PHẦN II:THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.1.1) Đặc điểm kinh tế của ngành thương mại dịch vụ tin học
Trong nền kinh tế thị trường với sự tồn tại của nhiều loại hình doanh nghiệp, cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế đang đứng trước những xu thế hội nhập khu vực, thế giới trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ tác động đến mọi mặt của nền kinh tế, đời sống xã hội. Do đó, việc tìm ra hướng đi riêng, phù hợp với mỗi doanh nghiệp để có thể tồn tại, phát triển và tìm một vị trí vững chắc trên thị trường là nhiệm vụ vô cùng khó khăn của các nhà quản lý doanh nghiệp. Nếu không sẽ dần bị tụt hậu và tự đào thải khỏi môi trường kinh doanh đầy khắc nghiệt như hiện nay.
Với đà phát triển sẵn có và để bắt kịp xu thế phát triển chung của thế giới, ngành điện tử - tin học phấn đấu đạt mức tăng trưởng 17% - 18%/ năm. Đến năm 2007 phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử - tin học lên đến 5 tỷ USD (trong đó xuất khẩu phần mềm đạt 1triệu USD), chiếm vị trí trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Một số mục tiêu chính như sau:
- Công nghiệp công nghệ thông tin: Phát triển đồng bộ công nghiệp
phần cứng, phần mềm, công nghiệp nội dung và công nghiệp dịch vụ.
- Về công nghệ phần cứng: Tiếp tục phát triển chương trình sản xuất
máy tính thương hiệu Việt Nam, phấn đấu đến năm 2007 dành được khoảng 80% thị phần trong nước về máy PC, lựa chọn phát triển một số loại máy chủ, thiết bị mạng, máy in….trên cơ sở hợp tác với các nhà cung cấp linh kiện chủ chốt (bộ vi xử lý, ổ đĩa cứng, ổ CD…) hàng đầu trên thế giới.
- Về công nghệ phần mềm: Đây là ngành có thể phát triển mạnh trong 5 năm tới. Về định hướng, cần tập trung cho việc phát triển các nhóm sản phẩm phần mềm phục vụ quản lý, giáo dục - đào tạo, phục vụ phát triển thương mại điện tử, phát triển gia công phần mềm và phần mềm xuất khẩu…Giá trị sản lượng năm 2005 của ngành công nghiệp phần mềm dự kiến đạt tương đương 1,5 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 1tỷ USD.
Là một ngành kinh tế còn non trẻ nhưng công nghệ thông tin đã và đang trở thành mũi nhọn trong nền kinh tế của nước ta với sự phát triển không ngừng. Đặc biệt là hiện nay khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường có sự định hướng của nà nước, các sản phẩm tin học cũng như các sản phẩm, hàng hoá khác được phép tự do trao đổi buôn bán. Điều này