18 Khi sinh con bé nhất chị được ai đỡ đẻ? 1.Cán bộ Y tế 1[ ]
4.1.1. Mô hình tổ chức, biên chế, hoạt động truyền thông tư vấn
- Tổ chức TYT hai Công ty: Cả hai Công ty đều có TYT để thực hiện CSSK cho công nhân. Đây là điều kiện thuận lợi để TYTCT thực hiện CSSK cho công nhân nói chung và công tác CSSKBM, SKSS, KHHGĐ cho công nhân nói riêng. Biên chế cán bộ Y tế đủ (so sánh với tổ chức Y tế doanh
nghiệp, xí nghiệp trong phần đặt vấn đề). So với nhiều Công ty khác thường là thiếu cán bộ : “Số cán bộ Y tế tập trung chủ yếu ở các nhà máy, xí nghiệp của Nhà nước, trong khi các nhà máy, xí nghiệp tư nhân hầu như không có. Chỉ tính riêng khu công nghiệp Phú Tài và Long Mỹ đã có 73 nhà máy, xí nghiệp với 19.500 lao động làm việc trong các nhóm ngành nghê có nhiêu yếu tố độc hại, nhưng số nhà máy, xí nghiệp có nhân viên Y tế chỉ đếm trên đầu ngón tay” [14 ].
- Trong biên chế TYT hai Công ty đều có 1bác sỹ phụ trách chung. PP có 1BS/7 cán bộ = 10%, MM có 1BS/7 cán bộ = 14,2%. Số còn lại là cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp. Công ty PP có 2 NHS/10 cán bộ = 20%, 1 dược tá/10 cán bộ = 10% (Bảng 3.1). Trong khi đó MM không có NHS, cũng không có dược tá. Như vậy khi thực hiện các hoạt động về CSSKBM, SKSS, KHHGĐ ở MM sẽ khó khăn hơn PP.
- Hoạt động truyền thông về CSSKBM, SKSS, KHHGĐ chủ yếu là cán bộ Y tế Công ty thực hiện. Có sự tham gia của cán bộ Công đoàn song còn ở mức độ rất ít. Chưa có sự tham gia của Y tế phân xưởng và cán bộ đoàn thể khác. Công cụ truyền thông còn thiếu, chủ yếu là bằng hệ thống loa truyền thanh (Bảng 3.2; 3.3; 3.4). Riêng Công ty MM còn sử dụng thêm bảng tin ngay cổng ra vào Công ty tuy nhiên kết quả truyền thông chưa cao, hoạt động tư vấn được TYT hai công ty sử dụng rất ít. Nguyên nhân là do: cán bộ đoàn thể Công ty chưa phối hợp với cán bộ Y tế công ty , hoạt động truyền thông còn là nhiệm vụ trách nhiệm riêng của bộ phận Y tế công ty. Ngay cả TYTCT cũng chưa chú trọng vào hoạt động này: “nhìn chung nhà máy chưa tổ chức các buổi truyên thông GDSK, SKSS – KHHGĐ, chưa bao giờ phát tờ rơi.
- Những thông tin về CSSKBM, SKSS, KHHGĐ mà nữ công nhân chưa chồng nhận được chủ yếu từ loa đài, tivi, sách báo (69,2% ở PP và 55,0 ở MM). Ngoài ra thông tin từ cán bộ Y tế phường, Y tế khu nơi công nhân ở cũng đóng vai trò quan trọng (44,6% ở PP và 18,3% ở MM) (Bảng3.5 ). Như vậy có thể nói hiệu quả hoạt động truyền thông của Y tế phường, Y tế khu phố là rất cao. Bên cạnh đó kết quả thông tin từ Y tế Công ty PP đến với công nhân chỉ có 18,5% cao hơn ở MM (MM là 6,7%) có giá trị thống kê với p<0,05. Nguyên nhân là do phương tiện truyền thông TYTCT còn thiếu thốn, phương pháp truyền thông còn đơn điệu. Chủ yếu sử dụng loa đài, chưa phối hợp với Y tế phường, Y tế khu phố “…loa chỉ tuyên truyên vê luật, ca nhạc thôi, chưa tuyên truyên vê sức khỏe…”(Nữ công nhân 35 tuổi, trích biên bản thảo luận nhóm ngày 12/3/2010 tại Công ty Dệt may Phong Phú). “Báo sức khỏe do Công ty in một cuốn gồm hai tờ đôi. Nội dung của báo liên quan đến sức khỏe như HIV/AIDS, lao, kế hoạch hóa gia đình…Tên báo: Bản tin của Công ty”.(Nữ công nhân 33 tuổi, trích biên bản thảo luận nhóm ngày 12/3/2010 tại Công ty Dệt may Phong Phú).
