ƯTL về số nhánh đẻ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quan hệ giữa ưu thế lai về các đặc tính quang hợp, nông học và năng suất hạt của lúa lai f1 (Trang 28 - 31)

Bảng 5: Ưu thế lai về số nhánh đẻ của các tổ hợp lúa lai ở các tuần theo dõi

F1 và dòng bố mẹ Số nhánh đẻ ở các tuần sau cấy

2 4 6 8 nhhh 103S/R24 2,9 7,9 7,9 6,3 4,3 R24 2,4 5,6 5,3 4,3 3,0 103S 3,1 7,1 9,1 7,3 5,3 Hm (%) 4,0 24,6 9,2 8,6 4,0 Hb (%) 18,2 42,0 47,9 46,2 44,4 103S/R45 3,6 8,7 7,9 7,3 4,0 R45 1,6 2,8 2,1 2,7 2,0 103S 3,3 6,7 6,3 6,0 4,3 Hm (%) 45,5 83,5 86,8 69,2 26,3 Hb (%) 128,6 212,0 273,7 175,0 100 Peiai64S/ST 3,9 10,0 9,7 9,5 5,3 ST 2,7 4,8 5,7 4,2 2,7 Peiai64S 3,0 6,7 6,0 5,2 5,3 Hm (%) 37,3 74,8 66,7 103,6 33,3 Hb (%) 45,8 109,3 71,6 128,0 100 Trung bình Hm (%) 28,9 60,9 54,2 60,5 21,2 Trung bình Hb (%) 64,2 121,1 131,1 116,4 81,5 LSD 5% 0,6 1,2 1,7 4,2 2,7

Ghi chú: Hm: Ưu thế lai (ƯTL) vượt trung bình dòng bố mẹ

Hb: Ưu thế lai (ƯTL) vượt dòng bố hoặc mẹ tốt nhất ST: sơn thanh, nhhh: nhánh hữu hiệu

Qua nghiên cứu mô hình cây lúa kiểu mới thì số nhánh đẻ là đặc tính quan trọng ảnh hưởng đến năng suất. Qua theo dõi kết quả thí nghiệm trình bày bảng 5 cho thấy: Tất cả các tổ hợp lúa lai đều vượt trội hơn so với dòng bố mẹ về số nhánh đẻ/khóm ở các tuần sau cấy.

Giá trị ƯTL thực về số nhánh đẻ/khóm của các tổ hợp biểu hiện cao nhất ở tuần 8 Hb= 131,1%. Giá trị ƯTL tập trung cao nhất từ tuần 4- tuần 8. Theo Saker và cs, 2002; Phạm Văn Cường và cs, 2005 cho rằng khi tăng lượng đạm bón khả năng đẻ nhánh hữu hiệu của lúa lai tăng mạnh hơn so với lúa thuần. Lúa lai có khả năng hút đạm mạnh hơn so với lúa thuần ở giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng do đó có ƯTL về bộ rễ và khả năng hút đạm (Kobayachi và cs, 1995; Yang và cs, 1999). Trong thí nghiệm này khi tiến hành trồng cả 3 dòng bố mẹ và con lai vào cùng một chậu, ở cùng chế độ dinh dưỡng nước tưới như nhau thì chính ƯTL về khả năng hút đạm và ƯTL về bộ rễ của lúa lai làm tăng khả năng cạnh tranh của các tổ hợp lúa lai biểu hiện qua số nhánh đẻ tập trung và số nhánh thành bông cao. Trong khi đó dòng bố só nhánh đẻ ít, đẻ nhánh không tập trung và số nhánh thành bông thấp. Tổ hợp 103S/R45 biểu hiện ƯTL rất cao về số nhánh đẻ Hb= 212%, Hm= 83,5% (tuần 4).Chứng tỏ khả năng vượt trội về sức sinh trưởng của tổ hợp lúa lai 103S/R45 khi tiên hành lai tạo dòng bố R45 có nguồn gen Daicocu và dòng mẹ 103S. Ở tuần 2 sau cấy sự sai khác ý nghĩa của các tổ hợp lúa lai và dòng bố mẹ của chúng chưa rõ ràng, nhưng từ tuần 2 đến tuần 8 sau cấy có sự sai khác rõ ràng về số nhánh/khóm. Điều này có thể giải thích ở 2 tuần đầu sau cấy cây lúa fải trải qua giai đoạn bén rễ hồi xanh giảm khả năng đẻ nhánh. Trong khi đó, từ tuần 2- 8 cây lúa ổn định bộ rễ kết hợp với nhiệt độ cao và cường độ ánh sáng mạnh tạo điêu kện thuận lợi cho sinh trưởng của cây lúa.

Động thái tăng trưởng số nhánh qua các tuần theo dõi của các tổ hợp lúa lai và dòng bố mẹ được trình bày qua đồ thị 2. Số nhánh đẻ của các tổ lúa lai F1 tăng nhanh ở các tuần sau cấy và đạt tối đa ở tuần 4. Tổ hợp Peiai64S/ST có số nhánh đẻ cao nhất 10 nhánh (tuần 4). Nhánh thành bông của các tổ hợp lúa lai F1 cao hơn so với dòng bố mẹ, chính điều này làm tăng năng suất hạt của các tổ hợp lúa lai F1 trình bày ở bảng 9.

Đồ thị 2: Động thái tăng trưởng số nhánh của các tổ hợp lúa lai và dòng bố mẹ ở các tuần theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quan hệ giữa ưu thế lai về các đặc tính quang hợp, nông học và năng suất hạt của lúa lai f1 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w