Thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở các

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường tiểu học quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 78)

quận 3, TPHCM

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý trường tiểu học về tầm quan trọng của nội dung quản lý hoạt động giảng dạy

Cán bộ quản lý trường tiểu học (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) là những người giữ vai trò quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì thế đội ngũ cán bộ quản lý cần có nhận thức đúng đắn về nội dung quản lý hoạt động giảng dạy trong trường tiểu học.

Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường tiểu học tại quận 3, TPHCM, tác giả đã tiến hành lập bộ phiếu khảo nghiệm ý kiến 36 cán bộ quản lý và 120 giáo viên trường tiểu học tại quận 3, TPHCM.

Bảng 2.6: Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của nội dung quản lý hoạt động giảng dạy

Các giải pháp Mức độ cần thiết của các giải pháp (%)RC C IC KC KTL a.Quản lý việc phân công giảng dạy cho GV. 63.5 36.5 0 0 0 b. Quản lý việc thực hiện chương trình. 78.8 21.2 0 0 0 c. Quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp của GV. 47.4 52.6 0 0 0 d. Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên. 68.6 31.4 0 0 0 e. Quản lý việc dự giờ và sinh hoạt tổ chuyên môn. 42.3 50.0 7.7 0 0 f. Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên 31.4 44.9 23.7 0 0 g.Quản lý việc đổi mới PPGD của giáo viên. 44.2 50.0 5.8 0 0 h. Quản lý việc đánh giá kết quả học tập của HS. 44.9 55.1 0 0 0 i. Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ GV. 63.5 36.5 0 0 0 k. Quản lý phương tiện, điều kiện hỗ trợ HĐGD 28.8 52.6 18.6 0 0

Kết quả thu được ở bảng 2.6 cho thấy 100% ý kiến được tham khảo đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của người cán bộ quản lý trong việc quản lý việc phân công giảng dạy cho giáo viên cũng như quản lý việc thực hiện chương trình. Việc này chứng tỏ đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường tiểu học của quận 3 đã ý thức đúng được vai trò quản lý của mình. Tuy nhiên, nhận thức đó chưa thật đồng bộ. Điều này thể hiện ở việc họ đánh giá cao về tầm quan trọng của nội dung quản lý thực hiện chương trình, quản lý giờ dạy trên lớp, quản lý việc phân công giảng dạy và quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ mà chưa thấy hết mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại một cách biện chứng giữa các nội dung với nhau. Chẳng hạn, quản lý việc thực hiện chương trình chịu sự chi phối của việc quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên, ngược lại muốn biết người giáo viên có thực hiện tốt, đúng yêu cầu về hồ sơ chuyên môn hay không, người cán bộ quản lý không thể không xem xét tới các nội dung, yêu cầu của việc quản lý thực hiện chương trình. Kết quả khảo nghiệm có 23.7% ý kiến cho rằng việc quản lý hồ sơ chuyên môn là Ít cần thiết đáng để hiệu trưởng xem xét lại nhận thức này trong đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường.

2.3.2. Thực trạng quản lý việc phân công giảng dạy cho giáo viên

Phân công giảng dạy cho giáo viên thực chất là công tác tổ chức, là việc sử dụng con người. Quản lý việc phân công giảng dạy cho giáo viên đòi hỏi người hiệu trưởng phải nắm thật rõ chất lượng đội ngũ giáo viên, hiểu đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh từng cá nhân, đánh giá chính xác điểm mạnh, điểm yếu từng giáo viên để phân công hợp lý, khoa học. Việc phân công phù hợp với năng lực chuyên môn, hoàn cảnh của từng giáo viên sẽ tạo cho họ một tâm lý thoải mái, phấn

chấn, là động lực tốt giúp giáo viên phát huy hết khả năng bản thân, cùng đội ngũ sư phạm nhà trường hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đã đề ra.

