0
Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Kiến nghị đối với tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU NHÌN TỪ THẾ GIỚI ĐẾN VIỆT NAM (Trang 82 -82 )

2. Một số kiến nghị nâng cao vai trò của BHTDXK ở Việt Nam

2.2 Kiến nghị đối với tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

2.2.1 Nghiên cứu và khai thác sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Theo đề án thí điểm, trước mắt các tổ chức sẽ triển khai sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn. Nhưng để đáp ứng nhu cầu thực tế của các doanh ngiệp xuất khẩu, tổ chức BHTDXK nên bắt đầu nghiên cứu và triển khai loại hình BHTDXK trung và dài hạn. Cùng với đó, đổi mới và đa dạng loại hình BHTDXK ngắn hạn như các tổ chức NEXI hay US Eximbank đã thực hiện ở phần trên, mở rộng phạm vi bảo hiểm từ hàng hóa dịch vụ sang đầu tư nước ngoài, biến động tỷ giá hối đoái.

Tỷ lệ phí bảo hiểm cũng là một vấn đề quan trọng quyết định doanh nghiệp tham gia BHTDXK hay không. Tỷ lệ phí bảo hiểm trên thế giới thông thường từ 0,2-1%. Mức phí quá cao chắc chắn sẽ làm tăng chi phí hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp và làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, khi xây dựng biểu phí bảo hiểm chúng ta nên tính toán trong một tỷ lệ hợp lý theo tình hình thực tế của từng quốc gia.

2.2.2 Xây dựng hệ thống thông tin giám sát rủi ro

Bất kỳ một tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nào đều cần phải xây dựng hệ thống đánh giá, phân tích rủi ro. Để xác định rủi ro mà doanh nghiệp xuất khẩu có thể gặp phải, tổ chức BHTDXK cần cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ và chính xác về nhà nhập khẩu và quốc gia nhập khẩu. Đó có thể là tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình kinh tế chính trị - xã hội của một quốc gia.

Một số tổ chức BHTDXK lớn trên thế giới như Euler Hermes, Coface… đều có hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng hoàn thiện dựa trên cở sở dữ liệu về nhà nhập khẩu lớn. Các tổ chức này đánh giá rủi ro dựa trên yêu cầu bảo hiểm của khách hàng, điều chỉnh mức độ rủi ro, từ đó chấp nhận, xác định phí bảo

hiểm tương ứng hay từ chối đơn bảo hiểm. Do đó, chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm thành công này nhằm cải thiện cơ chế quản lý rủi ro và chất lượng quản lý rủi ro và thu thập thông tin có liên quan thông qua các kênh khác nhau. Với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, cần có các giải pháp tăng cường trao đổi thông tin với các đối tác nước ngoài và chia sẻ các nguồn thông tin. Đây có thể là các hiệp hội tín dụng như Hiệp hội Berne, ICISA…tham gia vào các hiệp hội này chúng ta có thể sử dụng lợi thế về kênh thông tin này và lợi thế của một thành viên, hoặc có thể đó là các tổ chức BHTDXK lớn trên thế giới thông qua hợp tác tái bảo hiểm như quan hệ hợp tác giữa PVI với Euler Hermes. Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm có thể liên hệ với các công ty tư vấn thông tin nổi tiếng trong nước và nước ngoài để mở rộng kênh thông tin.

Bên cạnh đó, tận dụng sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc xây dựng kênh thông tin cung cấp chi tiết về tình hình doanh nghiệp như hoàn thiện hệ thống dịch vụ kiểm toán tin cậy, thực thi chuyên môn đáp ứng chuẩn mực kiểm toán quốc tế tránh sai lệch thông tin tài chính doanh nghiệp hay tăng cường tính công khai, minh bạch của thị trường cũng là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng hệ thống thông tin giám sát rủi ro.

