Các quá trình xử lý nước rỉ rác của các cơ sở xử lý chủ yếu thực hiện theo sơ đồ ở hình 1.1.
Xử lý sinh học được sử dụng ở đây chủ yếu để khử N-ammonia (99%) và COD (91%).Các hàm lượng chất hữu cơ độc và kim loại nặng giảm đáng kể.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác tại BCL Sudokwon Hàn Quốc, công suất 3500 – 7500m3/ngày được trình bày trong hình 2.2.
Công nghệ xử lý nước rỉ rác ở Hàn Quốc bao gồm hai công trình chính: quá trình xử lý sinh học (quá trình phân hủy sinh học kị khí và quá trình khử nitơ) và quá trình hóa lý. Trong giai đoạn đầu vận hành BCL (vào năm 1992) quá trình phân hủy kị khí là một công đoạn cần thiết để xử lý các chất hữu cơ có nồng độ cao như nước rỉ rác phát sinh trong giai đoạn đầu vận hành bãi chôn lấp, đến năm 2004, do sự giảm tải trọng chất hữu cơ sau 12 năm hoạt động (1992-2004) nên hiện tại quá trình phân hủy kị khí được thay thế bằng quá trình sinh học bùn hoạt tính lơ lửng.
Quá trình hóa lý là bước thứ hai được thực hiện tiếp theo sau quá trình sinh học để được xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm trong nước rỉ rác, quá trình xử lý hóa lý bao gồm hai bậc với sử dụng hóa chất keo tụ là FeSO4. Thành phần chất ô nhiễm trong nước rỉ rác tại BCL Sudokwon Hàn Quốc cho thấy nồng độ COD đầu vào trạm xử lý không cao.
(Nguồn: Jong-Choul Won et al., 2004)
Hình 1.2 Sơ đồ Công nghệ xử lý nước rỉ rác tại BCL Sudokwon, Hàn Quốc
Áp dụng quy trình công nghệ ở hình 1.2. kết quả xử lý được đưa ra ở bảng 1.5.
Bảng 1.15 Nồng độ các chất ô nhiễm trước và sau xử lý BCL Sudokwon Hàn Quốc
Thông số Trước xử lý Sau xử lý COD (mg/L) 2200 – 3600 220 – 300 BOD (mg/L) 700 – 1600 - Nitơ tổng (mg/L) 1300 – 2000 54 – 240 N-NH4+ (mg/L) 1200 – 1800 1 – 20
Độ màu - 171
(Nguồn: Jong-Choul Wontal.,2004)
Nước rỉ rác sau xử lý Bể ổn định
Thiết bị phân hủy kỵ khí Nitrat hóa
Khử nitrat Bể keo tụ 1 Bể keo tụ 2 Nước rỉ rác
Với tính chất nước rỉ rác của BCL Hàn Quốc có tỉ lệ BOD/COD khoảng 0.3 – 0.4; Hàn Quốc cũng đã áp dụng phương pháp sinh học kết hợp hóa lý để xử lý chất hữu cơ và nitơ có trong nước rỉ rác. Kết quả cho thấy bể oxy hóa amonium hoạt động rất hiệu quả, nồng độ ammonium được xử lý đến 99% (N-NH4
+
đầu ra dao động khoảng 1 – 20mg/L), tuy nhiên tổng nitơ đầu ra có khi lên đến 240mg/L. Kết quả chứng minh rằng với nồng độ ammonium cao (2000mg/L) thì phương pháp khử nitơ bằng phương pháp truyền thống không đạt hiệu quả cao là do sự ức chế của các vi khuẩn nitrosomonas và nitrobacter.
Nồng độ COD đầu ra cao có thể được giải thích rằng một số hợp chất hữu cơ khó/không phân hủy sinh học như axít fulvic vẫn không thể khử được bằng quá trình keo tụ.