Bảng 2.7: Thực trạng quản lý phân công giảng dạy cho giáo viên

Các giải pháp Mức độ cần thiết của các giải pháp (%) RC IC IC KC KTL a. Căn cứ vào năng lực chuyên môn của GV 81.4 18.6 0 0 0 b. Căn cứ vào hoàn cảnh, nguyện vọng của

GV 52.6 47.4 0 0 0

c.Căn cứ vào tình hình thực tế của trường 72.4 27.6 0 0 0 d. Ưu tiên bố trí GV có trình độ Cao đẳng, Đại

học 57.7 42.3 0 0 0

e. Thực hiện luân chuyển GV giữa các khối

lớp, trường. 15.4 35.9 34.6 14.1 0

Số liệu điều tra ở bảng 2.7 cho thấy hiệu trưởng phân công giảng dạy chủ yếu dựa vào năng lực chuyên môn của giáo viên và tình hình thực tế của trường. Điều đó chứng tỏ các hiệu trưởng thấy rõ tầm quan trọng trong việc bố trí giáo viên sao cho đảm bảo được công tác tổ chức của nhà trường, vừa phát huy được năng lực cá nhân giáo viên. Tuy nhiên, về căn cứ vào hoàn cảnh, nguyện vọng của giáo viên để phân công chuyên môn, qua trao đổi cùng một số hiệu trưởng, tác giả được biết các nguyện vọng, hoàn cảnh của giáo viên đều được ghi nhận nhưng thực tế khi phân công đáp ứng chỉ mang tính tương đối do để đảm bảo công tác tổ chức.

Từ đó cho thấy khi hiệu trưởng phân công giảng dạy, nguyện vọng, hoàn cảnh của từng giáo viên có đáp ứng được hay không lại còn tùy thuộc vào tình hình thực tế của trường.

Kết quả khảo nghiệm trên cũng cho thấy việc thực hiện công tác luân chuyển, không bố trí giáo viên quá lâu ở một khối của hiệu trưởng chưa cao. Điều này

phản ánh đúng thực tế hiện nay ở các trường tiểu học. Qua trao đổi ý kiến riêng với một số hiệu trưởng, tác giả nhận thấy sự băn khoăn của nhiều hiệu trưởng khi phải thực hiện luân chuyển giáo viên giữa các khối lớp trong cùng một trường. Theo quy chế, giáo viên tiểu học được đào tạo giảng dạy toàn cấp nên có thể bố trí giảng dạy ở tất cả các khối lớp. Tuy nhiên một số hiệu trưởng cho rằng việc luân chuyển giáo viên chỉ nên thực hiện ở một số đối tượng cụ thể như trường hợp những giáo viên không phát huy được năng lực giảng dạy ở khối lớp này, cần phải bố trí ở khối lớp khác; cũng như đối với những giáo viên thuộc diện quy hoạch cần phải tạo điều kiện cho họ được giảng dạy nhiều khối lớp để sau này khi được đề bạt nhiệm vụ quản lý họ có điều kiện hơn trong công tác chỉ đạo chuyên môn toàn cấp. Đối với những giáo viên đang thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy ở một khối lớp nào đó thì nên giữ họ lại, không nên thay đổi vì việc thay đổi này có thể gây tâm lý không thoải mái cho họ và kết quả ở vị trí mới chưa chắc họ sẽ làm tốt hơn vị trí hiện tại.

Về việc luân chuyển giáo viên giữa các trường theo kế hoạch dự kiến của Phòng Giáo dục – Đào tạo quận 3 nhằm cân đối chất lượng giáo viên giữa các trường hầu như khó tiến hành. Tâm lý đa số giáo viên đều muốn ổn định môi trường công tác, mỗi lần thuyên chuyển cơ quan là phải xây dựng lại từ đầu. Việc điều chuyển thường nhắm vào những giáo viên có năng lực chuyên môn tốt để đầu tư cho trường cần được xây dựng. Nếu không khéo, việc làm này vô tình làm giáo viên ngại phấn đấu vì sợ rơi vào “tầm ngắm” của việc thuyên chuyển. Thực tế, bản thân các cán bộ quản lý cũng không muốn giáo viên giỏi của mình phải chuyển sang trường khác.

Tóm lại, qua bảng khảo nghiệm 2.7, ta thấy mặc dù hiệu trưởng các trường đã có nhiều cố gắng để tìm ra cách thức phân công hợp lý nhất, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa theo mong muốn.

