2. Một số kiến nghị nâng cao vai trò của BHTDXK ở Việt Nam
2.1.1 Mô hình cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Theo đề án triển khai thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam giai đoạn 2011-2013, Bộ Tài Chính sẽ lựa chọn một số doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ để thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Mô hình mà đề án thí điểm này đưa ra chính là mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thông qua một công ty bảo hiểm, công ty này có thể là công ty tư nhân hoặc là công ty cổ phần mà cơ quan chính phủ chiếm hơn một nửa số cổ phần. Các công ty này sẽ cam kết với chính phủ triển khai thí điểm BHTDXK và có trách nhiệm báo cáo đánh giá tình hình thực hiện theo quy định.
Qua những phân tích ở chương 2 về các mô hình cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên thế giới và giới thiệu một số mô hình tiêu biểu ở phần trên, chúng ta thấy rằng các tổ chức BHTDXK đều là những tổ chức nhận được nhiều sự bảo trợ của Chính phủ, có sự tham gia của nhiều bộ ngành, có phạm vi hoạt động ở tầm quốc gia để hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Và nhìn nhận vào thực tiễn tại Việt Nam, tác giả đồng ý rằng mô hình BHTDXK triển khai thông qua một doanh nghiệp bảo hiểm, không phải là một tổ chức 100% thuộc sở hữu Nhà nước hay một tổ chức BHTDXK chuyên biệt là phù hợp nhất với tình hình Việt Nam bây giờ.
Mô hình này phù hợp với Việt Nam hơn cả vì các lý do sau đây:
Thứ nhất, sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vẫn chưa còn phổ biến
ở Việt Nam. Sự phát triển của sản phẩm này mới chỉ dừng lại ở những bước đầu. Với điều kiện của Việt Nam, việc thành lập ngay một tổ chức chuyên thực hiện BHTDXK để nâng đỡ cả hệ thống mà các bên kỳ vọng vào sự thành công của nó là một điều không hợp lý và khó thực hiện. Để thành lập một tổ chức như vậy đòi hỏi rất lớn về ngân sách (riêng vốn cấp ban đầu tối thiểu 400 tỷ đồng, tương ứng với khả năng thanh toán của 1% tổng kim ngạch xuất khẩu được bảo hiểm, chưa kể các khoản đầu tư về cơ sở hạ tầng khác) và cần tối thiểu 3 năm để nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch kinh doanh, thiết lập bộ máy, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, xây dựng toàn bộ các quy trình nghiệp vụ và tài chính,…. Thay vào đó, chúng ta có thể triển khai thông qua các doanh nghiệp bảo hiểm đang có trên thị trường.
Thứ hai, Với sự tham gia của Chính phủ vào doanh nghiệp BHTDXK
như cổ đông lớn nhất, điều này không những làm giảm gánh nặng cho Chính phủ ở giai đoạn mới hình thành mà còn vận dụng được những ưu thế của các doanh nghiệp bảo hiểm đang tồn tại trên thị trường từ cơ chế quản lý, kinh doanh, hệ thống thông tin, khách hàng…
Thực tiễn từ một số quốc gia khác như Trung Quốc, đã từng có thời gian dài triển khai BHTDXK thông qua Công ty Bảo hiểm Nhân dân Trung Quốc và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu trước khi thành lập một tổ chức BHTDXK chuyên biệt SINOSURE vào tháng 12/2001 trên cơ sở sáp nhập 2 phòng BHTDXK của 2 tổ chức trên. Vì vậy, việc phát triển BHTDXK ở Việt Nam theo mô hình này là một điều hợp lý, cần tiếp tục xây dựng ở những giai đoạn tiếp theo, sau khi triển khai đề án thí điểm.
