Thiết kế một số bài giảng theo hướng sử dụng mô hình động để thực hiện hoạt

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng các mô hình động để dạy học phần sinh học tế bào, sinh học 10 THPT (Trang 63)

hiện hoạt động dạy học

BÀI 3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC I. Mục tiêu:

+ Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào; + Nêu được vai trò của nguyên tố vị lượng đối với tế bào;

+ Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định các đặc tính lí hóa của nước;

+ Trình bày vai trò của nước đối với tế bào.

2. Kỹ năng:

+ Rèn luyện kỹ năng so sánh - tổng hợp - quát sát tranh, hình phát hiện kiến thức.

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn tài nguyên nước.

II. Phương pháp: Vấn đáp - thảo luận nhóm - giảng giải, trình chiếu powerpoint.

III. Đồ dùng dạy học

+ GV:

- Các mô hình động về cấu trúc hoá học của nước . - Màn ảnh, máy chiếu, máy vi tính.

- Bảng 3 SGV

+ HS: Vở soạn, SGK

IV. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ:

GV: Nêu đặc điểm của mỗi giới sinh vật  GV: Chữa bài tập 1,3 SGK Trang 12,13

2. Dạy bài mới:

Trọng tâm của bài: Các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào.

Cấu trúc hoá học và vai trò của nước Mở bài GV hỏi: Trong tự nhiên có những loại nguyên tố nào? Tế bào được cấu tạo từ những nguyên tố nào?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu các nguyên tố hóa học GV

: Cho HS đọc thông tin

SGK Và trả lời câu hỏi:

H: Tại sao các tế bào khác nhau lại được cấu tạo chung từ số nguyên tố

HS: Nghiên cứu SGK và quan sát bảng 1 (SGV trang 24) phóng to.

+ Trao đổi nhanh và lớp nhận xét bổ sung, nêu

I. Các nguyên tố hóa học

+ Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên thế giới sống và không sống.

+ Các nguyên tố C,H,O,N Chiếm 95% khối lượng cơ thể sống.

nhất định? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

H: Vì sao 4 nguyên tố C, H, O, N là những nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào?

H: Vì sao Cacbon là nguyên tố quan trọng?

GV: Nhận xết và bổ sung kiến thức

GV: Nêu câu hỏi:

H: Thế nào là nguyên tố đa lượng? Vai trò của các nguyên tố đa lượng? Cho ví dụ minh họa?

H: Thế nào là nguyên tố vi lượng? Vai trò của các nguyên tố hóa học quan trọng. Đặc biệt là nguyên tố vi lượng?

Liên hệ : Vai trò quan trọng của nguyên tố hóa học. Đặt biệt là nguyên tố vi lượng

GV: Nhận xét và hoàn thiện kiến thức

được :

- Các tế bào tuy khác nhau nhưng có chung nguồn gốc - 4 nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn

- Cacbon có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử → cùng một lúc tạo nên 4 liên kết cộng hóa trị

HS : Nghiên cứu thông tin SGK trang 15 trả lời câu hỏi

HS: Nêu được

+ Thiếu iốt gây nên bướu cổ

+ Thiếu Cu - Cây chết + Thiếu Mo - cây vàng lá

+ Cacbon là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ.

+Các nguyên tố hóa học nhất định tương tác với nhau theo quy luật lí hóa hình thành nên sự sống và dẫn tới đặc tính sinh học nổi trội chỉ có thế giới sống.

1. Nguyên tố đa lượng

+ Nguyên tố đa lượng là những nguyên tố có lượng chứa lớn trong khối lượng khô của cơ thể .

+ Ví dụ: C,H,O,N,S,K

+ Vai trò: Tham gia cấu tạo các đại phân tử hữu cơ như Prôtêin, Cacbonhiđrát, lipít và axitnuclêic là chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào.

2 Nguyên tố vi lượng

+ Nhỏ trong khối lượng khô của tế bào.

+ Ví dụ: Fe ,Cu ,Bo,Mo,Iốt + Vai trò: Tham gia vào các quá trình sống cơ bản của tế bào

Họat động 2: Tìm hiểu nước và vai trò của nước trong tế bào

GV: Cho HS quan sát mô hình động về cấu trúc hoá học của nước, đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi:

H: Nước có cấu trúc như thế nào?

