Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát tình hình sử dụng các phương pháp dạy học ở một số trường THPT ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Nghệ an, chúng tôi đã tổng kết ở bảng sau:
Bảng : Tình hình sử dụng các phương pháp dạy học trường THPT ở Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh
TT Tên phương pháp Thường
xuyên Không thường xuyên Rất ít 1 Thuyết trình 5 17.24% 13 44.83% 11 37.93% 2 Hỏi đáp 21 72.41% 8 27.59% 0 0% 3 Trực quan 25 82.21% 3 10.34% 1 3.45%
4 Nêu và giải quyết vấn đề 13 44.83% 11 37.93% 5 17.24%
5 Hợp tác theo nhóm 2 6.90% 13 44.83% 14 48.28%
6 Biễu diễn thí nghiệm 3 10.34% 12 41.38% 14 48.28%
7 Graph 0 0% 10 34.48% 19 65.52%
8 Bài giảng có sử dụng các mô hình động
0 0% 12 41.38% 17 58.62%
Từ số liệu bảng thống kê cho thấy: phương pháp được phần lớn giáo viên thường xuyên sử dụng là: trực quan (82.21 %), hỏi đáp (72.41%), nêu và giải quyết vấn đề (41.83%); Tuy nhiên vẫn có (17.24 %) giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết trình.
Trong khi đó các phương pháp dạy học tích cực: Sơ đồ hoá, mô hình động, biểu diễn thí nghiệm, hợp tác theo nhóm có rất ít giáo viên sử dụng thường xuyên.
Phương pháp dạy học sử dụng các mô hình động trong thời gian gần đây cũng được đưa vào sử dụng với tần suất cao nhưng tập trung trong các trường điểm, trường thành phố nhưng việc sử dụng vẫn chưa phát huy được hết hiệu quả vốn có của nó.
Thực tế cho thấy không có một phương pháp nào là vạn năng hay là duy nhất mà phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung của từng bài, yêu cầu nhận thức và đặc điểm tâm lí
học sinh, đôi khi người ta kết hợp nhiều phương pháp để có một phương pháp mang lại hiệu quả dạy học cao nhất.
Sử dụng mô hình động trong dạy học là một phương pháp mới và không được sử dụng thường xuyên, theo chúng tôi do những nguyên nhân sau:
- Về phía chủ quan người dạy: để sử dụng mô hình động đòi hỏi giáo viên phải nắm vững quy trình lập mô hình động thời gian đầu tư cho bài soạn nhiều và công phu, trong khi đó giáo viên còn dành thời gian cho cuộc sống hàng ngày. Mặt khác, dạy học mô hình động còn thiếu những nghiên cứu về phương pháp và biện pháp sử dụng grap, nên việc thiết kế bài soạn theo phương pháp mô hình động gặp rất nhiều khó khăn.
- Về phía khách quan: trong dạy học, việc sử dụng mô hình động và thành công của việc sử dụng phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tham gia thiết kế grap, tìm hiểu bài của học sinh, điều này đòi hỏi HS phải hoạt động tìm tòi độc lập trong quá trình nhận thức. Mà học sinh thì đã quen với lối học thuộc lòng một cách thụ động theo vở ghi không đọc sách giáo khoa, học theo thầy một cách máy móc không chịu tư duy, suy nghĩ, không có thói quen sáng tạo chủ động trong việc tiếp thu tri thức. Bên cạnh đó, để tiến hành một bài giảng theo phương pháp mô hình động cần thời gian nhiều để tiến hành đầy đủ các bước và cần những phương tiện kĩ thuật hỗ trợ. Điều này mâu thuẫn với thời gian của một tiết học và cơ sở vật chất đang còn chưa đầy đủ ở các trường phổ thông như máy chiếu…
Chính vì những nguyên nhân trên mà phương pháp mô hình động hiện nay còn được sử dụng rất ít ở các trường THPT, điều này phần nào hạn chế việc nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay.
Ngoài ra, theo chúng tôi còn một số nguyên nhân khác khiến phương pháp sử dụng mô hình động còn chưa được áp dụng triệt để và chưa đạt được hiệu quả cao là do việc nắm bắt và đưa CNTT vào dạy học còn chậm, khả năng vi tính của các giáo hiện nay chưa tốt. Mặt khác, hiện nay ở phần lớn các trường học trang thiết bị hiện đại để dạy học hầu như là còn ít, hoặc chưa có, có trường thì có trang thiết bị lại chưa áp dụng được vào dạy học đó là những bất cập. Việc giảng dạy bằng mô hình động, sử dụng giáo án điện tử (phương tiện dạy học) hiện nay đã được nhiều giáo viên sử dụng nhưng vẫn còn là chậm so với tiến trình đổi mới giáo dục của nước nhà.