Tác dụng của chế phẩm BIO-TMT trong việc khử mùi hôi chuồng nuô

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm BIO TMT xử lý đệm lót nền chuồng trong chăn nuôi trâu, bò nông hộ tại xã tà hộc mai sơn sơn la (Trang 51 - 54)

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.4.1. Tác dụng của chế phẩm BIO-TMT trong việc khử mùi hôi chuồng nuô

mùi hôi chuồng nuôi

* Lô đối chứng:

Ở chuồng nuôi đối chứng không sử dụng chế phẩm sinh học BIO- TMT, chăn nuôi theo phương thức truyền thống thì lượng khí H2S cũng như NH3 là rất cao.

Bảng 2.6. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu các khí độc trong chuồng nuôi ở LĐC

Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

H2S ppm 16.2

NH3 ppm 36.1

Theo Bùi Quanh Anh (2006)[1] chỉ tiêu vệ sinh cho phép NH3 trong không khí chuồng nuôi theo tiêu chuẩn ngành tối đa là 10 ppm, chỉ tiêu vệ sinh cho phép hàm lượng H2S trong không khí chuồng nuôi theo tiêu chuẩn ngành tối đa là 5 ppm.

Qua bảng theo dõi kết quả đo hàm lượng khí thải LĐC ta thấy. - Lượng khí NH3 là 36,1ppm gấp 3,61lần TCN.

- Lượng khí H2S đo được lên tới 16,2 ppm gấp 3,24 lần TCN.

Các chỉ tiêu khí thải vượt nhiều lần chỉ tiêu cho phép, các khí này ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiểu khí hậu trong chuồng nuôi của trâu bò. Làm giảm sức đề kháng cũng như khả năng tiêu hoá của trâu, bò và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

* LTN1:

Ở LTN1 có bổ sung BIO-TMT làm đệm lót ta thấy hàm lượng khí thải đã giảm xuống đáng kể.

Bảng 2.7. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu các khí thải trong chuồng nuôi ở LTN1

Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

H2S Ppm 3,2

NH3 Ppm 5,2

- Qua bảng 2 ta rút ra kết luận như sau:

+ Lượng khí H2S đã giảm từ 16,2 ở LĐC xuống còn 3.2 ở LTN1, như vậy sử dụng BIO- TMT dạng bột men làm đệm lót đã giảm được 5,1 lần lượng khí thải trong chuồng nuôi so với chuồng không sử dụng đệm lót.

+ Lượng khí NH3 đã giảm từ 36,1 ppm ở LĐC xuống còn 5,2 ở LTN1, như vậy nếu sử dụng BIO-TMT dạng bột men làm dệm lót sẽ giảm được 6,9 lần lượng khí NH3 trong chuồng nuôi.

* LTN 2:

Tiến hành phun chế phẩm BIO-TMT dạng dung dịch làm đệm lót sau một thời gian thí nghiệm ta thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu các khí thải trong chuồng nuôi ở LTN2

Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

H2S ppm 3,9

NH3 ppm 6,0

- Qua bảng 3 ta rút ra kết luận như sau:

+ Hàm lượng H2S ở LTN2 là 3,9, so với LĐC thì H2S đã giảm được 4,2 lần.

+ NH3 đã giảm được 6,1 lần so với LĐC.

Kết quả tổng hợp của việc sử dụng chế phẩm BIO-TMT đến chất lượng môi trường không khí được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.9. Kết quả theo dõi tổng hợp của việc sử dụng chế phẩm BIO- TMT trong chuồng nuôi

Chỉ tiêu Công thức H2S (ppm) NH3 (ppm) LĐC 16,2 36,1 LTN1 3,2 5,2 LTN2 3,9 6,0

Hình 2.1. Biểu đồ hàm lượng khí thải ở các lô thí ngiệm

Từ biểu đồ ta nhận thấy, LĐC không sử dụng BIO -TMT thì hàm lượng H2S và NH3 cao hơn hẳn LTN1 và LTN2.

Trong chăn nuôi H2S và NH3 là hai loại khí tạo mùi chiếm phần đáng kể trong trong các khí sinh ra do quá trình phân hủy kỵ khí của VSV.

Theo Trần Thị Anh Phương và Cs (2007)[3] Trong không khí NH3 nồng độ cao kích thích mạnh nhưng niêm mạc mắt mũi, niêm mạc đương hô hấp sẽ làm tăng tiết dịch hay gây bỏng do phản ứng kiềm hóa kèm theo tỏa nhiệt, gây co thắt khí quản và gây ho, nghiêm trọng hơn, nồng độ NH3 trong không khí cao kéo dài có thể gây viêm phổi, gây hoại tử đường hô hấp. H2S là khí rất độc, chỉ cần một lượng nhỏ có thể gây chết, đối với con người và động vật H2S ở

nồng độ vượt quá mức cho phép sẽ gây tác động toàn thân, ức chế men hô hấp, dẫn đến ngạt và có thể gây tử vong. Ở nồng độ thấp (0,24- 0,36mg/lít), H2S kích thích lên mắt và đường hô hấp, ở nồng độ 150 ppm H2S có thể gây tổn thương bộ máy hô hấp và màng nhầy, tiếp xúc H2S với nồng độ 500 ppm khoảng 15 - 20 phút sẽ phát sinh bệnh tiêu chảy và viêm cuống phổi.

Theo Baker và cộng tác viên ảnh hưởng của H2S và NH3 ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gia súc như sau.

H2S:

+ Với người 10 ppm gây ngứa mắt; 50 - 100 ppm gây nôn mửa, tiêu chảy; trên 600 ppm gây tử vong.

+ Với gia súc: Liên tục tiếp xúc với 20 ppm sợ ánh sáng, ăn không ngon miệng, có biểu hiện thần kinh không bình thường.

NH3:

+ Với người 6 ppm - 20 ppm trở lên gây gứa mắt, khó chịu đường hô hấp. +Với vật nuôi: 50 ppm làm giảm năng suất và sức khỏe nếu hít thở lâu sẽ sinh ra chứng viêm phổi và các bệnh khác về đường hô hấp: 300 ppm trở lên lập tức ngứa mũi, miệng, tiếp xúc lâu dài sinh hiện tượng thở gấp.

Theo kết quả thí nghiệm hàm lượng NH3 và H2S ở LĐC ở mức cao hơn so với 2 LTN, làm ảnh hưởng đến sức khỏe không chỉ là vật nuôi mà ảnh hưởng đến cả môi trường sống của con người..

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm BIO TMT xử lý đệm lót nền chuồng trong chăn nuôi trâu, bò nông hộ tại xã tà hộc mai sơn sơn la (Trang 51 - 54)

w