H: Cấu trúc của nước giúp cho nước có đặc tính gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Liên hệ: Hậu quả gì sẽ xảy ra khi đưa các tế bào sống vào ngăn đá của tủ lạnh?

-GV cho học sinh xem hình ảnh con gọng vó đi trên mặt nước, Tôm sống dước băng và giảng giải : + Con gọng vó đi được

HS:Nghiên cứu SGK và quan sát mô hình động về cấu trúc hoá học của nước để trả lời câu hỏi:

HS: Phân tích mô hình động về cấu trúc hoá học của nước và vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi :

+ Nước thường: các liên kết H2 luôn bị bẽ gãy và tái tạo liên tục

+ Nước đá : các liên kết H2

luôn bền vững khả năng tái tạo không có

+Tế bào sống có 90 % là nước, khi ta để tế bào vào tủ đá thì nước mất đặc tính lí hóa

II Nước và vai trò của nước trong tế bào

1 Cấu trúc và đặc tính lí, hóa của nước

a - Cấu trúc:

- Một nguyên tử Oxi kết hợp 2 nguyên tử hiđrô bằng liên kết cộng hóa trị

- Phân tử nước có 2 đầu tích điện trái dấu do đôi điện tử trong liên kết bị kéo lệch về phía oxi

b - Đặc tính:

- Phân tử nước có tính phân cực: + Phân tử nước này hút phân tử nước kia.

+ Phân tử nước hút các phân cực khác.

trên mặt nước là do: Các liên kết hiđrô đã tạo nên mạng lước nước và sức căng bề mặt nước.

+ Tôm vẫn sống được dước lớp băng là do băng đã tạo thành lớp cách điện giữa không khí lạnh ở trên và lớp nước ở dước.

GV: Nêu câu hỏi tiếp

H: Nếu trong một vài ngày không có nước uống thì cơ thể sẽ như thế nào?

H: Nước có vai trò như thế nào đối với tế bào và cơ thể?

GV: Nhận xét và bổ sung kiến thức.

HS: Sẽ khát khô họng, tế bào thiếu nước lâu và dẫn đến chết.

HS: Nghiên cứu và trả lời câu hỏi:

2 Vai trò của nước đối với tế bào

- Các phân tử nước trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc dạng liên kết.

- Nước chiếm tỉ lệ rất lớn trong tế bào, nên có vai trò quan trọng. Là thành phần cấu tạo nên tế bào.

+ Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết

+ Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa.

+ Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

V. Cũng cố.

- HS đọc kết luận SGK trang 17.

- Gợi ý trả lời các câu hỏi sgk sau bài học

? Tại sao phải bón phân hợp lý cho từng loại cây trồng( Vì mỗi loại cây có nhu cầu

về các nguyên tố khác nhau )

? Tại sao cần thay đổi món ăn cho đa dạng hơn là chỉ ăn một số món ăn yêu thích cho dù là rất bổ( vì ăn các món ăn khác nhau sẽ cung cấp cho cơ thể chúng ta đầy đủ

các nguyên tố hóa học, trong đó có các nguyên tố vi lượng, vitamin…)

? Tại sao khi quy hoạch đô thị người ta cần dùng một khoảng đất thích hợp để trồng cây xanh( vì cây xanh là mắt xích quan trong chu trình cacabon)..

VI. Dặn dò:

- HS học bài và trả lời câu hỏi sgk vào tập. - Đọc phần em có biết và đọc trước bài 4.

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

- Mục đích thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra hiệu quả của phương pháp dạy học sử grap, mô hình động theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

- Kiểm định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.

3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

- Đánh giá hệ thống các mô hình động đã xây dựng cho nội dung chương trình Sinh học tế bào – Sinh học 10 THPT.

- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống các mô hình động trong việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh lớp 10 trường THPT – DTNT Tân Kỳ - Nghệ An, trường THPT Quì Hợp I – Quì Hợp - Nghệ An và trường THPT Thái Lão - Hưng Nguyên - Nghệ An.

3.3. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành dạy 3 bài thuộc chương I,II, IV phần Sinh học tế bào SGK Sinh học 10 cơ bản bằng việc sử dụng mô hình động.

