Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng các mô hình động để dạy học phần sinh học tế bào, sinh học 10 THPT (Trang 69 - 81)

Sử dụng mô hình động kết hợp với một số phương pháp khác để giảng dạy một số bài trong phần Sinh học tế bào ở trường THPT. So sánh giữa các lớp thực nghiệm và đối chứng để rút ra kết luận.

3.4.1. Xác định đối tượng thực nghiệm

- Chúng tôi thực nghiệm sư phạm tại 6 lớp 10 (3 lớp TN và 3 lớp ĐC) ban cơ bản ở 3 trường THPT:

+ Trường THPT Quì Hợp I (Quì Hợp - Nghệ An) + Trường THPT Thái Lão (Hưng Nguyên - Nghệ An )

- Dựa vào kết quả phân loại học sinh, chúng tôi chọn mỗi trường 1 lớp thực nghiệm (TN), một lớp đối chứng (ĐC) tương đương nhau về số lượng và chất lượng học tập, đều do cùng một GV giảng dạy.

3.4.2. Bố trí thực nghiệm

- Lớp thực nghiện được dạy bằng phương pháp sử dụng mô hình động theo hướng phát huy tính tích cực của HS. Bài soạn do chúng tôi thiết kế.

- Lớp đối chứng được dạy theo giáo án mà GV giảng dạy tại lớp đó áp dụng.

Các lớp thực nghiệm và đối chứng do cùng một GV dạy, đồng đều về thời gian, nội dung kiến thức và các điều kiện khác.

3.4.3. Các bước tiến hành a) Chuẩn bị thực nghiệm

- Bước chuẩn bị cho công việc thực nghiệm là một bước rất quan trọng, nó quyết định tính chính xác và sự thành công của thực nghiệm.

- Bước chuẩn bị thực nghiệm bao gồm các công việc sau:

+ Trước khi thực nghiệm, chúng tôi tìm hiểu trình độ nhận thức chung của học sinh bằng công việc điều tra và qua nhận xét đánh giá của các GV dạy trực tiếp giảng dạy.

+ Chuẩn bị kiểm tra về điều kiện cơ sở vật chất các phương tiện phục vụ cho bài giảng.

+ Khâu chọn GV trực tiếp giảng dạy là những GV đào tạo đúng ngành sư phạm sinh và đã có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy ở trường THPT, thống nhất, trao đổi với GV trực tiếp giảng dạy về mục đích yêu cầu, nhiệm vụ và nội dung bài dạy, thống nhất cách soạn giáo án, các khâu kiểm tra đánh giá, tiêu chí và cách xử lý thông tin.

+ Khâu soạn giáo án:

- Lớp đối chứng giáo án soạn theo giáo viên giảng dạy tại lớp.

- Lớp thực nghiệm giáo án soạn theo phương pháp sử dụng mô hình động theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

GV tiến hành dạy các giáo án được soạn ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm tiến hành kiểm tra và đánh giá kết quả. Tập trung đánh giá kết quả học tập về tri thức, kỹ năng và sự phát triển trí tuệ của HS

- Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra 3 bài, 2 bài đầu thời gian 5 phút/bài, bài thứ 3 với thời gian 15 phút/bài, mỗi bài kiểm tra có thể được tiến hành vào cuối các tiết học (Đề bài kiểm tra ở phần phụ lục).

- Sau thực nghiệm 2 tuần chúng tôi kiểm tra độ bền kiến thức của HS bằng 2 bài kiểm tra với 1 bài 15 phút, 1 bài thời gian 45 phút/bài.

- Cuối cùng chúng tôi phân tích kết quả.

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Về mặt định lượng: Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm xong chúng tôi tiến hành kiểm tra và chấm bài kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1: Phân loại trình độ học sinh qua các lần kiểm tra trong quá trình thực nghiệm

Qua bảng 3.1 cho thấy: Trong mỗi lần kiểm tra thì tỷ lệ HS điểm yếu kém ở các lớp thực nghiệm luôn thấp hơn ở các lớp đối chứng và có chiều hướng giảm dần qua các lần kiểm tra. Còn ở các lớp đối chứng thì tỷ lệ yếu kém luôn cao hơn và không biểu hiện xu hướng đó.