2.2.3 Phối hợp với Ngân hàng cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Sự phối hợp giữa Ngân hàng với các tổ chức cung cấp BHTDXK thể hiện ở chỗ Ngân hàng sẽ xem hợp đồng BHTDXK của doanh nghiệp như là tài sản thế chấp bảo đảm cho việc doanh nghiệp vay vốn tại các Ngân hàng. Nếu xem đây như là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp vay vốn thì hoạt động BHTDXK sẽ tăng lên một cách đáng kể. Mối liên hệ tác động qua lại giữa thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và thị trường vốn, thị trường xuất

khẩu hàng hóa tạo nên một lực đẩy kinh tế tổng hợp mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế.

Mặt khác, quy trình cung cấp sản phẩm BHTDXK ngày nay đều có sự tham gia rất lớn của Ngân hàng với vai trò là người cấp tín dụng cho bên nhập khẩu. Cả tổ chức BHTDXK và Ngân hàng đều có sự phối hợp chặt chẽ để cấp khoản vay tín dụng. Chẳng hạn như vào năm 2004, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam ký kết một hợp đồng tín dụng trị giá 150 triệu USD. Theo đó, Ngân hàng ABN Amro của Đức cung cấp 85% tín dụng, còn lại 15% do Ngân hàng Pháp Natexis Banques Populaires tài trợ. Khoản tín dụng này được ba tổ chức tín dụng xuất khẩu là ECGD (Anh), Coface (Pháp), và Euler Hermes (Đức) bảo hiểm, sử dụng cho việc mua 3 chiếc máy bay mới của Airbus. Trong mối quan hệ này, chúng ta có thể thấy Natexis Banques Populaires là chủ sở hữu của Coface.

Vì vậy, Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Ngân hàng với các tổ chức BHTDXK là điều cần thiết, cần tiến hành.

2.2.4 Mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế khác

Tổ chức BHDTXK có thể hợp tác với các hiệp hội và các ngân hàng để tăng hiệu quả hoạt động của mình. Ví dụ tổ chức BHTDXK của Hà Lan (NCM) có quan hệ lâu dài với tổ chức Factors Chain International (FCI). Với các dự án xuất khẩu rủi ro cao, tổ chức BHTDXK sẽ cung cấp bảo lãnh rủi ro cho FCI và đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Trong điều kiện hiện tại của nước ta, cần thiết phát huy nội lực về tổ chức quản lý điều hành và chuyên môn, quan hệ quốc tế của hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Đồng thời hợp tác với các tổ chức bảo hiểm tín

dụng xuất khẩu quốc tế để từ đó thiết lập cơ cấu chấp nhận và chuyển giao rủi ro bảo hiểm tín dụng phù hợp.

2.3 Kiến nghị đối với Doanh nghiệp xuất khẩu

2.3.1 Nâng cao kiến thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Việc nâng cao kiến thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của doanh nghiệp bắt đầu từ việc nhận thức đúng đắn vai trò của loại hình bảo hiểm này đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Bản thân sản phẩm BHTDXK đã có một lịch sử lâu đời và đã chứng minh được vai trò của nó trong việc giảm thiểu rủi ro khi tham gia vào thương mại quốc tế. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn chưa sử dụng nhiều các công cụ quản lý rủi ro. Các doanh nghiệp chủ yếu hạn chế rủi ro thông qua phương thức Tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu mà các doanh nghiệp hướng tới chủ yếu là Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật Bản..nơi mà hình thức thanh toán L/C không phổ biến. So với phương tiện thanh toán L/C, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu – ECI có những lợi thế sau:

Nâng cao khả năng cạnh tranh so với đối thủ: Bởi vì Doanh nghiệp an tâm khi cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. Đối với nhà nhập khẩu, việc được trả chậm tiền hàng là ưu đãi lớn mà đôi khi giá hợp đồng không quá cao thì có thể họ sẽ chọn doanh nghiệp mua bán theo phương thức tín dụng mở thay vì phương thức L/C. Ngoài ra, với hợp đồng BHTDXK doanh nghiệp xuất khẩu dễ dàng vay vốn từ Ngân hàng

Cung cấp thông tin về nhà nhập khẩu và quốc gia nhập khẩu Mạnh dạn bước vào các thị trường mới và tiềm năng

Phí bảo hiểm ECI thấp hơn so với phí mở L/C

Vì vậy, doanh nghiệp bảo hiểm nên làm quen dần với loại hình bảo hiểm này.

