Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng ở lợn nhiễm giun tròn Trichocephalus suis và hiệu lực của thuốc điều trị tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 34)

trạng vệ sinh thú y

3.3.2. Đặc đim bnh lý và lâm sàng ca ln nhim giun Trichocephalus suis ti huyn Phú Lương, tnh Thái Nguyên suis ti huyn Phú Lương, tnh Thái Nguyên

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis ở lợn tiêu chảy và lợn khỏe.

- Biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh giun Trichocephalus suis.

- Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của lợn nhiễm giun

Trichocephalus suis.

- Sự thay đổi công thức bạch cầu của lợn nhiễm giun Trichocephalus suis.

3.3.3. Hiu lc và độ an toàn ca ca thuc ty bendazol, ziquan – mectin

- Hiệu lực của thuốc tẩy bendazol và ziquan - mectin. - Độ an toàn của thuốc tẩy bendazol và ziquan - mectin

3.3.4. Đề xut bin pháp phòng tr bnh giun Trichocephalus suis cho ln

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp nghiên cu đặc đim dch t bnh giun Trichocephalus suis ln suis ln

3.4.1.1. Quy định những yếu tố cần xác định liên quan đến tình hình nhiễm giun Trichocephalus suis ở lợn.

* Tuổi lợn: nghiên cứu ở 4 lứa tuổi Lợn ≤ 2 tháng tuổi

Lợn > 2 - 4 tháng tuổi Lợn > 4 - 6 tháng tuổi Lợn > 6 tháng tuổi

* Phương thức chăn nuôi: nghiên cứu ở 3 phương thức chăn nuôi

+ Phương thức truyền thống: hộ gia đình chăn nuôi với số lượng ít, thức ăn cho lợn chủ yếu là các phế phụ phẩm tận dụng của ngành trồng trọt (khoai, sắn, bột ngô, cám xát, rau xanh).

+ Phương thức bán công nghiệp: hộ gia đình chăn nuôi cho lợn ăn rau, cám nấu và bổ sung thêm thức ăn tổng hợp hàng ngày.

+ Phương thức công nghiệp: chăn nuôi với số lượng lớn, thức ăn cho lợn là thức ăn tổng hợp, hệ thống chuồng trại hiện đại, điều kiện vệ sinh thú y tốt.

* Tình trạng vệ sinh thú y: nghiên cứu ở 3 tình trạng vệ sinh thú y + Tình trạng vệ sinh thú y tốt:

Chuồng trại cao ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về về mùa đông có rãnh thoát nước và phân ra khỏi chuồng. Thường xuyên dọn phân và cọ rửa. Không có hiện tượng phân lưu quá một ngày trong chuồng.Thức ăn, nước uống sạch sẽ, rau xanh được rửa sạch trước khi cho lợn ăn, thường xuyên cọ rửa máng ăn, máng uống, không để tồn thức ăn, nước uống trong máng.

+ Tình trạng vệ sinh Thú y trung bình:

Không thường xuyên cọ rửa chuồng và dọn phân, có hiện tượng phân lưu 2 - 3 ngày trong chuồng. Mỗi tuần rửa máng ăn, máng uống 1 - 2 lần, rau xanh có lúc rửa lúc không.

+ Tình trạng vệ sinh thú y kém:

Chuồng trại chật chội, nền chuồng láng xi măng hay nền gạch hoặc nền đất ẩm thấp, không có rãnh thoát nước, rất ít khi cọ rửa chuồng và dọn phân, thường xuyên có hiện tượng tồn lưu phân trong chuồng hàng tuần. Rau xanh không rửa trước khi cho lợn ăn.

3.4.1.2. Phương pháp thu thập mẫu

- Mẫu được thu thập ngẫu nhiên tại các nông hộ, trại chăn nuôi tập thể và gia đình theo phương pháp lấy mẫu phân tầng.

- Thu thập mẫu phân mới thải của lợn ở các lứa tuổi nuôi tại các nông hộ và trang trại mỗi lợn lấy khoảng 30 gam phân. Để riêng mỗi mẫu vào một túi nilon nhỏ, trên mỗi túi có nhãn ghi bao gồm: địa điểm, thời gian lấy mẫu, tên chủ hộ, tuổi lợn, giống lợn, tính biệt, trạng thái phân, phương thức chăn nuôi, biểu hiện lâm sàng (nếu có).

Các loại mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày hoặc xét nghiệm sau khi bảo quản theo quy trình bảo quản trong nghiên cứu ký sinh trùng thú y.

3.4.1.3. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis

*Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun Trichocephalus suis

Mẫu phân được xét nghiệm bằng phương pháp Fullerborn với dung dịch muối NaCl bão hòa. Tìm trứng giun Trichocephalus suis dưới kính hiển vi có độ phóng đại 100 lần. Những mẫu có trứng giun Trichocephalus suis được đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.

- Dung dịch muối bão hòa được pha bằng cách: lấy 1 lít nước sôi, cho 380 g muối NaCl vào (hoặc đun sôi nước, cho từ từ muối vào), khuấy đều đến khi muối không tan được nữa, khi để nguội trên mặt có lớp muối kết tinh là được. Lọc qua vải màn hoặc bông, bỏ cặn.