Tỷ lệ điểm khá ở các lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng trong mỗi lần kiểm tra và tăng dần từ kiểm tra thứ 1 đến thứ 3: 48,1; 52,6; 57,7. Ngược lại, ở lớp đối chứng phần trăm điểm khá không ổn định, có xu hướng ổn định qua các thế hệ: 35,6;

Bài TN Phương án Tổng số bài Dưới Trung bình Trung bình Khá Giỏi Số

bài % bàiSố % bàiSố % bàiSố %

1 ĐCTN 156152 1930 12,219,7 6644 28,243,4 7554 35,648.1 182 11,51,3 2 ĐCTN 156152 1226 17,17,7 6539 25,043,6 8258 38,252,6 233 14,72,0 3 ĐCTN 156152 1123 15,17,2 6629 18,542,7 9059 38.657,7 264 16,72,6 Tổng ĐCTN 468456 4279 17,4 194 42,6 171 37,79,0 112 23,9 247 52,8 679 14,32,0

38,2; 38,6. Điểm giỏi ở các lớp thực nghiệm luôn tăng dần qua các bài kiểm tra: 11,5; 14,7; 16,7

Như vậy, việc sử dụng mô hình động để dạy học phần sinh học tế bào theo hướng phát huy tính tích cực của HS, đã thể hiện sự tăng tỷ lệ HS khá giỏi, ngược lại, ở lớp đối chứng phần trăm điểm giỏi không ổn định, có xu hướng ổn định qua các thế hệ: 1,3; 2,0; 2,6.

Bảng 3.2 : So sánh kết quả ở hai nhóm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng qua các lần kiểm tra trong quá trình thực nghiệm

Bài TN Phương án n X ± m s CV(%) dTN - DC td 1 TN ĐC 156 152 6,7 ± 0.09 5,8 ± 0.09 1,17 1,19 17,4 20,5 0,9 6.92 2 TN ĐC 156 152 7,15 ± 0.13 6,2 ± 0,12 1,15 1,18 16,08 19,03 0,95 7.3 3 TN ĐC 156 152 7,43 ± 0,12 6,24 ± 0,12 1,09 1,14 14,7 18.2 1,19 9.15

Qua bảng trên cho thấy: Điểm trung bình cộng cả 3 lần kiểm tra của lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng, hiệu dTN - ĐC của trung bình cộng giữa thực nghiệm và đối chứng đều dương. Những tham số này phản ánh lớp thực nghiệm đạt kết quả cao học tập cao hơn lớp đối chứng.

Điểm trung bình cộng của các lớp thực nghiệm tăng dần từ lần kiểm tra thứ nhất đến thứ 3: cụ thể 6,7; 7,15; 7,43. Kết quả này cho thấy sự định hướng theo chiều tăng tiến trong quá trình lĩnh hội tri thức của HS trong lớp thực nghiệm. Ngược lại ở lớp đối chứng, điểm trung bình cộng về cơ bản ổn định qua các lần kiểm tra : 5,8; 6,2; 6,24

Hiệu số trung bình cộng (dTN-ĐC) ở các bài kiểm tra đều dương và càng về sau càng tăng dần từ lần kiểm tra đầu tiên là 0,9; 0,95; 1,19 với độ tin cậy 99%. Từ kết quả này cho ta thấy được khối lớp TN thực sự đạt kết quả cao hơn hẳn so với lớp ĐC. Chứng tỏ việc

dạy học có sử dụng mô hình động phần sinh học tế bào đã phát huy được tính tích cực của học sinh và đưa lại kết quả học tập cao.

Độ biến thiên ở lớp TN trong mỗi lần kiểm tra luôn thấp hơn lớp ĐC và theo xu hướng giảm dần. Qua các lần kiểm tra ở lớp thực nghiệm, hệ số biến thiên lần 1 là 17,4 đến lần thứ 3 là 14,7 chứng tỏ việc dạy học có sử dụng mô hình động nhằm phát huy tính tích cực của HS đã làm cho kết quả vững chắc và ổn định. Trong khi đó độ biến thiên ở lớp đối chứng tăng giảm vô hướng, hệ số biến thiên trong các lần kiểm tra đã phản ánh số liệu biến động hơn ở các lớp thực nghiệm và ở mức trung bình.

