KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 5.1.KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quan hệ giữa ưu thế lai về các đặc tính quang hợp, nông học và năng suất hạt của lúa lai f1 (Trang 45 - 46)

5.1.KẾT LUẬN

1. Ở giai đoạn trỗ 10% và sau trỗ 1 tuần tất cả các tổ hợp lúa lai đều cho giá trị ưu thế lai thực dương về cường độ quang hợp và hàm lượng chlorophyll vượt dòng bố hoặc mẹ cao nhất ở mức ý nghĩa. Trong khi đó ở giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu các tổ hợp lúa lai F1 không có ưu thế lai về đặc tính này.

2. Tất cả các tổ hợp lúa lai đều cho ưu thế lai dương về chiều cao, số nhánh/khóm, trọng lượng chất khô tích luỹ ở cả 3 giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu, trỗ 10% và sau trỗ 1 tuần.

3. Sự vượt trội về diện tích lá là nguyên nhân quyết định đến trọng lượng chất khô tích lũy của các tổ hợp lúa lai ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng.

4. Cường độ quang hợp giai đoạn trỗ và sau trỗ là yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng năng suất hạt trong khi đó quang hợp ở giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu không đóng góp nhiều vào tăng năng suất hạt, hệ số tương quan tương ứng lần lượt là r= 0,12; r= 0,43 và r= -0,12.

5. Năng suất hạt của tổ hợp 103S/R45, Peiai64S/ST quyết định bởi ưu thế lai về số bông/khóm và số hạt/bông. Trong khi đó tổ hợp 103S/R24 năng suất hạt quyết định bởi ưu thế lai về tỷ lệ hạt chắc và số bông/khóm.

5.2. ĐỀ NGHỊ

1. Nghiên cứu giá trị ưu thế lai về khối lượng và kích thước phôi của các tổ hợp lai ở giai đoạn hạt.

2. Nhiên cứu sự vận chuyển hydratcacbon từ thân lá vào hạt và sự chuyển vàng của lá ở các thời vụ trồng tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quan hệ giữa ưu thế lai về các đặc tính quang hợp, nông học và năng suất hạt của lúa lai f1 (Trang 45 - 46)