Tình hình chính trị xã hội.

Một phần của tài liệu Trung quốc trong thời kì đại cách mạng văn hoá vô sản 1966 1976 (Trang 47 - 48)

Trớc " Đại cách mạng văn hoá", đặc biệt là trong " Đại cách mạng văn hoá" thể chế chính trị đơng thời ở Trung Quốc đã bộc lộ nhiều căn bệnh trầm trọng.

Hậu quả tai hại nhất của cuộc " Đại cách mạng văn hoá" là phá hoại hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, gây tác hại xấu đến tình hình t tởng văn hoá toàn xã hội. Cuộc " Đại cách mạng văn hoá" đã tạo nên một cục diễn hỗn loạn trong toàn Trung Quốc. " Đại cách mạng văn hoá" thực chất là một cuộc khủng bố chính trị bằng những hành vi phản văn hoá làm tan rã hệ thống tổ chức Đảng , chính quyền và quân đội nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Từ đó, thiết lập nên một hệ thống cầm quyền độc đoán, coi thờng luật pháp, chà đạp lên mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân, bôi nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa, ảnh hởng nghiêm trọng đến uy tín của chế độ xã hội chủ nghĩa ở trong nớc và trên thế giới. Nguyên tắc dân chủ tập trung trong sinh hoạt Đảng không

còn nữa, tệ sùng bái cá nhân Mao Trạch Đông phát triển đến đỉnh điểm. Bọn cực tả, tiêu biểu là "Bè lũ 4 tên" (Giang Thanh - Uỷ viên Ban chấp hành Đảng Cộng sản Trung Quốc; Vơng Hồng Văn - Phó chủ tịch ban chấp hành Trung - ơng Đảng Cộng sản Trung Quốc; Trơng Xuân Kiều - Uỷ viên thờng vụ BCT, Phó thủ tớng Chính phủ; Diêu Văn Nguyên - Uỷ viên BCT Đảng Cộng sản Trung Quốc), đã lợi dụng quyền uy của Mao Trạch Đông để bức hại nhiều cán bộ Đảng viên. Tổ chức Đảng từ trung ơng đến địa phơng bị phá hoại hoàn toàn hoặc chỉ tồn tại về hình thức. ở Trung ơng "Tiểu tổ cách mạng văn hoá" lũng đoạn mọi quyền hành, nguyên soái Diệp Kiếm Anh cho biết Đại cách mạng văn hoá "giết chết 20 triệu ngời, đấu tố tra tấn 100 triệu ngời" [ 8, 166]. Tổ chức Đảng và chính quyền nhân dân các cấp bị Hồng vệ binh lật đổ. Các tổ chức đoàn thể quần chúng bị giải tán. Đất nớc Trung Hoa ngột ngạt trong bầu không khí khủng bố.

Cuộc " Đại cách mạng văn hoá" đã gây cho Đảng và Nhà nớc Trung Quốc những tổn thất hết sức nặng nề về ngời và của. Chính do sự sai lầm về đ- ờng lối đó mà biết bao nhiêu cán bộ cao cấp, bao nhiêu nhà lãnh đạo lão thành của Đảng và Nhà nớc Trung Quốc nh : Lu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài đã bị quy oan là những phần tử của " Phái chạy theo t bản" bị ngợc đãi và bức hại một cách tàn bạo. Trí thức, thị dân buộc phải về sống và làm việc với nông dân (ở Giang Tây có hơn 720.000 ngời, trong đó có 130.000 cán bộ, giáo viên, y sỹ, về nông thôn chia làm 12 đội sản xuất nh nông dân . Trong khi đó những kẻ cơ hội lại đợc thăng tiến nh: Nhiếp Nguyên Tử - Bí th tổng chi bộ khoa Triết trờng Đại học Bắc Kinh; Vơng Lực - Phó ban liên lạc đối ngoại Trung ơng; Lâm Lập Quả - Sinh viên trờng Đại học Bắc Kinh. Đây là một hậu quả chính trị trớ trêu trong lịch sử của nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

Một phần của tài liệu Trung quốc trong thời kì đại cách mạng văn hoá vô sản 1966 1976 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w