Bảng 3.3 : Phân loại các bài kiểm tra trong thực nghiệm

Phương án n x ± m CV(%) dTN - DC td

TN 405 7,1 ± 0,075 21,13

1,02 9,7

Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và đối chứng

Sau khi tiến hành thực nghiệm xong chúng tôi tiến hành kiểm tra độ bền kiến thức và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.4 : Phân loại trình độ học sinh qua các lần kiểm tra sau thực nghiệm

Bảng 3.5: Bảng so sánh kết quả ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng qua các lần kiểm tra sau thực nghiệm

Bài TN Phương án n x ± m s CV(%) dTN - DC td 1 TN 156 7,1 ± 0,14 1,16 16,34 ĐC 152 6,2 ± 0,13 1,2 19.35 Bài TN Phương án Bài kiểm tra Dưới trung bình Trung bình Khá Giỏi Số % Số % Số % Số %

bài bài bài bài

1 TN 156 13 8,3 40 25,4 86 55,13 17 10,90 ĐC 152 30 19,4 60 39,7 56 36,84 6 3,95 2 TN 156 11 7,5 39 25,0 82 52,56 24 15,38 ĐC 152 27 17,6 61 40,3 57 37,50 6 3,95 Tổng TN 312 24 7,9 79 25,32 168 53,85 41 13,14 ĐC 304 57 18,5 121 39,0 113 37,17 12 3,95

2 TN 156 7,4 ± 0,13 1,15 15,55

ĐC 152 6,3 ± 0,13 1,18 18,7

Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

Qua bảng 3.4, bảng 3.5 và biểu đồ 3.2 ta cũng thấy được kết quả ở lớp thực nghiệm có điểm trung bình, đạt tương đối còn điểm khá và giỏi cao hơn lớp đối chứng. Mặt khác, so sánh kết quả lớp thực nghiệm sau quá trình thực nghiệm với trong quá trình thực nghiệm, thì thấy các giá trị vẫn ổn định. điều đó chứng tỏ việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh có sử dụng tranh mô hình động vào giảng dạy phần sinh học tế bào có độ bền kiến thức cao hơn.

3.5.2 Về mặt định tính

Thông qua việc sử dụng mô hình động theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh chúng tôi thấy ở nhóm lớp thực nghiệm hơn hẳn so với đối chứng về lòng say mê, nhiệt tình, học tập tích cực hơn, khả năng khai thác, tích luỹ kiến thức, năng lực tư duy và độ bền kiến thức…

Căn cứ vào kết quả thu được, chúng tôi phân tích các bài kiểm tra của lớp TN và ĐC qua từng loại kiến thức, chất lượng định tính thể hiện rõ qua các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, khái quát hoá, đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức, khả năng suy luận và sáng tạo để trả lời các câu hỏi có tính liên hệ thực tiễn cao.

Qua việc phân tích các bài kiểm tra học sinh ở lớp thực nghiệm nắm vững kiến thức hơn so với với đối chứng thể hiện ở các mặt sau.

* Về hứng thú và mức độ tích cực học tập

Phương pháp sử dụng mô hình động trong dạy học tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn HS vào hoạt động học tập, không khí lớp học trở nên sôi nổi, hào hứng và các em thích được quan sát, tìm tòi và được tranh luận phát biểu ý kiến của mình, trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra hoặc trao đổi nhóm hay điền vào phiếu học tập. Đặc biệt khi chúng tôi sử dụng mô hình động chiếu trên máy projectơ thì không khí học tập lại sôi nổi hơn, các em chăm chú theo dõi hơn và nhiều em cảm thấy hào hứng.

* Về kỹ năng khai thác, lĩnh hội kiến thức

Kết quả các bài kiểm tra cho thấy kỹ năng khai thác và lĩnh hội kiến thức của học sinh ở lớp thực nghiệm hơn lớp đối chứng về sự hiểu biết các khái niệm và bản chất các khái niệm.

Ví dụ ở câu hỏi: Quan sát mô hình động và hoàn thành bảng diễn biến của các kỳ nguyên phân.

Đây là bài kiểm tra 15 phút, với mức độ câu hỏi không phải là khó, nhưng khi chúng tôi yêu cầu hoàn thành trên một sơ đồ hoặc bảng một số em ở lớp ĐC có vẻ lúng túng, đa số các em ở lớp TN làm rất nhanh. Một số em trình bày đầy đủ và rất tốt ví dụ như em Ngô Thị Nhàn và Hoàng Thị Thuý Vân lớp 10A4.

Các em trình bày đầy đủ ở bảng sau:

Các kì nguyên phân Những diễn biến các kì của nguyên phân

Kỳ đầu: Các NST kép sau khi nhân đôi ở kỳ trung gian dần được co xoắn.

Màng nhân dần tiêu biến,thoi phân bào dần dần xuất hiện.