- Cách xét nghiệm như sau: dùng đũa thủy tinh lấy một mẫu phân khoảng 10 gam của con vật cần xét nghiệm, chẩn đoán. Để phân vào cốc thủy tinh, cho tiếp nước muối bão hào vào cốc với lượng thể tích gấp 10 lần khối lượng phân. Dùng đũa thủy tinh khuấy nát phân và lọc qua lưới lọc. Phần cặn bã bỏ đi, dung dịch lọc được đổ vào ống penicillin sao cho đầy đến miệng, đậy phiến kính sạch lên trên, để khoảng 15 phút rồi lấy phiến kính ra soi trên kính hiển vi tìm trứng giun Trichocephalus suis.

* Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis:

Xác định cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis bằng phương pháp đếm trứng Mc. Master (đếm số trứng/gam phân trên buồng đếm Mc. Master theo tài liệu của Hansen và cs. 1994).

- Phương pháp đếm trứng trên buồng đếm Mc. Master gồm các bước sau: + Bước 1: cân 4 g phân vào cốc thủy tinh, thêm nước lã sạch (khoảng 100 - 150 ml), khuấy tan phân, lọc bỏ cặn bã thô. Nước lọc để lắng trong 1 - 2 giờ, gạt bỏ nước, giữ lại cặn.

+ Bước 2: cho 56 ml dung dịch nước muối bão hòa vào, khuấy đều cho tan cặn. Trong khi đang khuấy, lấy công tơ hút hút 1 ml dung dịch phân nhỏ

đầy hai buồng đếm Mc. Master. Để yên 5 phút rồi kiểm tra dưới kính hiển vi (độ phóng đại 10 x 10).

Số trứng/gam phân được tính theo công thức:

Số trứng /1 gam phân = Tổng số trứng ở hai buồng đếm x 60 4

(Tổng số trứng ở hai buồng đếm là số trứng có trong 1ml dung dịch phân)

- Quy định cường độ nhiễm như sau: Mức 1 1000 trứng/gam phân: nhiễm nhẹ.

Mức 2 > 1000 - 2000 trứng/gam phân: nhiễm trung bình. Mức 3 > 2000 trứng/gam phân: nhiễm nặng.

3.4.2. Phương pháp nghiên cu bnh lý, biu hin lâm sàng ca ln b

bnh giun Trichocephalus suis

* Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis ở lợn bình thường và lợn tiêu chảy tại các địa phương

- Thu thập mẫu phân của lợn khỏe và lợn tiêu chảy. Những lợn này

tương đối đồng đều về các yếu tố: lứa tuổi, phương thức chăn nuôi, vệ sinh thú y, mùa vụ, địa phương.

- Xác định tỷ lệ nhiễm lợn giun Trichocephalus suis bằng phương pháp Fullerborn, xác định cường độ nhiễm bằng phương pháp đếm trứng trên buồng đếm Mc. Master. Ghi chép và xác định vai trò của giun Trichocephalus

suis trong hội chứng tiêu chảy ở lợn.

* Phương pháp nghiên cứu triệu chứng lâm sàng ở lợn nhiễm giun Trichocephalus suis: thông qua theo dõi thể trạng, niêm mạc, trạng thái phân, ăn uống, vận động của lợn nhiễm giun Trichocephalus suis.

* Phương pháp xét nghiệm máu để xác định một số chỉ tiêu huyết học của lợn bị nhiễm giun Trichocephalus suis

- Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu

Lấy máu ở tĩnh mạch tai của lợn nhiễm giun Trichocephalus suis và lợn khỏe. Mỗi mẫu máu được đưa vào một tube (1ml/tube) có chất chống đông

máu. Trên mỗi tube ghi thời gian lấy mẫu, số ký hiệu lợn. Mẫu máu được bảo quản trong hộp bảo ôn và được xét nghiệm ngay trong ngày.

- Phương pháp xét nghiệm

Xét nghiệm các chỉ số sinh lý trên máy phân tích huyết học lade tự động Cellta - Mek - 6420k - Nihon Kohden (Nhật Bản). Công thức bạch cầu được xác định bằng phương pháp Tristova tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

3.4.3. Xác định hiu lc và độ an toàn ca thuc ty giun Trichocephalus suis cho ln suis cho ln

* Xác định khối lượng lợn để xác định liều thuốc sử dụng.

Khối lượng lợn được xác định bằng cách cân (đối với lợn nhỏ) hoặc đo (đối với lợn lớn) và tính khối lượng theo công thức: Pkg= 87,5 x VN2 x DT.

Trong đó:

P: Khối lượng lợn (kg)

VN: Vòng ngực đo bằng thước dây (cm) DT: Dài thân đo bằng thước dây (cm)

• Trước khi dùng thuốc, xác định cường độ nhiễm bằng cách đếm số trứng /gam phân. Sau khi dùng thuốc, xét nghiệm phân ở các ngày 5, 10, 15 sau tẩy bằng cách đếm số trứng /gam phân để xác định hiệu lực của thuốc.