Cụ thể đó là:

TT Tên bài dạy Số tiết

1 Bài 3: Các nguyên tố hoá học và nước 1

2 Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng. 1

3 Bài 18: Chu kỳ tế bào và qua trình nguyên phân 1

3.4. Phương pháp thực nghiệm

Sử dụng mô hình động kết hợp với một số phương pháp khác để giảng dạy một số bài trong phần Sinh học tế bào ở trường THPT. So sánh giữa các lớp thực nghiệm và đối chứng để rút ra kết luận.

3.4.1. Xác định đối tượng thực nghiệm

- Chúng tôi thực nghiệm sư phạm tại 6 lớp 10 (3 lớp TN và 3 lớp ĐC) ban cơ bản ở 3 trường THPT:

+ Trường THPT Quì Hợp I (Quì Hợp - Nghệ An) + Trường THPT Thái Lão (Hưng Nguyên - Nghệ An )

- Dựa vào kết quả phân loại học sinh, chúng tôi chọn mỗi trường 1 lớp thực nghiệm (TN), một lớp đối chứng (ĐC) tương đương nhau về số lượng và chất lượng học tập, đều do cùng một GV giảng dạy.

3.4.2. Bố trí thực nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lớp thực nghiện được dạy bằng phương pháp sử dụng mô hình động theo hướng phát huy tính tích cực của HS. Bài soạn do chúng tôi thiết kế.

- Lớp đối chứng được dạy theo giáo án mà GV giảng dạy tại lớp đó áp dụng.

Các lớp thực nghiệm và đối chứng do cùng một GV dạy, đồng đều về thời gian, nội dung kiến thức và các điều kiện khác.

3.4.3. Các bước tiến hành a) Chuẩn bị thực nghiệm

- Bước chuẩn bị cho công việc thực nghiệm là một bước rất quan trọng, nó quyết định tính chính xác và sự thành công của thực nghiệm.

- Bước chuẩn bị thực nghiệm bao gồm các công việc sau:

+ Trước khi thực nghiệm, chúng tôi tìm hiểu trình độ nhận thức chung của học sinh bằng công việc điều tra và qua nhận xét đánh giá của các GV dạy trực tiếp giảng dạy.

+ Chuẩn bị kiểm tra về điều kiện cơ sở vật chất các phương tiện phục vụ cho bài giảng.

+ Khâu chọn GV trực tiếp giảng dạy là những GV đào tạo đúng ngành sư phạm sinh và đã có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy ở trường THPT, thống nhất, trao đổi với GV trực tiếp giảng dạy về mục đích yêu cầu, nhiệm vụ và nội dung bài dạy, thống nhất cách soạn giáo án, các khâu kiểm tra đánh giá, tiêu chí và cách xử lý thông tin.

+ Khâu soạn giáo án:

- Lớp đối chứng giáo án soạn theo giáo viên giảng dạy tại lớp.

- Lớp thực nghiệm giáo án soạn theo phương pháp sử dụng mô hình động theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

GV tiến hành dạy các giáo án được soạn ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm tiến hành kiểm tra và đánh giá kết quả. Tập trung đánh giá kết quả học tập về tri thức, kỹ năng và sự phát triển trí tuệ của HS

- Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra 3 bài, 2 bài đầu thời gian 5 phút/bài, bài thứ 3 với thời gian 15 phút/bài, mỗi bài kiểm tra có thể được tiến hành vào cuối các tiết học (Đề bài kiểm tra ở phần phụ lục).

- Sau thực nghiệm 2 tuần chúng tôi kiểm tra độ bền kiến thức của HS bằng 2 bài kiểm tra với 1 bài 15 phút, 1 bài thời gian 45 phút/bài.

- Cuối cùng chúng tôi phân tích kết quả.

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Về mặt định lượng: Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm xong chúng tôi tiến hành kiểm tra và chấm bài kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1: Phân loại trình độ học sinh qua các lần kiểm tra trong quá trình thực nghiệm

Qua bảng 3.1 cho thấy: Trong mỗi lần kiểm tra thì tỷ lệ HS điểm yếu kém ở các lớp thực nghiệm luôn thấp hơn ở các lớp đối chứng và có chiều hướng giảm dần qua các lần kiểm tra. Còn ở các lớp đối chứng thì tỷ lệ yếu kém luôn cao hơn và không biểu hiện xu hướng đó.