2.1.2 Cơ quan quản lý, giám sát hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Bất kỳ hệ thống BHTDXK nào trên thế giới đều cần một cơ quan, tổ chức giám sát và quản lý. Đó có thể là một bộ của Chính phủ như mô hình US Eximbank của Mỹ hay một cơ quan liên bộ của các bộ ngành liên quan như mô hình SINOSURE của Trung Quốc. Việc xây dựng hệ thống BHTDXK của Việt Nam nên theo hướng thiết lập một ủy ban liên bộ ngành. Ủy ban này có thể phối hợp hoạt động các bộ để đưa ra quyết định và giám sát hệ thống BHTDXK hoạt động hiệu quả. Với tình hình Việt Nam, ủy ban liên bộ ngành này có thể bao gồm Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương và một số bộ ngành khác. Trong đó, Bộ Tài Chính có thẩm quyền trong việc hỗ trợ tài chính xuất khẩu từ ngân sách nhà nước và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, còn Bộ Công Thương có thể đảm nhận việc hỗ trợ liên kết gần hơn với các chính sách xuất khẩu.
2.1.3 Vai trò của Chính phủ trong cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Vì mục đích hỗ trợ xuất khẩu và bảo vệ tài chính cho các doanh nghiệp nên kể từ khi ra đời cho đến này, Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu luôn được xem là một sản phẩm của thị trường tài chính có sự bảo trợ lớn của Nhà nước. Đi cùng với sự bảo trợ đó thì vai trò của Nhà nước đối với sự hoạt động của tổ
chức BHTDXK như thế nào. Theo mô hình mà chúng ta đề cập ở trên chính phủ không những có vai trò bảo trợ cho những bước đi đầu tiên như đầu tư về công nghệ thông tin, nguồn nhân lực… mà còn có vai trò quan trọng trong việc thực hiện cung cấp thông tin cho thị trường về các công cụ giảm thiểu rủi ro khác.
Vai trò ảnh hưởng của Chính phủ trong thời gian đầu là cần thiết nhưng nếu sự can thiệp quá sâu của Chính phủ cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực cho thị trường BHTDXK như làm mất đi tính cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng triển khai sản phẩm hay sự phụ thuộc quá lớn của các tổ chức vào Chính phủ…
2.1.4 Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý cho bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Một trong những lý do mà bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chưa được phổ biến rộng rãi và đi vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu là do hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động BHTDXK chưa được ban hành để tạo đường cho nó phát triển. Hiện tại ở Việt Nam, theo quy định pháp luật hiện hành thì bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một trong bảy nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và ngoại trừ đề án thí điểm 2011 thì chưa có văn bản nào quy định cụ thể, chi tiết.
Một hệ thống văn bản pháp lý là điều cần thiết để điều chỉnh hiệu quả và là căn cứ cho mô hình BHTDXK tồn tại và phát triển. Chính phủ cần tập trung, nghiên cứu, soạn thảo và ban hành các văn bản pháp lý hướng dẫn việc thực hiện hoạt động BHTDXK ở Việt Nam. Trong đó, quy định rõ vai trò của người giám sát trong các tổ chức BHTDXK, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức kinh doanh bảo hiểm và người được bảo hiểm, cụ thể hơn như quy định
nội dung và mức hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp bảo hiểm, các ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu tham gia loại hình bảo hiểm này.... Do đó, dựa trên những định hướng cho sự phát triển loại hình bảo hiểm này ở Việt Nam, Nhà nước cần hoàn thiện các chính sách, văn bản pháp lý sao cho vừa hỗ trợ, cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, vừa bắt kịp được với những thay đổi trong hành lang pháp lý cũng như chính sách thương mại song phương, đa phương và xu thế chúng của thương mại thế giới.
