Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Một phần của tài liệu thực trạng công tác CSSKBM, SKSS, KHHGĐ cho nữ công nhân tại Công ty nhựa Keyshinge Toys & Mantrix và công ty may Phong Phú thuộc thành phố Đà Nẵng năm 2009 (Trang 28 - 31)

18 Khi sinh con bé nhất chị được ai đỡ đẻ? 1.Cán bộ Y tế 1[ ]

3.2.1.Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Bảng 3.15. Cơ sở vật chất TYT hai Công ty.

STT Loại công trình PP MM

1 Tổng số phòng làm việc

(không tính công trình phụ).

4 5

3 Phòng khám bệnh. 1 2 4 Phòng cho người bệnh. 1 3 5 Phòng truyền thông. 0 0 6 Phòng tiểu phẫu. 1 0 7 Phòng TCMR. 0 0 8 Phòng thực hiện kỹ thuật KHHGĐ 0 0

Bảng 3.15 cho thấy TYT hai Công ty đều có phòng làm việc, phòng cho người bệnh tạo điều kiện cho hoạt động KCB ban đầu cho công nhân. Cả hai công ty đều chưa có phòng truyền thông nên rất khó khăn cho công tác TTTV. Cả hai công ty đều không có phòng TCMR, không có phòng khám thai, không có phòng đẻ để thực hiện đỡ đẻ thường tại TYTCT, tiêm phòng uốn ván cho nữ công nhân có thai và quản lý 5 tai biến sản khoa.

Công ty MM không có phòng khám phụ khoa, KHHGĐ, không có phòng tiểu phẫu sẽ khó khăn rất nhiều cho công tác CSSKSS, KHHGĐ và sơ cứu tai nạn thương tích.

3.2.2. Mô hình quản lý, cơ chế, tổ chức hoạt động, bộ máy Y tế công ty.

- Với đội ngũ cán bộ Y tế có trình độ, là điều kiện thuận lợi để công tác CSSKBM, SKSS, KHHGĐ của hai công ty hoạt động có hiệu quả (Bảng 3.1).

- Mô hình hoạt động Y tế công ty chỉ chú trọng vào sức khỏe nghề nghiệp và sơ cấp cứu ban đầu nên công tác trên thực hiện với kết quả thấp (Bảng 3.1).

- Sự hoạt động đơn lẻ của Y tế công ty, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với Y tế địa phương là trở ngại cho công tác đó.

3.2.3. Đặc thù nghề nghiệp của công nhân:

- Nữ công nhân sử dụng dịch vụ Y tế có nhiều khó khăn vì dịch vụ không sẵn có và tiện lợi cho họ ngay nơi làm việc. Công nhân xin nghỉ việc để

đi sử dụng dịch vụ CSSK tại các cơ sở Y tế ngoài nơi làm việc không dễ dàng vì nhiều lý do: “ thứ nhất bản thân người công nhân muốn làm tăng ca để có thu nhập cao; thứ hai là chủ nhà máy rất hạn chế cho nghỉ vì ảnh hưởng tới năng suất do chỉ cần một người nghỉ thì cả dây chuyên sản xuất phải dừng làm việc. Một số công nhân phải bỏ việc vì không có thời gian chăm con. Công ty đang có dự định xây dựng nhà trẻ tư để công nhân yên tâm công tác”

(Trích biên bản TLN LĐCQĐT hai Công ty do TS Phạm Văn Phú và BS Nguyễn Hữu Thắng chủ trì).

- Thời gian làm việc của công nhân chiếm hết giờ hành chính, công nhân làm tăng ca, giờ nghỉ của công nhân là giờ nghỉ của các cơ sở Y tế. Việc thực hiện KCB của công nhân là rất khó khăn: “Công nhân đi làm cả ngày, tối vê đi khám tư vì không có thời gian. Một số công nhân khám BHYT tại trạm nhưng chỉ đến khám vào buổi tối hoặc chủ nhật, nên TYT phường phải làm ngoài giờ. Nhiêu công nhân của một số công ty muốn mua BHYT khám chữa bệnh tại trạm nhưng không được vì công ty mua BHYT tại bệnh viện Giao thông 5. Nếu thực hiện khám BHYT tại trạm thì rất thuận lợi cho công nhân biết mấy” (Trích biên bản TLN CBYT tại trạm Y tế Hòa Hiệp Nam ngày 13/3/2010).

- Chế độ nghỉ của công nhân có thai chưa được thỏa đáng, công nhân không tự chủ được thời gian khám thai của mình, rất khó thực hiện trong khám thai định kỳ, gặp khó khăn trong theo dõi thai nghén: “công nhân vẫn phải đi làm như công nhân bình thường. Đến khi thai được 8 tháng trở lên mới được nghỉ đẻ. Vì vậy rất bất lợi cho công nhân trong khám thai định kỳ và theo dõi thai nghén” (Trích biên bản TLN nữ công nhân công ty MM - Do TS Vũ Khắc Lương và BS Nguyễn Hữu Thắng chủ trì).

- Thời gian nghỉ của công nhân cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các dịch vụ tại TYT: “Quỹ thời gian ít nên công nhân không có thời gian để đến

TYT nhân các dịch vụ tại trạm Y tế” (Trích biên bản TLN CBYT tại trạm Y tế Hòa Hiệp Nam ngày 13/3/2010).

Một phần của tài liệu thực trạng công tác CSSKBM, SKSS, KHHGĐ cho nữ công nhân tại Công ty nhựa Keyshinge Toys & Mantrix và công ty may Phong Phú thuộc thành phố Đà Nẵng năm 2009 (Trang 28 - 31)