Ảnh hưởng của chế phẩm BIO-TMT làm đệm lót đến khả năng phòng bệnh cho trâu, bò

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm BIO TMT xử lý đệm lót nền chuồng trong chăn nuôi trâu, bò nông hộ tại xã tà hộc mai sơn sơn la (Trang 54 - 56)

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.4.2Ảnh hưởng của chế phẩm BIO-TMT làm đệm lót đến khả năng phòng bệnh cho trâu, bò

phòng bệnh cho trâu, bò

Để quan đánh được sự tồn tại của một số mầm bệnh chúng tôi đã tiến hành xét nghiệm mẫu phân .

- Sự tồn tại của giun tròn:

Đánh giá cường độ nhiễm ở 3 lô bằng phương pháp đếm trứng MC. Master.

Bảng 2.10. Sự tồn tại của giun tròn

Lô thí nghiệm kết quả ( số trứng/g phân) Cường độ nhiễm

LĐC 300 ++

LTN1 50 +

LTN2 150 +

Qua bảng trên ta thấy số lượng trứng giun tròn ở LĐC rất cao (300 trứng/g phân), LTN1 là 50 trứng/g phân, LTN2 là 150 trứng/g phân.

Như vậy cường độ nhiễm trứng giun giun tròn ở LĐC ở mức trung bình, LTN1 và LTN2 ở mức nhẹ.

- Sự tồn tại của sán lá:

Tiến hành xét nghiệm mẫu bằng phương pháp fullerborn chúng tôi quan sát được kết quả theo bảng sau.

Bảng 2.11. Sự tồn tại của sán lá

Lô thí nghiệm Kết quả (số trứng/g phân) Cường độ nhiễm

LĐC 0 -

LTN1 0 -

LTN2 0 -

Qua bảng 6 ta thấy kết quả xét nghiệm trứng sán lá ở cả 3 lô đều là âm tính, không tìm thấy trứng sán lá trong phân và chất độn chuồng.

Nguyên nhân của hiện trạng này là do địa hình xã Tà Hộc chủ yếu là đồi núi, không có bãi chăn thả ở nơi bằng phẳng, không có nhiều ruộng.Mặt khác tập quán của người dân địa phương nơi đây chủ yếu là thả trâu bò lên núi vật nuôi không có điều kiện tiếp xúc với ký chủ trng gian, do đó khả năng nhiễm sán lá là rất thấp.

- Sự tồn tại của cầu trùng:

Bảng 2.12. Sự tồn tại của cầu trùng

Lô thí nghiệm Kết quả ( số noãn nang/g phân) Cường độ nhiễm

LĐC 8 +++

LTN1 3 +

LTN2 2 +

Qua bảng trên ta thấy ở LĐC không sử dụng chế phẩm BIO-TMT thì cường độ nhiễm noãn nang cầu trùng ở mức độ nhiễm nặng, LTN1 và LTN2 do bổ sung chế phẩm BIO-TMT nên cường độ nhiễm cầu trùng ở mức nhẹ.

Như chúng ta đã biết cầu trùng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở bê nghé, vì vậy nếu mầm bệnh tồn tại càng nhiều ở nền chuồng thì vật nuôi càng dễ cảm nhiêm và mắc chứng tiêu chảy làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng do đó vật nuôi chậm lớn làm thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.

Theo nhận xét của Lê Minh Chí (1995) [2], sự tổn thất ở bê nghé non chiếm tỷ lệ rất cao (70 - 80%), trong đó 80 - 90% là do hậu quả của tiêu chảy gây ra.

Bên cạnh những biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi thì việc sử dụng Bio-TMT làm đệm lót nền chuồng đã góp phần làm giảm mầm bệnh một cách đáng kể.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm BIO TMT xử lý đệm lót nền chuồng trong chăn nuôi trâu, bò nông hộ tại xã tà hộc mai sơn sơn la (Trang 54 - 56)