Về hình thức huy động

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốntại chi nhánh Hà Thành – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 28 - 30)

2 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0 0.10 0

2.2.1 Về hình thức huy động

Hiện nay tại chi nhánh Hà Thành đang tiến hành huy động vốn chủ yếu từ các nguồn: tiền gửi các tổ chức kinh tế, tiền gửi dân cư, phát hành các công cụ nợ. Để nắm rõ hơn, ta có thể xem:

Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng huy động

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm

2003 2004 2005 20061 Tổng huy động vốn 737,576 1.303,907 2.435,044 3.486,544 1 Tổng huy động vốn 737,576 1.303,907 2.435,044 3.486,544 2 Tiền gửi không kỳ hạn 87,849 127,731 459,031 1.004,768 3 Tiền gửi c.dùng của CN và TCKT 88 37 37 0 4 Tiền gửi có kỳ hạn của TCKT 104,902 418,398 1.115,894 1.094,653 5 Tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân 271,604 569,545 663,294 996,552 6 Kỳ phiếu ngắn hạn 96,810 73,136 121,110 351,835 7 Kỳ phiếu dài hạn 26,494 11,623 1,715 1,176 8 Chứng chỉ tiền gửi 59,319 64,516 35,118 36,487 9 Trái phiếu 2,598 1,958 1,882 1,073

( Nguồn: Phòng nguồn vốn chi nhánh Hà Thành – BIDV)

Có thể nhận thấy tổ chức kinh tế và dân cư là hai nguồn lớn ngân hàng có thể huy động vốn. Nếu xét về cơ cấu vốn vay thì lượng vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động được (31,4 %), tăng nhanh từ 104,902 tỷ đồng năm 2003 lên 1094,653 tỷ đồng năm 2006. Chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 trong tổng vốn huy động được là từ tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân. Đây cũng là nguồn vốn huy động chủ yếu và truyền thống của chi nhánh. Điều này chứng tỏ tiền gửi có kỳ hạn luôn được các cá nhân và tổ chức kinh tế ưa thích khi lựa chọn hình thức gửi tiền.

Bên cạnh đó, huy động vốn của chi nhánh Hà Thành từ tổ chức kinh tế còn được thực hiện dưới tài khoản tiền gửi chuyên dùng, nguồn vốn của tài khoản này rất nhỏ và đến năm 2006, nguồn vốn huy động này không có.

Ngoài ra, ngân hàng còn huy động bằng kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi bởi loại hình huy động này là các công cụ rất quan trọng. Do đặc điểm riêng của chi nhánh là phục vụ cho đầu tư phát triển nên nhu cầu vốn là rất lớn do

vậy ngân hàng đã thường xuyên huy động vốn từ các nguồn này để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư và số lượng huy động của khoản tiền này chiếm khoảng 5- 7 % tổng vốn huy động trong đó kỳ phiếu ngắn hạn tăng nhanh hơn so với các loại còn lại, cụ thể biểu hiện năm 2006 so với năm 2003, vốn huy động được từ kỳ phiếu ngắn hạn tăng từ 96,810 tỷ đồng lên 351,835 tỷ đồng, tăng tương ứng với 363,4%.Tính cho đến thời điểm hiện nay, nguồn vốn huy động từ kỳ phiếu đã thực sự đem lại hiệu quả cho chi nhánh vì lượng tiền thu được từ phát hành kỳ phiếu là tương đối ổn định. Sự ổn định của nguồn tiền này là rất có lợi đối với chi nhánh trong công tác đầu tư dài hạn và đảm bảo cho ngân hàng có khả năng huy động vốn nhanh khi có nhu cầu về vốn trong lúc chưa huy động được từ các nguồn khác. Tuy nhiên đối với kỳ phiếu và trái phiếu do thời gian đáo hạn tương đối dài nên tuy lãi suất của chúng có thể cao hơn lãi suất của tiền gửi tiết kiệm nên rủi ro và bất tiện cho người mua kỳ phiếu và trái phiếu là rất lớn. Do hiện nay lãi suất trên thị trường luôn biến động, khi cần tiền mặt họ muốn chuyển từ kỳ phiếu và trái phiếu sang tiền mặt là rất khó khăn, do vậy để tăng cường khả năng huy động nguồn này đòi hỏi ngân hàng phải có những giải pháp thích hợp tạo điều kiện cho khách hàng.

Như vậy có thể khẳng định, quy mô nguồn vốn huy động của chi nhánh trong những năm qua tăng trưởng tương đối tốt và có xu hướng tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong thời gian tới. Tuy nhiên sự tăng trưởng này diễn ra không đều trong toàn bộ cơ cấu, điều này phụ thuộc vào nhân tố cấu thành cũng như đặc điểm riêng của từng nguồn huy động.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốntại chi nhánh Hà Thành – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w