2.3.2 Quản lý rủi ro thanh toán với bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Với hình thức BHTDXK, doanh nghiệp có thể xem đây như là một công cụ quản lý rủi ro. Sau khi tổ chức BHTDXK chấp nhận yêu cầu bảo hiểm, họ có thể giúp doanh nghiệp điều tra khả năng tín dụng và khả năng chi trả của khách hàng nước ngoài, đánh giá rủi ro của các chương trình xuất khẩu, lựa chọn các điều khoản thương mại thuận lợi và do đó kiểm soát được rủi ro ngay từ giai đoạn đầu.

Tận dụng các điều khoản bảo đảm và bồi thường của BHTDXK, các doanh nghiệp xuất khẩu có chuyển các tổn thất từ các rủi ro về các khoản nợ xấu thành các phí bảo hiểm cố định được tính và chi phí, và đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh và ổn định.

BHTDXK cũng giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý tín dụng của khách hàng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương thức thanh toán, phạm vi tín dụng và thời hạn tín dụng khác nhau tùy theo khách hàng khác nhau. Điều này có hiệu quả giúp kiểm soát rủi ro trong thương mại quốc tế.

2.3.3 Xây dựng nguồn nhân lực cho hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Xây dựng nguồn nhân lực chính là sự phát triển dài hạn cho hoạt động BHTDXK. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, cần phải có các chuyên viên chịu trách nhiệm về vấn đề bảo hiểm tín dụng xuất khẩu khi doanh nghiệp ký kết hợp đồng xuất khẩu với các đối tác nước ngoài. Các chuyên viên này phải được đào tạo nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu luật và các văn bản pháp lý điều chính thương mại quốc tế, đặc biệt về hoạt động tín dụng xuất khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu không ngừng nâng cao kiến thức của các

cấp quản lý hoạt động trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu thông qua các khóa đào tạo hợp tác với các trường đại học, các tổ chức trong và ngoài nước, đồng thời mở các lớp chuyên đề hỗ trợ kỹ năng sử dụng thành thạo và tăng cường khả năng ứng phó với các rủi ro cho các chuyên viên tín dụng.

Một điều cần thiết mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần thực hiện đó là thành lập một bộ phận chuyên tập trung nghiên cứu thị trường, thông lệ quốc tế cũng như các thay đổi điều kiện pháp lý trong và ngoài nước có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các chính sách bảo hiểm, bảo đảm quyền lợi doanh nghiệp trước các biến động bất lợi của nền kinh tế.

Tóm lại, trong chương 3 này tác giả giới thiệu ba hệ thống BHTDXK tiêu biểu trên thế giới ở Đức, Mỹ và Nhật. Trong mỗi hệ thống BHTDXK, tác giả trình bày lịch sử hình thành và phát triển, quan trọng hơn đó là mô hình BHTDXK mà các nước đang phát triển và các loại hình sản phẩm bảo hiểm nổi bật được cung cấp ra thị trường. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của hoạt động BHTDXK ở Việt Nam đối với Chính phủ, tổ chức cung cấp sản phẩm bảo hiểm và các doanh nghiệp xuất khẩu.

KẾT LUẬN

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một công cụ hiệu quả giúp nhà xuất khẩu giảm thiểu rủi ro, bảo vệ lợi ích và nâng cao khả năng cạnh tranh khi tham gia vào thương mại quốc tế, qua đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của một quốc gia, cải thiện cán cân thanh toán và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Thực tiễn phát triển lâu đời của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã chứng mình hình thức bảo hiểm này đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động ngoại thương và sự phát triển kinh tế quốc gia.

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu như hiện nay thì việc triển khai sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ra thị trường và phổ biến loại hình bảo hiểm này vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu là một điều rất cần thiết cho các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng.

