ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP VỀ MẶT KĨ THUẬT (ANLYTICAL

Một phần của tài liệu Đánh giá phương pháp định lượng bilirubin trên máy phân tích khí máu GEM 4000 (Trang 32 - 37)

EVALUATION OF METHODS)

Việc đưa các phương pháp mới hay các phương pháp được hiệu chỉnh lại vào trong PXN lâm sàng là một việc làm thường xuyên. Lựa chọn và đánh giá phương pháp là những bước chủ yếu trong quá trình đưa vào ứng dụng các phương pháp mới. Một phương pháp mới hay một phương pháp được hiệu chỉnh lại cần được lựa chọn kỹ càng, và cần được đánh giá cẩn thận trước khi đưa vào sử dụng thường quy tại PXN.

Một phương pháp mới cần được đánh giá cả độ chính xác và xác thực cũng như khả năng chẩn đoán chính xác bệnh của nó. Ngay cả khi phương pháp đã được nhà sản xuất đưa ra các thông số kỹ thuật, việc đưa vào áp dụng trong phòng xét nghiệm đòi hỏi phải kiểm tra xem các thông số đó có đúng với điều kiện phòng xét nghiệm hay không (môi trường, trang thiết bị máy

móc, nhân viên…)

1.5.1. Độ tuyến tính (Linearity) [23]

Kiểm tra độ tuyến tính là bước kiểm tra đầu tiên về độ xác thực của phương pháp mới. Đánh giá độ tuyến tính của một phương pháp còn là phương pháp giúp nhân viên PXN làm quen với các yêu cầu đặc biệt của quy trình mới. Theo truyền thống, các thực nghiệm xác định độ tuyến tính được tiến hành bằng đánh giá một loạt các dung dịch chuẩn có độ tinh sạch đã biết và có nồng độ trải khắp vùng tuyến tính và tập trung tại các điểm đặc biệt. Gần đây, hiệp hội NCCLS sử dụng mẫu bệnh phẩm có nồng độ ở các mức thích hợp hoặc các mẫu bệnh phẩm pha loãng để đạt được các nồng độ thích hợp để kiểm tra độ tuyến tính. Cho dù loại vật liệu nào được dùng, một số yếu tố cần được xem xét khi đánh giá độ tuyến tính của phương pháp mới. Cần phải có vật liệu kiểm tra chất lượng ở các nồng độ có tính quyết định trên lâm sàng. PXN còn phải kiểm tra độ tuyến tính ở các mức thấp nhất và cao nhất mà nhà sản xuất khuyến cáo cho dù chúng ở xa các giá trị có tính quyết định y học.

Sau khi các dung dịch chuẩn hoặc các mẫu bệnh phẩm được lựa chọn và phân tích, thường lặp lại 3 lần, PXN sẽ vẽ đồ thị: Nồng độ mong muốn đạt được biểu diễn trên trục hoành, nồng độ trung bình thu được trên trục tung. Độ tuyến tính được xác định bằng đường thẳng qua các dữ liệu tạo góc 45 độ và không bị lệch về cả hai phía. Phương pháp này phụ thuộc vào chủ quan của người đánh giá. Phương pháp toán học xác định độ tuyến tính sử dụng tính phần trăm thu hồi của mỗi dung dịch chuẩn hoặc mẫu bệnh phẩm. Nếu tất cả các kết quả có độ thu hồi trong khoảng 5% giá trị mong đợi, độ chính xác xem như đạt được.

1.5.2. Độ chính xác [23]

pháp mới. Một phương pháp không chính xác thì nó có thể không xác thực, do vậy nếu phương pháp không chính xác thì không còn cần phải tiến hành tiếp các thực nghiệm đánh giá khác nữa. Có hai loại độ chính xác cần kiểm tra: độ chính xác độ chính xác ngắn hạn hay trong một lần chạy (within-run precision) và độ chính xác dài hạn hay giữa các lần chạy (between-run precision).

Độ chính xác ngắn hạn

Kiểm tra khả năng của một phương pháp lặp lại kết quả của chính mẫu đó cho dù nó được đặt ở bất kỳ vị trí nào trong lần chạy. Để đánh giá tính chính xác trong một khoảng thời gian ngắn hoặc mẫu bệnh phẩm hoặc QC được đặt ở các vị trí bất kỳ trong lần chạy đó. Tính SD và CV của các kết quả thu được. CV phải nhỏ hơn hoặc tương tự như giá trị của nhà sản xuất đưa ra hoặc trong giới hạn được định nghĩa trước đó. Phần lớn các phương pháp hóa sinh nên có CV dưới 5%.

