học sinh. Đó là các biện pháp:

− Giác ngộ ý thức học tập, kích thích tinh thần trách nhiệm và hứng thú

học tập của các em bằng cách nói lên ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn, tầm quan trọng

của vấn đề nghiên cứu.

− Kích thích hứng thú qua nội dung: muốn vậy thì nội dung phải mới

nhưng cái mới phải liên hệ và phát triển cái cũ, phải gắn liền với cuộc sống hiện tại và sự phát triển tương lai của các em.

− Kích thích hứng thú qua PPDH.

− Sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là những phương tiện kỹ

thuật dạy học hiện đại.

− Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm, tập

thể lớp,...; làm việc trong vườn trường, xưởng trường, phòng thí nghiệm; tổ chức

20

Nhóm biện pháp phát huy tính tích cực thông qua các hoạt động giáo dục

Thông qua việc tổ chức tốt các sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, đội, các hoạt

động trong và ngoài nhà trường như cắm trại, văn nghệ, giao lưu,... sẽ giúp tăng cường các mối quan hệ hữu nghị, thân ái giữa các em, động viên tinh thần học tập

và xây dựng động lực học tập lành mạnh trong học sinh.

Nhóm biện pháp thông qua tác động của gia đình

Gia đình là nơi bồi dưỡng, tạo điều kiện để các phẩm chất nhân cách của các em được phát triển toàn diện: trí tuệ, tâm hồn, ý chí, xúc cảm, thể lực... làm nền tảng cho tính tích cực nhận thức phát triển ở mức độ cao và bền vững.

Nhóm biện pháp do xã hội tác động:

Xã hội có tác động rất to lớn đến tinh thần, ý thức học tập của các em

− Ở tầm vĩ mô: xã hội xác định mục đích dạy học – đó là mô hình nhân

cách mà toàn bộ hoạt động nhà trường phải hướng tới.

− Ở cấp độ vi mô: ở các địa phương, trong các nhà trường với các tổ

chức, các tế bào của nó, “đào tạo con người tích cực, chủ động, sáng tạo” là tư

tưởng chủ đạo, bao trùm mọi hoạt động của nhà trường. Đó là cơ sở xã hội cho việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học môn gia công cơ khí nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm đồng nai (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)