Với tinh thần đó, tác giả đã tổng hợp, nghiên cứu nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan nhất về Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, tình hình phát triển của loại hình này ở Việt Nam và giới thiệu một số mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tiêu biểu trên thế giới ở Đức, Mỹ, Nhật, từ đó đưa ra một số kiến nghị để nâng cao vai trò của sản phẩm bảo hiểm này trong việc hỗ trợ hoạt động xuất khẩu.

Hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam đang còn trong giai đoạn sơ khai và hình thành. Chính vì thế, để phát triển BHTDXK ở Việt Nam

cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng với những định hướng, giải pháp đúng đắn cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, các doanh nghiệp và tổ chức cung cấp BHTDXK. Tác giả cũng hy vọng rằng sau khi triển khai đề án thí điểm thì BHTDXK sẽ trở nên một loại hình phổ biến ở Việt Nam, có cơ hội phát huy hết những ưu điểm của nó, góp phần tạo nên những đóng góp to lớn đối với lĩnh vực xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thị Quỳnh Anh (2005), “Hệ thống bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Nhật Bản – Một số kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (4), tr. 68-70.

2. Bảo hiểm dầu khí Việt Nam – PVI (2008), “Quy tắc bảo hiểm tín dụng thương mại xuất khẩu”.

3. Cục Quản lý, Giám sát Bảo Hiểm (2010), “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu – an tâm trước các rủi ro thương mại”, Cổng thông tin Bộ Tài Chính Việt Nam.

4. Nghiêm Xuân Cương (2011), “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Thực trạng và nhu cầu tại Việt Nam”, www.saga.vn.

5. Nguyễn Văn Định (2010), Giáo trình bảo hiểm, NXB ĐH kinh tế quốc dân, Hà Nội.

6. Bùi Xuân Lưu – Nguyễn Hữu Khải (2007), Giáo trình kinh tế ngoại thương, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

7. Thủy Nhi – Kim Oanh (2008), “Những lợi ích từ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu”, www.vneconomy.vn.

8. Tạp Chí Thị Trường Bảo Hiểm – Tái Bảo Hiểm Việt Nam (số 2+3 tháng 8/2008), “Giới thiệu về bảo hiểm tín dụng”.

9. Vũ Hữu Tửu (2002), Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương, NXB Giáo dục, Trường Đại Học Ngoại Thương.

10. Euler Hermes (2/2011), “Euler Hermes – The world leader in credit insurance”, www.eulerhermes.com.

11. Euler Hermes (2010), “An overview of trade credit insurance”, www.eulerhermes.com.

12. Hideki Funatsu (1984), Theory of export credit insurance, Otaru University of Commerce.

13. Fernando Gomes (2004), Export Credit insurance comparing the Brazilian and American Models, The Geogre Washington University. 14. Alan G. Jamieson (1991), Credit insurance and trade expansion in

Britain, 1820 – 1980.

15. Peter M. Jones (2010), “Trade Credit Insurance”.

16. NADI (2004), “A Brief overview of Export Credit Agencies in the Asia-Pacific Region”

17. US Eximbank (2008), “Why you need export credit insurance”, www.exim.gov

18. US Department of Commerce (2008), Trade finance guide - chapter 8 export credit insurance

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ____________

Số: 2011/QĐ-TTg

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________ Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ______________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Tờ trình số 89/TTr-BTC ngày 12 tháng 7 năm 2010 và công văn số 14306/BTC-QLBH ngày 25 tháng 10 năm 2010 về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn 2011 - 2013 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong tín dụng xuất khẩu, góp phần bảo đảm an toàn tài chính và thúc đẩy xuất khẩu.

2. Đối tượng tham gia bảo hiểm là các thương nhân xuất khẩu hàng hoá thuộc các nhóm hàng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

3. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đối với các rủi ro thương mại và rủi ro chính trị theo quy định của Bộ Tài chính.

4. Sản phẩm bảo hiểm là bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn.

5. Đến cuối năm 2013, đạt tối đa 3% kim ngạch xuất khẩu được bảo hiểm tín dụng

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU NHÌN TỪ THẾ GIỚI ĐẾN VIỆT NAM (Trang 82 -82 )

×