Tỷ lệ điểm khá ở các lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng trong mỗi lần kiểm tra và tăng dần từ kiểm tra thứ 1 đến thứ 3: 48,1; 52,6; 57,7. Ngược lại, ở lớp đối chứng phần trăm điểm khá không ổn định, có xu hướng ổn định qua các thế hệ: 35,6;

Bài TN Phương án Tổng số bài Dưới Trung bình Trung bình Khá Giỏi Số

bài % bàiSố % bàiSố % bàiSố %

1 ĐCTN 156152 1930 12,219,7 6644 28,243,4 7554 35,648.1 182 11,51,3 2 ĐCTN 156152 1226 17,17,7 6539 25,043,6 8258 38,252,6 233 14,72,0 3 ĐCTN 156152 1123 15,17,2 6629 18,542,7 9059 38.657,7 264 16,72,6 Tổng ĐCTN 468456 4279 17,4 194 42,6 171 37,79,0 112 23,9 247 52,8 679 14,32,0

38,2; 38,6. Điểm giỏi ở các lớp thực nghiệm luôn tăng dần qua các bài kiểm tra: 11,5; 14,7; 16,7

Như vậy, việc sử dụng mô hình động để dạy học phần sinh học tế bào theo hướng phát huy tính tích cực của HS, đã thể hiện sự tăng tỷ lệ HS khá giỏi, ngược lại, ở lớp đối chứng phần trăm điểm giỏi không ổn định, có xu hướng ổn định qua các thế hệ: 1,3; 2,0; 2,6.

Bảng 3.2 : So sánh kết quả ở hai nhóm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng qua các lần kiểm tra trong quá trình thực nghiệm

Bài TN Phương án n X ± m s CV(%) dTN - DC td 1 TN ĐC 156 152 6,7 ± 0.09 5,8 ± 0.09 1,17 1,19 17,4 20,5 0,9 6.92 2 TN ĐC 156 152 7,15 ± 0.13 6,2 ± 0,12 1,15 1,18 16,08 19,03 0,95 7.3 3 TN ĐC 156 152 7,43 ± 0,12 6,24 ± 0,12 1,09 1,14 14,7 18.2 1,19 9.15

Qua bảng trên cho thấy: Điểm trung bình cộng cả 3 lần kiểm tra của lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng, hiệu dTN - ĐC của trung bình cộng giữa thực nghiệm và đối chứng đều dương. Những tham số này phản ánh lớp thực nghiệm đạt kết quả cao học tập cao hơn lớp đối chứng.

Điểm trung bình cộng của các lớp thực nghiệm tăng dần từ lần kiểm tra thứ nhất đến thứ 3: cụ thể 6,7; 7,15; 7,43. Kết quả này cho thấy sự định hướng theo chiều tăng tiến trong quá trình lĩnh hội tri thức của HS trong lớp thực nghiệm. Ngược lại ở lớp đối chứng, điểm trung bình cộng về cơ bản ổn định qua các lần kiểm tra : 5,8; 6,2; 6,24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệu số trung bình cộng (dTN-ĐC) ở các bài kiểm tra đều dương và càng về sau càng tăng dần từ lần kiểm tra đầu tiên là 0,9; 0,95; 1,19 với độ tin cậy 99%. Từ kết quả này cho ta thấy được khối lớp TN thực sự đạt kết quả cao hơn hẳn so với lớp ĐC. Chứng tỏ việc

dạy học có sử dụng mô hình động phần sinh học tế bào đã phát huy được tính tích cực của học sinh và đưa lại kết quả học tập cao.

Độ biến thiên ở lớp TN trong mỗi lần kiểm tra luôn thấp hơn lớp ĐC và theo xu hướng giảm dần. Qua các lần kiểm tra ở lớp thực nghiệm, hệ số biến thiên lần 1 là 17,4 đến lần thứ 3 là 14,7 chứng tỏ việc dạy học có sử dụng mô hình động nhằm phát huy tính tích cực của HS đã làm cho kết quả vững chắc và ổn định. Trong khi đó độ biến thiên ở lớp đối chứng tăng giảm vô hướng, hệ số biến thiên trong các lần kiểm tra đã phản ánh số liệu biến động hơn ở các lớp thực nghiệm và ở mức trung bình.

Bảng 3.3 : Phân loại các bài kiểm tra trong thực nghiệm

Phương án n x ± m CV(%) dTN - DC td

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng các mô hình động để dạy học phần sinh học tế bào, sinh học 10 THPT (Trang 63)