ƯTL về trọng lượng chất khô tích luỹ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quan hệ giữa ưu thế lai về các đặc tính quang hợp, nông học và năng suất hạt của lúa lai f1 (Trang 33 - 38)

Bảng 7: Ưu thế lai về trọng lượng chất khô tích lũy của các tổ hợp lúa lai F1

F1 và dòng bố mẹ Trọng lượng chất khô tích luỹ (g/khóm) Mạ Đẻ nhánh hữuhiệu Trỗ 10% sau trỗ1 tuần

103S/R24 0,25 8,7 17,6 23,2 R24 0,24 6,2 12,7 13,4 103S 0,27 6,5 15,9 - Hm (%) 0 37,6 22,8 - Hb (%) 7,0 40,7 38,2 73,0 103S/R45 0,52 8,7 25,7 30,4 R45 0,31 3,8 12,2 13,6 103S 0,27 7,7 17,0 - Hm (%) 79,4 51,9 75,8 - Hb (%) 67,0 131,2 110,9 123,6 Peiai64S/ST 0,41 8,2 17,4 21,9 ST 0,27 4,3 11,1 12,4 Peiai64S 0,44 7,0 12,7 - Hm (%) 15,3 45,2 46,5 - Hb (%) 53,7 90,0 56,8 76,4 Trung bình Hm (%) 31,6 44,9 48,4 91,0 Trung bình Hb (%) 42,6 87,3 68,6 91,0 LSD 5% 0,02 0,72 1,6 2,4

Ghi chú: Hm: Ưu thế lai (ƯTL) vượt trung bình dòng bố mẹ

Hb: Ưu thế lai (ƯTL) vượt dòng bố hoặc mẹ tốt nhất ST: sơn thanh

Trọng lượng chất khô tích luỹ của các tổ hợp lúa lai và dòng bố mẹ tăng qua các giai đoạn sinh trưởng. Ngay từ giai đoạn mạ các tổ hợp lúa lai (trừ 103S/R24) đã biểu hiện ƯTL về trọng lượng chất khô tích luỹ, ưu thế lai giả định vượt trung bình bố mẹ Hm= 31,6%, ưu thế lai thực vượt dòng bố hoặc mẹ tốt nhất Hb= 42,6%. Kết quả này chứng tỏ các tổ hợp lúa lai có sức sinh trưởng vượt trội hơn dòng bố mẹ ở giai đoạn hạt làm tiền đề cho sự vượt trội ở các giai đoạn sau.

Ở giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu giữa các tổ hợp lúa lai trọng lượng chất khô tích luỹ không khác nhau ở mức ý nghĩa; nhưng so với dòng bố mẹ thì có sự sai khác ý nghĩa về đặc tính này. Điều này có thể giải thích tại giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu khả năng phục hồi nhanh kết hợp với khả năng hút đạm tốt của lúa lai do vậy các tổ hợp ƯTL về số nhánh đẻ vượt trội so với dòng bố mẹ kết quả trọng lượng chất khô tích luỹ giai đoạn này vượt trội hơn so với dòng bố mẹ. Ở giai đoạn trỗ và 1 tuần sau trỗ có sự khác biệt rõ ràng tất cả các tổ hợp lúa lai đều có ƯTL dương và giá trị ƯTL vượt dòng bố mẹ tốt nhất lần lượt là Hb= 68,8%, Hb= 91,0%.

Khi xét ở mức ý nghĩa ở giai đoạn trỗ 10% và sau trỗ 1 tuần có sự khác biệt rõ ràng về đặc tính này giữa các tổ hợp lúa lai và dòng bố mẹ tương ứng. Từ giai đoạn trỗ các tổ hợp lúa lai có ƯTL về đặc tính này có thể do có ƯTL về diện tích lá vượt trội kết hợp với ƯTL về số nhánh đẻ. Giai đoạn sau trỗ 1 tuần các tổ hợp lúa lai có ưu thế lai do khả năng duy trì diện tích lá tốt trong khi đó dòng bố khả năng duy trì diện tích lá kém hơn so với các tổ hợp lúa lai.Đặc biệt tổ hợp 103S/R45 trọng lượng chất khô tích luỹ vượt trội hơn tất cả các tổ hợp lúa lai và dòng bố mẹ ở tất cả các giai đoạn từ mạ đến sau trỗ 1 tuần. Đồng thời giá trị ƯTL cũng tăng lên ở giai đoạn mạ Hb= 67,0%, đẻ nhánh hữu hiệu Hb= 131,2%, trỗ 10% Hb= 110,9%, sau trỗ 1 tuần Hb= 183,6%.

Đồ thị 3: Tương quan giữa diện tích lá với trọng lượng chất khô tích lũy (DM) của các tổ hợp lúa lai F1 và dòng bố mẹ ở giai đoạn đẻ nhánh hữu

Xét tương quan giữa trọng lượng chất khô tích luỹ với diện tích lá qua đồ thị 3 cho thấy cả 3 giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu, trỗ 10% và sau trỗ 1 tuần các tổ hợp lúa lai F1 với dòng bố mẹ có tương quan chặt với diện tích lá. Đặc biệt giai đoạn trỗ 10% và sau trỗ; hệ số tương quan lần lượt tương ứng với các giai đoạn là r= 0,71%; r=0,81%; r=0,84%. Như vậy các tổ hợp lúa lai có ƯTL về diện tích lá làm tăng ƯTL về trọng lượng chất khô tích luỹ, đồng thời khi xét tương quan giữa cường độ quang hợp với trọng lượng chất khô tích luỹ (đồ thị 4) không có tương quan giữa cường độ quang hợp với trọng lượng chất khô tích luỹ ở giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu hệ số tương quan tương ứng là r= -0,12. Ngược lại giai đoạn trỗ 10% và sau trỗ 1 tuần có sự tương quan giữa cường độ quang hợp với trọng lượng chất khô tích luỹ, hệ số tương quan lần lượt là r= 0,07; r= 0,43. Kết quả này trùng với kết quả nghiên cứu trước cho rằng [20] quang hợp ở giai đoạn đầu cao nhưng không đóng góp nhiều vào tăng trọng lượng chất khô tích luỹ. Ngược lại quang hợp giai đoạn trỗ và sau trỗ đóng vai trò quan trọng vào tăng trọng lượng chất khô tích luỹ và năng suất hạt. Ở thí nghiệm này đã sử dụng phương pháp bón nuôi hạt bón ít ở giai đoạn đầu tập trung ở giai đoạn sau thì thấy khả năng sử dụng đạm của lúa lai tăng hơn hẳn lúa thuần thông cường độ quang hợp giai đoạn sau tăng hơn hẳn lúa thuần đồng thời làm tăng năng suất hạt của lúa lai (Phạm Văn Cường và cs, 2005; Trần Đình Cao và cs, 2006 [18]).

Đồ thị 4: Tương quan cường độ quang hợp (CER) và trọng lượng chất khô tích lũy (DM) ở lúa lai F1 và dòng bố mẹ ở giai đoạn đẻ nhánh hữu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quan hệ giữa ưu thế lai về các đặc tính quang hợp, nông học và năng suất hạt của lúa lai f1 (Trang 33 - 38)