- Đối với địa phương, nơi nữ công nhân cư trú: chỉ thực hiện được công tác TTTV cho một số ít nữ công nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn, rất khó thực hiện TTTV cho số công nhân không có hộ khẩu tại địa phương vì họ luôn thay đổi công việc và địa điểm cư trú ”Nhu cầu truyên thông lớn, nhưng làm rất khó…”(Nam 45 tuổi, cán bộ dân số, trích biên bản thảo luận nhóm ngày 09/3/2010 tại Phòng Y tế quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). Hơn nữa công nhân đi làm suốt ngày, nhiều khi làm cả ngày nghỉ để tăng thu nhập nên việc tiếp cận để thực hiện TTTV rất khó. Các TYT phường, Y tế khu, cộng tác viên thiếu phương tiện truyền thông, đặc biệt chế độ đãi ngộ hạn chế nên tác động tiêu cực tới TTTV cho đối tượng này.
- Chưa có sự phối hợp giữa tổ chức Y tế của nhà máy, xí nghiệp với tổ chức Y tế địa phương sở tại trong công tác TTTV cho công nhân: “Sự hoạt động đơn lẻ của Y tế công ty, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với Y tế địa phương là trở ngại cho công tác đó”( trích biên bản TLN-CBYT tại TYT Hòa Hiệp Nam ngày 13/3/2010). Vì vậy vai trò của TYTCT và TYT phường của địa phương sở tại đối với công tác TTTV cho công nhân nhìn chung tỏ ra yếu kém. Mặt khác: “Người công nhân ham chạy theo sản phẩm để tăng thu nhập nên chưa ưu tiên cho CSSK. Do vậy kết quả là kiến thức của công nhân vê CSSKBM, SKSS, KHHGĐ đêu rất hạn chế, không bảo đảm cho nhu cầu của chính họ” (trích biên bản TLN-CBYT tại TYT Hòa Hiệp Nam ngày 13/3/2010).
- Có 25,9% trong số nữ công nhân có con <5 tuổi được điều tra là nhận được thông tin, còn lại 74,1% là không nhận được thông tin về CSSKBM, SKSS, KHHGĐ từ Công ty PP. Ở Công ty MM trong số công nhân nữ có con <5 tuổi được điều tra có 24,0% là có nhận được thông tin về CSSKBM, SKSS, KHHGĐ từ TYTCT, còn lại 76% vẫn chưa nhận được thông tin. Số công nhân được TYTCT TTTV về CSSKBM, SKSS, KHHGĐ ở Công ty PP cao hơn MM. Nhận biết về thời điểm dễ có thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt ở Công ty PP là 50% cao hơn MM (28%) có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (Bảng 3.6)
- Kiến thức về CSSKBM, SKSS, KHHGĐ (tỷ lệ kiến thức về theo dõi cho mẹ trong 2 tuần đầu sau sinh, hiểu biết về các phương tiện tránh thai cho phụ nữ, hậu quả của nạo phá thai, thời điểm dễ có thai ở phụ nữ trong một chu kỳ kinh) của công nhân PP cao hơn MM có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nhưng hiểu biết của công nhân chưa chồng MM về số lần và thời gian khám thai ở phụ nữ có thai (66,1%) cao hơn PP (40,6) có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Như vậy về nội dung TTTV của TYTCT PP là phong phú và đa dạng
hơn MM. Công ty PP đã tập trung truyền thông cho nữ công nhân chưa chồng hiểu biết về thời điểm dễ có thai trong một chu kỳ kinh, những biện pháp tránh thai để công nhân chủ động lựa chọn những biện pháp tránh thai phù hợp cho mình. Tuyên truyền cho công nhân hiểu được hậu quả của nạo phá thai để họ biết và tránh được những hậu quả sảy ra. Công ty MM cũng rất hiệu quả khi sử dụng bảng tin trong truyền thông. Tuy nhiên nội dung chưa phong phú và đa dạng nên hiệu quả còn thấp.
4.1.2. Kết quả hoạt động CSSKBM, SKSS, KHHGĐ cho nữ công nhânthuộc hai Công ty thuộc hai Công ty
- Kết quả điều tra cho thấy nữ công nhân PP và MM trong lần mang thai gần nhất đến khám thai tại TYTCT là 0%. Trong khi đó tỷ lệ nữ công nhân đến khám thai tại TYT phường sở tại nơi công nhân PP ở là 49,9%, MM là 62,9%. Tỷ lệ nữ công nhân PP đến khám thai tại nơi khác là 50,6%, MM là 37,1% ( Bảng 3.8). Như vậy tại TYT hai Công ty đã không tổ chức khám thai cho công nhân, họ phải đến TYT phường nơi đang ở và những nơi khác để khám thai. Nguyên nhân do TYT hai CT không có phòng khám thai. Nếu muốn thực hiện khám thai cũng không thực hiện được vì không có phòng để triển khai, công ty MM lại không có cán bộ để đảm nhiệm công việc đó. “Phải nâng cấp trạm Y tế mới đáp ứng được nhu cầu CSSK nói chung cũng như CSSKSS-KHHGĐ cho chị em nói riêng (trích biên bản TLN ngày 09/3/2010 tại TTYT quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng).