2.1.5 Khuyến khích Doanh nghiệp tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Để thúc đẩy hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bên cạnh việc thành lập một tổ chức cung cấp loại hình bảo hiểm này thì Chính phủ cũng cần tác động vào bên cầu của thị trường sản phẩm BHTDXK. Đó là các doanh nghiệp xuất khẩu, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Bằng việc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào thị trường BHTDXK, doanh nghiệp sẽ tự làm quen với hoạt động bảo hiểm mới, qua đó chủ động và linh hoạt hơn trong việc quản lý rủi ro thương mại quốc tế. Sự khuyến khích ở đây bắt đầu từ việc đẩy mạnh phổ biến, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như thường xuyên cung cấp thông tin về các quốc gia, ngành hàng, tổ chức nhập khẩu, thông tin rủi ro của các thị trường xuất khẩu đến các chính sách như giảm thuế, hỗ trợ một phần chi phí tham gia…Vì vậy, điều quan trọng không không chỉ nằm ở việc xây dựng tổ chức cung cấp mà ở khách hàng sử dụng dịch vụ hay chính các nhà xuất khẩu, phải để chính các doanh nghiệp xuất khẩu nhận thấy được những lợi ích mà BHTDXK mang lại. Có như vậy, doanh nghiệp mới chủ động, tích cực nắm bắt thông tin, tìm hiểu về loại hình bảo hiểm này.
2.2.1 Nghiên cứu và khai thác sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Theo đề án thí điểm, trước mắt các tổ chức sẽ triển khai sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn. Nhưng để đáp ứng nhu cầu thực tế của các doanh ngiệp xuất khẩu, tổ chức BHTDXK nên bắt đầu nghiên cứu và triển khai loại hình BHTDXK trung và dài hạn. Cùng với đó, đổi mới và đa dạng loại hình BHTDXK ngắn hạn như các tổ chức NEXI hay US Eximbank đã thực hiện ở phần trên, mở rộng phạm vi bảo hiểm từ hàng hóa dịch vụ sang đầu tư nước ngoài, biến động tỷ giá hối đoái.
Tỷ lệ phí bảo hiểm cũng là một vấn đề quan trọng quyết định doanh nghiệp tham gia BHTDXK hay không. Tỷ lệ phí bảo hiểm trên thế giới thông thường từ 0,2-1%. Mức phí quá cao chắc chắn sẽ làm tăng chi phí hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp và làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, khi xây dựng biểu phí bảo hiểm chúng ta nên tính toán trong một tỷ lệ hợp lý theo tình hình thực tế của từng quốc gia.
2.2.2 Xây dựng hệ thống thông tin giám sát rủi ro
Bất kỳ một tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nào đều cần phải xây dựng hệ thống đánh giá, phân tích rủi ro. Để xác định rủi ro mà doanh nghiệp xuất khẩu có thể gặp phải, tổ chức BHTDXK cần cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ và chính xác về nhà nhập khẩu và quốc gia nhập khẩu. Đó có thể là tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình kinh tế chính trị - xã hội của một quốc gia.
Một số tổ chức BHTDXK lớn trên thế giới như Euler Hermes, Coface… đều có hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng hoàn thiện dựa trên cở sở dữ liệu về nhà nhập khẩu lớn. Các tổ chức này đánh giá rủi ro dựa trên yêu cầu bảo hiểm của khách hàng, điều chỉnh mức độ rủi ro, từ đó chấp nhận, xác định phí bảo
hiểm tương ứng hay từ chối đơn bảo hiểm. Do đó, chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm thành công này nhằm cải thiện cơ chế quản lý rủi ro và chất lượng quản lý rủi ro và thu thập thông tin có liên quan thông qua các kênh khác nhau. Với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, cần có các giải pháp tăng cường trao đổi thông tin với các đối tác nước ngoài và chia sẻ các nguồn thông tin. Đây có thể là các hiệp hội tín dụng như Hiệp hội Berne, ICISA…tham gia vào các hiệp hội này chúng ta có thể sử dụng lợi thế về kênh thông tin này và lợi thế của một thành viên, hoặc có thể đó là các tổ chức BHTDXK lớn trên thế giới thông qua hợp tác tái bảo hiểm như quan hệ hợp tác giữa PVI với Euler Hermes. Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm có thể liên hệ với các công ty tư vấn thông tin nổi tiếng trong nước và nước ngoài để mở rộng kênh thông tin.
Bên cạnh đó, tận dụng sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc xây dựng kênh thông tin cung cấp chi tiết về tình hình doanh nghiệp như hoàn thiện hệ thống dịch vụ kiểm toán tin cậy, thực thi chuyên môn đáp ứng chuẩn mực kiểm toán quốc tế tránh sai lệch thông tin tài chính doanh nghiệp hay tăng cường tính công khai, minh bạch của thị trường cũng là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng hệ thống thông tin giám sát rủi ro.