Trong thực tế, hiệu trưởng các trường đã vận dụng nhiều hình thức bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề cho giáo viên theo những nội dung khác nhau, nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất trong phân công giảng dạy cho giáo viên.

2.3.3. Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy

Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu đào tạo của trường tiểu học. Về nguyên tắc, chương trình là pháp lệnh Nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học là yêu cầu bắt buộc đối với hiệu trưởng trường tiểu học. Việc làm trên nhằm đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch dạy học, hoàn thành nhiệm vụ năm học của nhà trường.

Để quản lý tốt việc thực hiện chương trình, hiệu trưởng cần phải:

- Cho giáo viên nắm vững chương trình, không được tùy tiện thay đổi, làm sai lệch nội dung chương trình dạy học.

- Hướng dẫn và yêu cầu giáo viên lập kế hoạch giảng dạy, kế hoạch giảng dạy của giáo viên phải được trao đổi trong tổ chuyên môn;

- Bảo đảm thời gian quy định cho chương trình. Trong quá trình quản lý, hiệu trưởng phải sử dụng các phương tiện để quản lý chương trình như: sổ báo giảng, sổ dự giờ, sử dụng thời khoá biểu để kiểm soát chương trình. Việc kiểm tra thực hiện chương trình phải được tiến hành thường xuyên, sau kiểm tra phải có điều chỉnh, xử lý kịp thời những thiếu sót.

Thực trạng về quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy của giáo viên tiểu học ở quận 3 được thể hiện qua bảng 2.8.

Bảng 2.8: Quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy

Các giải pháp Mức độ cần thiết của các giải pháp (%)

RC C IC KC KTL

a.Quán triệt cho GV nắm vững Kế hoạch

năm học và chương trình. 82.7 17.3 0 0 0

b.Yêu cầu giáo viên lập kế hoạch giảng dạy

và duyệt kế họach của GV. 79.5 10.9 9.6 0 0

c.Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, phân

phối chương trình của GV. 81.4 10.3 8.3 0 0

d.Đánh giá việc thực hiện chương trình qua

dự giờ, phiếu báo giảng. 66.0 25.6 8.4 0 0

e.Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua

biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn 73.7 26.3 0 0 0

g.Có biện pháp xử lý đối với GV thực hiện

không đúng chương trình. 79.5 20.5 0 0 0

Kết quả điều tra thu được ở bảng 2.8 cho thấy, việc quán triệt cho giáo viên nắm vững chương trình, yêu cầu giáo viên lập kế hoạch giảng dạy thông qua Sổ chủ nhiệm và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, phân phối chương trình của giáo viên đã được các trường thực hiện tốt.

Tuy nhiên nội dung yêu cầu giáo viên lập kế hoạch giảng dạy và duyệt kế họach của giáo viên vẫn còn 9.6% ý kiến đánh giá công việc này là ít cần thiết. Thiết nghĩ hiệu trưởng các trường cần phải xem lại vấn đề này. Vì việc giảng dạy của giáo viên sẽ khó đạt được hiệu quả cao cũng như khó đạt được mục tiêu

chung, chỉ tiêu chung của toàn trường nếu trong giảng dạy thiếu một kế hoạch cụ thể. Cạnh đấy, nội dung kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, phân phối chương trình của giáo viên có 8.3% ý kiến đánh giá ít cần thiết. Do vậy, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng các trường cũng nên tăng cường theo dõi việc thực hiện kế hoạch, phân phối chương trình hàng tuần, hàng tháng của giáo viên. Vì muốn chất lượng giáo dục trong nhà trường được nâng cao thì người cán bộ quản lý phải thực hiện nghiêm túc việc quản lý chương trình và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên.

Trao đổi riêng với một số hiệu trưởng về biện pháp xử lý đối với những giáo viên thực hiện không đúng chương trình, tác giả được biết biện pháp được sử dụng chủ yếu là nhắc nhở, rút kinh nghiệm. Do tâm lý nể nang nên các hiệu trưởng chưa mạnh dạn trong việc kịp thời xử lý kỷ luật đối với những giáo viên thực hiện không đúng chương trình và kế hoạch giảng dạy.