- Cũng trong điều tra về nơi công nhân đến sinh con trong lần có thai gần nhất cho kết quả là có 1% công nhân MM đến TYTCT để sinh con. Không có công nhân nào của PP sinh con tại TYTCT. Như vậy hầu như là TYTCT không thực hiện việc đỡ đẻ tại trạm (Bảng 3.9). Cán bộ Y tế hai Công ty cũng đã có ý kiến tương tự như vậy: “Công ty chỉ thực hiện 1 số sơ cấp
cứu, tai nạn lao động, không đỡ đẻ tại công ty. Đến tháng đẻ nếu đau bụng TYT cho thuốc giảm co và chuyển lên bệnh viện tuyến trên” (Trích biên bản TLN LĐCQĐT hai Công ty PP, NMM do TS Phạm Văn Phú và BS Nguyễn Hữu Thắng chủ trì)
-Khác với việc tổ chức khám thai và đỡ đẻ thường tại trạm thì công tác KCB phụ khoa và bệnh LNQĐTD lại đạt kết quả. Theo kết quả điều tra thì có 24,5% công nhân tại Công ty PP đến TYTCT để KCB phụ khoa và bệnh LTQĐTD, tại MM là 18,0%. Tỷ lệ công nhân Công ty PP đến TYTCT để KCB phụ khoa cao hơn MM có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (Bảng 3.10). TYTCT MM không có biên chế là NHS Bác sỹ phụ trách chung phải kiêm nhiệm nên kết quả thấp hơn. Cũng như trong thảo luận nhóm với cán bộ lãnh đạo ban ngành đoàn thể tại Công ty MM đã nêu: “Có dụng cụ, thuốc, cơ sở vật chất, bác sỹ chuyên khoa KCB phụ khoa 1 lần/1 tuần thì rất tốt” (Trích biên bản TLN LĐCQĐT Công ty MM ngày 11/3/2010).
- Khi nghiên cứu về nơi thường đến để nhận các phương tiện tránh thai cho ta kết quả khác biệt giữa hai Công ty. Công nhân PP không đến TYTCT mình để nhận các loại phương tiện tránh thai. Trong khi đó tỷ lệ này ở Công ty MM là 1,3%. Nguyên nhân do TYTCT PP không tổ chức thực hiện cung cấp các biện pháp tránh thai tại Công ty. Công ty MM năm 2009 đã chú trọng đến nội dung này và mời Trung tâm dân số kế KHHGĐ quận đến CT phát BCS cho công nhân: “Ủy ban gia đình trẻ em kế hoạch hóa gia đình phát bao cao su có 1 đợt 2010 cho toàn bộ công nhân. Công ty đê nghị công đoàn thông báo cho công nhân mua bao cao su nhưng không thành công” (Trích biên bản TLN LĐCQĐT Công ty MM ngày 13/3/2010). Trong khi đó tỷ lệ công nhân PP đến TYT phường để nhận các phương tiện tránh thai là 58,6%, MM là 42,3%. Công nhân PP đến nơi khác để nhận các BPTT là 41,1%, MM là 56,4% (Bảng 3.11). Có thể do công tác TTTV của hai Công ty chưa có hiệu
quả (chúng tôi cũng đã nói vấn đề này ở phần bàn luận trên). Có thể do tổ chức cung cấp BCS của hai Công ty là chưa thường xuyên, liên tục nên công nhân phải đến nơi khác thuận tiện hơn để được tư vấn và cung cấp BCS. Kiến thức của nữ công nhân có con <5 tuổi của hai Công ty về SKSS, KHHGĐ có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Tỷ lệ công nhân PP hiểu biết về các BPTT hiện có đạt 56,8%, NM là 51,6% (Bảng 3.12). Nguyên nhân chính là sự thuận tiện của dịch vụ cung cấp các phương tiện tránh thai tại TYT phường. TYT phường có cán bộ trực 24/24h tại trạm. Họ tổ chức KCB cả vào ngày nghỉ của công nhân, rất thuận tiện cho công nhân KCB. “Công nhân đi làm cả ngày, tối vê đi khám tư vì không có thời gian. Một số công nhân khám BHYT tại trạm nhưng chỉ đến khám vào buổi tối hoặc chủ nhật, nên TYT phường phải làm ngoài giờ.”( trích biên bản TLN-CBYT tại TYT Hòa Hiệp Nam ngày 13/3/2010).
Các nội dung khác trong CSSKBM, SKSS, KHHGĐ của TYT hai công ty : Quản lý thai nghén, tiêm phòng uốn ván cho PNCT, chăm sóc BM sau sinh, thực hiện kỹ thuật KHHGĐ, quản lý 5 tai biến sản khoa… không được thực hiện tại TYT hai công ty. Nguyên nhân là do Công ty còn thiếu về cơ sở vật chất (thiếu phòng kỹ thuật để thực hiện một số thủ thuật KHHGĐ, thiếu phòng TCMR để thực hiện tiêm phòng uốn ván cho PNCT). Cán bộ Y tế chưa được tập huấn, đào tạo chuyên ngành về CSSKBM, SKSS, KHHGĐ. Chưa có quy chế quy định bắt buộc trong hoạt động CSSKBM, SKSS, KHHGĐ cho TYTCT.