Quản lý nước la canh

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng chất lượng nước vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh, việt nam (Trang 28 - 31)

3. Phân tích hiện trạng

3.5.3Quản lý nước la canh

Lượng nước la canh tạo ra của mỗi tàu du lịch (để làm mát máy và động cơ) trung bình là 1,05m3 mỗi chuyến đi. Theo thông tin từ các thuyền trưởng tàu du lịch được khảo sát, 75% số tàu du lịch đã tách dầu ra khỏi nước trước khi xả nước ra Vịnh; trong khi đó có 19% mang nước la canh vào bờ để xử lý sau mỗi chuyến đi. 3% số tàu du lịch xả thẳng nước la canh ra Vịnh mà không có bất kì biện pháp xử lý nào (hình 13).

91% 39% 37% 19% 59% 11% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Thùng phân loại rác Thay gói nhỏ bằng chai lớn Thay chai sử dụng một lần bằng nhiều lần Tái chế giấy, nhựa… Bán hoặc cho thức ăn thừa Khác 33% 79% 7% 41% 17% 4% 4% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Tự đồng ngắt dòng chậu rửa/bồn Két nước vệ sinh hai chế độ Thẻ đề nghị sử dụng lại khăn, ga Hạn chế dòng chảy vòi sen Dòng chảy nhỏ chậu rửa Bồn tiều không dùng nước Khác

28

Hình 13. Biện pháp xử lý nước la canh

Hình 14 cho thấy kết quả khảo sát về thiết bị lọc nước la canh được các tàu thuyền du lịch sử dụng. Trong số 114 tàu du lịch khảo sát, 82% có thiết bị lọc nước la canh. Còn lại 18% nói rằng họ không cần thiết bị tách dầu do tàu của họ được làm bằng kim loại. Tuy nhiên câu trả lời này chưa rõ ràng vì vật liệu chế tạo tàu không có ảnh hưởng đến việc tạo ra nước la canh. Trong số các tàu có lắp đặt thiết bị tách dầu, 34% khẳng định rằng thiết bị hoạt động rất hiệu quả và 48% nói rằng nó hoạt động hiệu quả.

Mặc dù tất cả thuyền trưởng các tàu đều cho rằng thiết bị tách dầu phần nào mang lại hiệu quả, nhóm điều tra viên qua quan sát và phỏng vấn với các thuyền trưởng thấy rằng hầu hết thiết bị tách dầu đều không ở chế độ bật. Trong nhiều tàu du lịch, các thiết bị tách dầu chỉ được sử dụng khi Bộ Giao thông Vận tải thanh kiểm tra. Như vậy, mặc dù phần lớn các thuyền trưởng trong cuộc khảo sát khẳng định có xử lý nước la canh trước khi thải, quá trình quan sát, phản hồi và phỏng vấn sau đó cho thấy nếu không có thanh tra, phần lớn các nước la canh được thải trực tiếp ra Vịnh.

75% 3%

19%

4%

Tách dầu rồi thải xuống Vịnh

Thải xuống Vịnh không qua xử lý Mang về bờ Khác Không, 18% 39, 34% 55, 48% 0, 0% 0, 0% Có, 82%

29

Hình 14. Hiệu quả của thiết bị tách dầu

3.5.4 Quản lý nước la canh

Lượng nước la canh trung bình (nước có lẫn dầu) tạo ra từ mỗi tàu đi trong ngày là 12,2m3 cho mỗi chuyến đi. Hình 15 cho thấy 46% số tàu được khảo sát đã lắp đặt thiết bị lắng/lọc, 27% có thiết bị tách nước, và 24% có cả hai loại thiết bị ngày. 3% còn lại không sử dụng bất kỳ thiết bị xử lý nước nào trên tàu mà dùng biện pháp khác để xử lý hoặc hoàn toàn không xử lý nước thải.

Hình 15. Thiết bị xử lý nước la canh

Kết quả khảo sát trong hình 16 cho thấy biện pháp “tách/lắng rồi thải ra Vịnh” là biện pháp xử lý nước được các tàu du lịch sử dụng phổ biến nhất (77%), trong khi chỉ 20% mang nước thải vào bờ để xử lý.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả khảo sát, quá trình quan sát và phỏng vấn một số thuyền thưởng cho thấy nước la canh được thải trực tiếp ra Vịnh vì hoàn toàn không có điểm thu gom nước thải tại cảng cũng như trên bờ. Do đó, có thể nghi ngờ tính xác thực trong câu trả lời của 20% tàu khảo sát nói rằng mang nước thải vào bờ để xử lý. Mặc dù chỉ 3% thuyền trưởng tàu cho biết họ xả trực tiếp nước thải ra Vịnh mà không xử lý, thực tế con số này có thể sẽ cao hơn. 27% 46% 24% 3% Thiết bị tách Thiết bị lắng Cả hai Không

30

Hình 16. Biện pháp xử lý nước la canh

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng chất lượng nước vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh, việt nam (Trang 28 - 31)