Độ chính xác dài hạn

Đánh giá khả năng của một phương pháp lặp lại kết quả của một mẫu khi chạy nhiều lần khác nhau. Độ chính xác này còn gọi là độ chính xác ngày qua ngày (day to day precision). Giả thiết là không có can thiệp y tế nào hoặc thay đổi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân giữa các lần lấy mẫu, độ chính xác này kiểm tra xem PXN có đạt được kết quả cơ bản là không thay đổi cho một chất phân tích trên một bệnh nhân cụ thể cho dù mẫu có được lấy ở các ngày khác nhau. Độ chính xác giữa các lần chạy cùng cần phải được kiểm tra ở ít nhất hai nồng độ khác nhau. Các nồng độ này đặc trưng cho các giá trị thấp, trung bình, cao trong khoảng tuyến tính đã thiết lập được và tương ứng với các giá trị gặp ở bệnh nhân. Các nồng độ này thường liên quan đến các điểm có tính quyết định về y học.

Một phương pháp thống kê khác có thể dùng đánh giá độ chính xác là thử nghiệm F. Thử nghiệm F được dùng so sánh độ chính xác của phương pháp mới với phương pháp tham chiếu hoặc các công bố của nhà sản xuất hoặc khi không có các giá trị giới hạn chấp nhận về độ chính xác cho phương pháp mới. 1.5.3. Độ xác thực [23]

Phần lớn các thử nghiệm đánh giá phương pháp được tiến hành trong PXN hóa sinh lâm sàng cho các phương pháp thay thế. Phương pháp thay thế có thể là mới hoặc máy mới thay cho máy cũ. Phương pháp mới thường ưu việt hơn về giá, tốc độ, dễ sử dụng. Việc đánh giá độ xác thực được tiến hành bằng thực nghiệm so sánh các mẫu bệnh phẩm. Một số mẫu bệnh phẩm được chia ra làm hai, một dùng để xét nghiệm bằng phương pháp mới, phần còn lại phân tích bằng phương pháp đang sử dụng. So sánh kết quả thu được của hai phương pháp. Mục đích của việc đánh giá này là kiểm tra xem phương pháp mới có tốt hơn hay tương tự phương pháp đang sử dụng. Thử nghiệm so sánh mẫu bệnh phẩm có thể dùng đánh giá độ xác thực của phương pháp mới, nhưng việc này đòi hỏi sự hợp tác của các PXN khác có phương pháp phân tích chấp nhận được đối với chất phân tích đó. Lý tưởng, việc so sánh được làm giữa phương pháp quy chiếu (phương pháp được xem như xác thực nhất) và phương pháp mới.

Thử nghiệm so sánh mẫu bệnh phẩm đòi hỏi tối thiểu 40 mẫu bệnh phẩm. Các mẫu bệnh phẩm này phải đặc trưng cho dải nồng độ rộng, ít nhất 50% giá trị nằm ngoài khoảng tham chiếu. Tỷ lệ phần trăm các mẫu có nồng độ cao và thấp tốt nhất phản ánh đúng tỷ lệ hay gặp tại PXN. Mỗi mẫu bệnh phẩm được phân tích 2 lần bằng một phương pháp, việc phân tích bằng hai phương pháp nên đồng thời hoặc chỉ cách nhau 2 đến 4 giờ. Nếu việc chạy lặp lại hai lần bằng một phương pháp không cho ta kết quả lặp lại vì sai số ngẫu

nhiên và không còn đủ mẫu bệnh phẩm để chạy lặp lại hai lần nữa thì tất cả các giá trị thu được của mẫu đó bị loại khỏi nghiên cứu. Tiêu chuẩn chấp nhận là hai lần chạy lặp lại kết quả sai khác dưới 5%. Sau khi tiến hành phân tích bằng cả hai phương pháp, tính độ lệch (bias) giữa hai phương pháp. Lấy giá trị trung bình của kết quả phương pháp tham chiếu trừ đi giá trị trung bình của phương pháp mới. Nếu độ lệch dương, phương pháp mới có kết quả cao hơn, nếu độ lệch âm phương pháp mới có kết quả thấp hơn. Trong trường hợp lý tưởng, mỗi mẫu bệnh phẩm thử nghiệm bằng cả hai phương pháp sẽ có độ lệch là 0. Tuy nhiên, điều đó hiếm khi xảy ra. Khi phương pháp mới có chênh lệch với phương pháp đang dùng, cần phải xác định liệu sự lệch đó là có ý nghĩa hay về mặt thống kê hai phương pháp cho kết quả như nhau và độ lệch xem như là 0. Người ta dùng test cặp đôi để so sánh.

Việc đánh giá mối tương quan giữa hai phương pháp có thể tiến hành bằng vẽ đồ thị các giá trị thu được của phương pháp mới trên trục y và các giá trị thu được của phương pháp tham chiếu trên trục x. Mối tương quan hoàn hảo khi được thẳng qua các điểm dữ liệu tạo góc 45 độ và qua điểm 0.

Các thuật toán thống kê như tính tổng bình phương của tất cả các khác biệt tại các điểm trên đồ thị, nếu tổng càng nhỏ thì sự tương quan giữa hai phương pháp càng cao. Phương trình hồi quy tuyến tính, tính độ dốc, điểm cắt trục y, hệ số tương quan là cách thức tốt để so sánh tương quan hai phương pháp.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá phương pháp định lượng bilirubin trên máy phân tích khí máu GEM 4000 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w