Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm BIO TMT xử lý đệm lót nền chuồng trong chăn nuôi trâu, bò nông hộ tại xã tà hộc mai sơn sơn la (Trang 29 - 51)

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.2.2.Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, tình hình chăn nuôi trên cả nước đang đi vào ổn định sau thiên tai và dịch bệnh. Xu hướng chăn nuôi quy mô lớn đang được quan tâm, chăn nuôi nông hộ giảm dần. Hiện ngành nông nghiệp đang chỉ đạo việc quy hoạch phát triển chăn nuôi theo các vùng sinh thái và theo sản phẩm chăn nuôi trên phạm vi cả nước; bảo đảm phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.

Theo Bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm 2011, ngành chăn nuôi vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Trong các đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ cuối năm 2010 đến tháng 2/2011 và một số đợt rét đậm bất thường sau đó cho đến cuối tháng 3/2011 đã làm gần 100 ngàn trâu, bò và gia súc ăn cỏ bị chết. Bên cạnh đó còn xuất hiện trở lại các loại dịch bệnh như dịch lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh. Theo số liệu thống kê đánh giá sơ bộ về tình hình sản xuất chăn nuôi, tính đến nay, đàn lợn trên cả nước có khoảng 26,3 triệu con, giảm 3,71% so với

cùng kỳ năm 2010; đàn trâu, bò có hơn 8,5 triệu con, giảm 4,6%; đàn gia cầm có 293,7 7 triệu con, tăng 5,87% so với cùng thời điểm năm trước. Tuy số lượng đầu con giảm nhưng sản lượng thịt sản xuất lại tăng, cụ thể: sản lượng thịt bò tăng 4,87%, thịt trâu tăng 9,3%, thịt gia cầm tăng 16,8%, sản lượng trứng tăng 18.97%, sản lượng sữa tăng 5.44%.

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2011, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tuy có diễn biến phức tạp nhưng cơ bản đã được khống chế, so với cùng kỳ năm ngoái, dịch đã giảm. Tuy nhiên, khả năng bùng phát trở lại dịch cúm gia cầm

B2: Rải mùn cưa lên toàn bộ nền chuồng dày khoảng 20cm, dùng cào

cào đệm lót cho phẳng đều.

B3: Rắc khoảng 5Kg cám gạo thật đều lên đệm lót.

B4: Rắc đều chế phẩm men lên toàn bộ nền chuồng lượng rắc khoảng 50

- 60 gam (3 nắm tay/1m2), tiếp tục dùng tay xoa trên bề mặt để men được phân tán đều khắp.

B5: Dùng nước sạch phun ẩm thật đều đệm lót.

Ủ đệm lót 5 ngày sau đó mới thả trâu bò vào.

Kỹ thuật làm đệm lót bằng chế phẩm BIO - TMT dạng lỏng.

Thực hiện làm đệm lót cho 30m2 nền chuồng theo các bước sau:

Bước 1: Rải đều mùn cưa với độ dày 20 cm lên toàn bộ diện tích sàn nuôi. Bước 2: Phun qua một lớp nước trắng lên đệm lót.

Bước 3: Lấy khoảng 5kg cám ngô sau đó phun BIO - TMT vào trộn

đều sao cho đạt độ ẩm 30 -35%. Và rắc đều lên bề mặt nền chuồng (vừa rắc vừa đảo trộn).

Bước 4: Hòa loãng chế phẩm BIO - TMT dạng lỏng với nước trắng theo

tỷ lệ 1/10 (1 lít Bio - TMT + 10 lít nước) sau đó phun lên bề mặt đệm lót với độ ẩm 30 - 35%. Kiểm tra độ ẩm bằng tay (dùng tay bốc một nắm mùn cưa hoặc trấu, quan sát thấy hạt mùn cưa bị thấm ẩm nhưng vẫn tơi rời là được).

Ủ đệm lót btrong 5 ngày sau đó thả bò vào.

Sử dụng và bảo dưỡng đệm lót:

- Thường xuyên làm tơi xốp bề mặt đệm cứ sau 3 đến 5 ngày lại cào trên

bề mặt đệm lót 1 lần để phân sẽ được phân hủy nhanh.

- Nuôi trong vài tuần nếu có mùi hơi hăng hắc thì xới tơi đệm lót, bổ sung thêm chế phẩm men, hoặc hòa loãng chế phẩm BIO - TMT với nước theo tỷ lệ 1/10 sau đó phun đều khắp nền chuồng, nên để cửa thông thoáng, mùa nóng có thể dùng quạt gió.

- Tránh để bị nước mưa hắt làm ướt đệm lót..

2.3.3.2. Theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu * Các chỉ tiêu theo dõi

+ H2S

+ NH3 + Giun tròn. + Cầu trùng. + Sán lá.

2.3.3.3. Phương pháp xét nghiệm mẫu * Phương pháp lấy mẫu:

Lấy mẫu ngẫu nhiên tại nền chuồng cả 3 lô thí nghiệm, mỗi lô lấy khoảng 20g phân ở nền chuồng cho vào túi nilon nhỏ, lấy bút dạ ghi rõ từng mẫu riêng, bảo quản rồi đem xét nghiệm mẫu.