2.2.3 Phối hợp với Ngân hàng cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Sự phối hợp giữa Ngân hàng với các tổ chức cung cấp BHTDXK thể hiện ở chỗ Ngân hàng sẽ xem hợp đồng BHTDXK của doanh nghiệp như là tài sản thế chấp bảo đảm cho việc doanh nghiệp vay vốn tại các Ngân hàng. Nếu xem đây như là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp vay vốn thì hoạt động BHTDXK sẽ tăng lên một cách đáng kể. Mối liên hệ tác động qua lại giữa thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và thị trường vốn, thị trường xuất
khẩu hàng hóa tạo nên một lực đẩy kinh tế tổng hợp mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế.
Mặt khác, quy trình cung cấp sản phẩm BHTDXK ngày nay đều có sự tham gia rất lớn của Ngân hàng với vai trò là người cấp tín dụng cho bên nhập khẩu. Cả tổ chức BHTDXK và Ngân hàng đều có sự phối hợp chặt chẽ để cấp khoản vay tín dụng. Chẳng hạn như vào năm 2004, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam ký kết một hợp đồng tín dụng trị giá 150 triệu USD. Theo đó, Ngân hàng ABN Amro của Đức cung cấp 85% tín dụng, còn lại 15% do Ngân hàng Pháp Natexis Banques Populaires tài trợ. Khoản tín dụng này được ba tổ chức tín dụng xuất khẩu là ECGD (Anh), Coface (Pháp), và Euler Hermes (Đức) bảo hiểm, sử dụng cho việc mua 3 chiếc máy bay mới của Airbus. Trong mối quan hệ này, chúng ta có thể thấy Natexis Banques Populaires là chủ sở hữu của Coface.
Vì vậy, Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Ngân hàng với các tổ chức BHTDXK là điều cần thiết, cần tiến hành.
2.2.4 Mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế khác
Tổ chức BHDTXK có thể hợp tác với các hiệp hội và các ngân hàng để tăng hiệu quả hoạt động của mình. Ví dụ tổ chức BHTDXK của Hà Lan (NCM) có quan hệ lâu dài với tổ chức Factors Chain International (FCI). Với các dự án xuất khẩu rủi ro cao, tổ chức BHTDXK sẽ cung cấp bảo lãnh rủi ro cho FCI và đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Trong điều kiện hiện tại của nước ta, cần thiết phát huy nội lực về tổ chức quản lý điều hành và chuyên môn, quan hệ quốc tế của hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Đồng thời hợp tác với các tổ chức bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu quốc tế để từ đó thiết lập cơ cấu chấp nhận và chuyển giao rủi ro bảo hiểm tín dụng phù hợp.
2.3 Kiến nghị đối với Doanh nghiệp xuất khẩu
2.3.1 Nâng cao kiến thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Việc nâng cao kiến thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của doanh nghiệp bắt đầu từ việc nhận thức đúng đắn vai trò của loại hình bảo hiểm này đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Bản thân sản phẩm BHTDXK đã có một lịch sử lâu đời và đã chứng minh được vai trò của nó trong việc giảm thiểu rủi ro khi tham gia vào thương mại quốc tế. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn chưa sử dụng nhiều các công cụ quản lý rủi ro. Các doanh nghiệp chủ yếu hạn chế rủi ro thông qua phương thức Tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu mà các doanh nghiệp hướng tới chủ yếu là Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật Bản..nơi mà hình thức thanh toán L/C không phổ biến. So với phương tiện thanh toán L/C, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu – ECI có những lợi thế sau:
• Nâng cao khả năng cạnh tranh so với đối thủ: Bởi vì Doanh nghiệp an tâm khi cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. Đối với nhà nhập khẩu, việc được trả chậm tiền hàng là ưu đãi lớn mà đôi khi giá hợp đồng không