2.3.4. Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên

Để đảm bảo tiết dạy của giáo viên được thành công, người giáo viên phải soạn bài và chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Soạn bài thực chất là thiết kế cụ thể cho từng hoạt động, thể hiện rõ nội dung kiến thức cần truyền thụ, cách thức tổ chức lớp học, đồng thời dự đoán trước các tình huống xảy ra và hướng giải quyết các tình huống. Thực tế, việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên phần lớn diễn ra ở nhà.Vì vậy, hiệu trưởng cần chỉ đạo giáo viên, tổ chuyên môn tổ chức tốt khâu soạn bài trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, giúp đỡ giáo viên soạn các bài khó và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho giờ lên lớp.

Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên tiểu học là nhiệm vụ cần thiết của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Bảng 2.9. Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên

Các giải pháp

Mức độ cần thiết của các giải pháp (%)

RC C IC KC KTL

a.Hướng dẫn GV phương pháp, cách soạn

bài. 76.3 23.7 0 0 0

b.Quy định cụ thể việc soạn bài và chuẩn bị

bài lên lớp 82.7 17.3 0 0 0

c.Có kế hoạch kiểm tra việc soạn bài, chuẩn

bị bài lên lớp của GV 88.5 11.5 0 0 0

d.Kiểm tra việc chuẩn bị phương tiện, đồ

dùng dạy học khi lên lớp. 72.4 15.4 12.2 0 0

e. Có biện pháp xử lý GV không có bài soạn

khi lên lớp. 80.8 19.2 0 0 0

Kết quả khảo nghiệm thu được qua bảng 2.9, cho thấy cán bộ quản lý các trường đã quan tâm đến việc hướng dẫn, bồi dưỡng giáo viên về phương pháp và cách soạn bài. Hiệu trưởng các trường cũng đã thực hiện rất tốt việc quy định cụ thể trong đội ngũ sư phạm về soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp.

Qua bảng khảo nghiệm, với mức đánh giá Rất cần 88.5% và Cần thiết 11.5% cho thấy cán bộ quản lý các trường đã thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch kiểm tra việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên. Nội dung này cần được phát huy tốt và duy trì thường xuyên.

Việc chuẩn bị đồ dùng giảng dạy trước khi lên lớp và sử dụng tốt các trang thiết bị hiện đại sẽ góp phần tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh. Tuy nhiên, với 12.2% đánh giá Ít cần thiết giải pháp Kiểm tra việc chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học khi lên lớp, công tác kiểm tra việc chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy rất đáng để cán bộ quản lý xem lại và có điều chỉnh kịp thời.

Qua bảng khảo nghiệm, đã cho thấy cán bộ quản lý các trường đã có biện pháp với những giáo viên không có bài soạn khi lên lớp. Tuy nhiên, qua trao đổi với giáo viên, mặc dù đã có biện pháp nhưng việc xử lý của hiệu trưởng vẫn chưa thật sự nghiêm khắc, chưa đủ mạnh vì mang tính cả nể. Đây là điểm các cán bộ quản lý cần xem lại và có những tác động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật để giải quyết triệt để việc giáo viên không có bài soạn khi lên lớp.

2.3.5. Thực trạng quản lý giờ lên lớp của giáo viên

Hoạt động chính của trường tiểu học là hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Thông qua cách tổ chức các hoạt động, giáo viên giúp học sinh phát hiện, tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, góp phần hình thành nhân cách học sinh. Giờ lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản, chủ yếu nhất của quá trình dạy học, quyết định chất lượng giáo dục và hoàn thành mục tiêu của nhà trường. Qua giờ lên lớp giáo viên sẽ thể hiện năng lực sư phạm và trình độ chuyên môn, kiến thức cuộc sống và xã hội rõ nhất. Quản lý tốt giờ lên lớp sẽ giúp cho hiệu trưởng có cơ sở kiểm tra, đánh giá chất lượng giờ lên lớp của giáo viên.

Kết quả khảo sát thực trạng việc quản lý giờ lên lớp của giáo tiểu học ở quận 3 được thể hiện qua bảng 2.10 cho thấy, hiệu trưởng các trường tiểu học của

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường tiểu học quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w