* Phương pháp xét nghiệm phân, chất độn chuồng . - Phương pháp xét nghiệm giun tròn :

+ Để đánh giá cường độ nhiễm giun, chúng tôi tiến hành đếm số trứng trên vi trường.

+ Phương pháp đếm trứng MC.Master :

Cách thực hiện: Cân 4 g phân cho vào cốc thủy tinh, sau đó thêm vào 56 ml dungdịch nước muối bão hòa. Dùng que khuấy tan phân và lọc bỏ bớt cặn qua lưới thépvào một cốc khác và khuấy đều. Trong khi đang khuấy, lấy công tơ hút hút dungdịch phân nhỏđầy cả hai buồng đếm Mc. Master (mỗi buồng đếm có dung tích 0,15 ml). Để yên 5 phút rồi kiểm tra dưới kính hiển vi (độ phóng đại 10 x l0).

Số lượng trứng trong 1g phân được tính bằng công thức sau :

Tổng số trứng trong 1g phân = Tổng số trứng ở hai buồng đếm x 100 2

Theo Ngô Thuỵ Bảo Trân và Cs (2012) [5] số trứng trong 1g phân quy định như sau:

Từ 50-200 trứng thì bò nhiễm ở dạng nhẹ (sạch trứng) ký hiệu( +) Từ 200 - 800, mức độ nhiễm ở trung bình ký hiệu( ++)

>800 mức độ nhiễm nặng ký hiệu (+++)

Cường độ nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum được đánh giá bằng số lượng trứng/gam phân theo quy định của Roberts, J.A (1990) [7]:

< 700 trứng/gam phân: nhiễm nhẹ (+)

700 - 1000 trứng/gam phân: nhiễm trung bình (++) > 1.000 trứng/gam phân: nhiễm nặng (+++)

- Phương pháp xác định cường độ nhiễm sán lá .

Xác định cường độ nhiễm sán lá bằng phương pháp đếm trứng MC. Master (Đếm số trứng / g phân trên buồn đếm MC. Master theo tài liệu của Jorgen Hansen và cs(1994). Cường độ nhiễm sán lá gan được quy định như sau:

Nếu không tìm thấy trứng sán lá gan là (-) tính

Nếu trung bình có < 150 trứng / g phân là (+) nhiễm nhẹ

Nếu trung bình có > 150- 300 trứng / g phân là (++) nhiễm trung bình Nếu trung bình có >300- 500 trứng / g phân là (+++) nhiễm nặng Nếu trung bình có trên 500 trứng /g phân là (++++) nhiễm rất nặng - Phương pháp xét nghiệm noãn nang cầu trùng.

Tất cả các mẫu đều được xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn. Nguyên lý chung của phương pháp này là: Lợi dụng tỷ trọng của dung dịch muối bão hoà lớn hơn tỷ trọng của noãn nang cầu trùng, làm cho noãn nang nổi lên trên phiến kính.

+ Cách pha nước muối bão hoà: Lấy 1 lít nước sôi, cho 380 gam muối NaCl vào (hoặc đun sôi nước sau đó cho từ từ muối vào), khuấy đều đến khi muối không tan được nữa, khi để nguội trên mặt có lớp muối kết tinh là được. Lọc qua vải màn hoặc bông, bỏ cặn.

+ Phương pháp Fullerborn: Lấy 10 - 15 g phân cho vào cốc thuỷ tinh nhỏ rồi cho vào đó 50 - 60 ml dung dịch nước muối bão hoà, sau đó dùng đũa tuỷ tinh khuấy cho tan phân và lọc qua lưới lọc bằng sắt để bỏ cặn bã thô, lấy nước lọc đó cho vào lọ nhỏ sao cho đầy lên đến miệng và hơi vồng lên một chút, rồi lấy phiến kính khô đặt lên miệng lọ (sao cho phiến kính tiếp xúc với bề mặt của dung dịch, để yên 15 - 20 phút rồi lấy phiến kính ra đặt dưới kính hiển vi để tìm noãn nang cầu trùng. Cách đánh giá kết quả cường độ nhiễm cầu trùng theo 3 mức phân: Bình thường, lỏng, sệt.

Đánh giá kết quả bằng cách đếm số noãn nang trên 2 vi trường kính hiển vi và tính bình quân, cường độ nhiễm được quy định như sau:

1- 3 Noãn nang: Quy định cường độ nhiễm nhẹ, kí hiệu (+)

4- 6 Noãn nang: Quy định cường độ nhiễm trung bình, kí hiệu (++) 7- 9 Noãn nang: Quy định cường độ nhiễm nặng, kí hiệu (+++) > 9 Noãn nang: Quy định cường độ nhiễm rất nặng, kí hiệu (++++)

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm BIO TMT xử lý đệm lót nền chuồng trong chăn nuôi trâu, bò nông hộ tại xã tà hộc mai sơn sơn la (Trang 29 - 51)