Kỳ giữa: Các NST kép co ngắn cực đại và tập trung thành một hàng

trên mặt phẳng xích đạo.

Kỳ sau: Các NST tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.

Kỳ cuối NST dãn xoắn và màng nhân xuất hiện.

Đối với câu hỏi kiểm tra 5 phút với nội dung trình bày vị trí, cấu trúc và chức năng của lưới nội ở sinh vật nhân thực đa số các em ở lớp thực nghiệm hoàn thành tốt, một số em ở lớp ĐC có sự nhầm lẫn giữa lưới nội chất hạt và lưới nội chất không hạt Ở cả 2 lóp thực nghiệm và đối chứng chúng tôi đã đề cập rõ vai trò của ri bô xôm của lưới nội chất hạt và vai trò của enzim của lưới nội chất không hạt trên hình vẽ và đã so sánh được giữa lưới nội chất hạt và lưới nội chất không hạt, nhưng trong khi làm bài kiểm tra vẫn có nhiều em ở lớp đối chứng chưa hoàn thành được kiến thức.

Một số bài làm tốt như của em Chu thị Quỳnh Hoa lớp 10A1. Câu trả lời của em như sau:

Ngoài ra em Chu Thị Quỳnh Hoa còn trình bày được Ribôxôm có vai trò quan trọng trong lưói nội chất hạt tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin, Enxim đóng vai trò quan trọng trong lưới nội chất không hạt như tham gia tổng hợp lipit, chuyển hoá đường,phân huỷ chất độc hại đối với cơ thể.

Một số em ở lớp ĐC nhầm kiến thức khá trầm trọng, các em lại nêu lưới nội chất hạt chứa ribôxom tham gia tổng hợp lipit.

Đối với bài kiểm tra 45 phút đây là bài kiểm tra sau thực nghiệm để xác định độ bền kiến thức của học sinh. Ở bài kiểm tra này đa số các em làm rất tốt.

Lưới nội chất hạt Lưới nội chất không hạt Vị trí, cấu

trúc

Gần nhân, có một đầu được liên kết với màng nhân, đầu kia nối với hệ thống lưới nội chất trơn, trên màng có đính các hạt Ribôxôm

Xa nhân, không có đính các hạt Ribôxôm, có nhiều loại Enxim.

Chức năng Tổng hợp protêin tiết ra ngoài tê bào cũng như các protêin cấu tạo nên màng tế bào.

Tham gia vào qúa trình tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể.

Nội dung chính của đề kiểm tra 1 tiết là câu 1, : Lập bảng so sánh quá trình nguyên phân và giảm phân

Yêu cầu: So sánh hoạt động của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân Hầu hết HS ở cả lớp ĐC và TN đều trả lời tốt về hoạt động của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân, nhưng ít em đưa ra được những so sánh một cách cụ thể về hoạt động của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân, khi trình bày bài làm giữa 2 lớp TN, ĐC có sự khác nhau rõ rệt. Các em ở lớp TN trình bày ngắn gọn và rõ ràng hơn, trong khi đó các em ở lớp ĐC viết nhiều mà vẫn chưa đủ ý, qua đây ta cũng thấy được khả năng trình bày của các em thuộc lớp TN tốt hơn lớp ĐC.

Còn đối với các bài học trên lớp, ở các lớp TN do sử dụng mô hình động để dạy học nên khả năng tiếp thu của học sinh rất nhanh và các em học rất hăng hái. Cụ thể, khi dạy học bằng mô hình động chúng tôi có kết hợp với phương pháp sử dụng phương pháp grap trong dạy học bài Vận chuyển các chất qua màng sinh chất, khi chúng tôi chiếu mô hình động về quá trình nhập bào, xuất bào, sau đó yêu cầu học sinh lập grap về quá trình nhập bào, xuất bào, có tới 2/3 lớp hoàn thành xong trước.

Như vậy, lớp TN sự lĩnh hội kiến thức của các em là chủ động và phát huy được tính tích cực nên các em hiểu sâu kiến thức, có năng lực tư duy sáng tạo, khả năng lập grap trình bày grap tốt, biết vận dụng kiến thức và nhớ lâu hơn còn ở lớp ĐC.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Qua điều tra tình hình dạy-học ở một số trường THPT ở tỉnh Nghệ An cho thấy hiện nay giáo viên Sinh học ở các trường THPT đã sử dụng phương pháp dạy học tích cực với

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng các mô hình động để dạy học phần sinh học tế bào, sinh học 10 THPT (Trang 69 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w