• Xác định độ an toàn của thuốc thông qua theo lợn trước và sau khi dùng thuốc 30 phút đến 1 giờ.

3.4.4. Phương pháp x lý s liu

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008), trên phần mềm Minitab 14.0 và Excel 2007.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình nhiễm giun Trichocephalus suis ở lợn tại một số xã thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. T l và cường độ nhim giun Trichocephalus suis ti huyn Phú Lương

Chúng tôi đã thu thập 619 mẫu phân lợn tại 3 xã của huyện Phú Lương để xác định về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis ở lợn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1 và biểu đồ hình 4.1, 4.2.

Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis ở lợn tại huyện Phú Lương Địa phương (xã) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ (%) Cường độ nhiễm (trứng /gam phân) ≤ 1000 > 1000 - 2000 > 2000 n % n % n % Vô Tranh 103 21 20,38 13 61,90 6 28,58 2 9,52 Sơn Cẩm 320 60 18,75 37 61,67 21 35,00 2 3,33 Phủ Lý 196 53 27,04 30 56,60 14 26,42 9 16,98 Tính chung 619 134 21,65 80 59,70 41 30,60 13 9,70

59,7% 30,7%

9,7%

Nhẹ Trung bình Nặng

Hình 4.2.Biểu đồ cường độ nhiễm Trichocephalus suis tại các địa phương

Kết quả ở bảng 4.1 và biểu đồ hình 4.1, 4.2 cho thấy:

* Về tỷ lệ nhiễm: trong 619 mẫu phân lợn có 134 mẫu nhiễm trứng giun

Trichocephalus suis, tỷ lệ nhiễm chung là 21,65%, biến động từ 18,75% - 27,04%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm cao nhất là ở xã Phủ Lý (27,04%), sau đó đến xã Vô Tranh (20,38%) và thấp nhất ở xã Sơn Cẩm (18,75%). Sở dĩ xã Phủ Lý và xã Vô Tranh có tỷ lệ lợn nhiễm giun Trichocephalus suis cao là do hai xã này lợn chủ yếu được chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong nông hộ, vấn đề vệ sinh thú y chưa được đảm bảo, việc sử dụng thuốc tẩy ký sinh trùng đường tiêu hóa ít được quan tâm. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của bệnh. Sơn Cẩm là xã có nhiều trang trại tập trung, vấn đề vệ sinh và phòng bệnh cho lợn được quan tâm hơn nên tỷ lệ lợn nhiễm giun Trichocephalus suis ít hơn.

Qua điều tra chúng tôi thấy: người chăn nuôi ở cả 3 xã đều chưa chú ý đến vấn đề vệ sinh thú y, đặc biệt là khâu thu dọn ủ phân. Nhiều gia đình để phân chất đống trong chuồng nhiều ngày, hố phân được xây dựng ở ngay trong chuồng lợn. Đây là điều kiện thuận lợi cho trứng và ấu trùng giun

Trichocephalus suis tồn tại và phát triển, từ đó xâm nhập và gây nhiễm cho lợn. Ngoài ra hầu hết các hộ chăn nuôi không định kỳ tẩy giun cho lợn dẫn đến lợn tại 3 xã đều bị nhiễm giun Trichocephalus suis.

* Về cường độ nhiễm:

Lợn nuôi tại 3 xã nghiên cứu đều nhiễm giun Trichocephalus suis ở cường độ từ nhẹ đến nặng. Tính chung trong tổng số 134 lợn nhiễm giun

Trichocephalus suis, có 80 lợn nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm tỷ lệ 59,70%; có 41 lợn nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm 30,60%, có 13 lợn nhiễm ở cường độ nặng, chiếm 9,70%. Trong đó, cường độ nhiễm ở mỗi xã như sau:

+ Xã Phủ Lý: có 30/53 lợn nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm tỷ lệ: 56,60%, có 14 con nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm 26,42%, có 9 con nhiễm ở cường độ nặng, chiếm tỷ lệ 16,98%.

+ Xã Vô Tranh: có 13/21 lợn nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm tỷ lệ: 61,90%; có 6 con nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm 28,58%, có 2 con nhiễm ở cường độ nặng, chiếm tỷ lệ 9,52%.

+ Xã Sơn Cẩm: có 37/60 lợn nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm tỷ lệ: 61,67%, có 21 con nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm 35,00%, có 2 con nhiễm ở cường độ nặng, chiếm tỷ lệ 3,33%.

Như vậy, lợn nuôi ở xã Phủ Lý (16,98%) nhiễm giun Trichocephalus

suis nặng hơn so với xã Vô Tranh (9,52%) và xã Sơn Cẩm (3,33%). Qua điều tra thực tế chúng tôi thấy lợn ở xã Phủ Lý chủ yếu được nuôi theo phương thức truyền thống, trong điều kiện vệ sinh thú y kém, công tác phòng bệnh giun tròn chưa được tốt nên tỷ lệ nhiễm giun Trichocephalus suis cao và cường độ nhiễm nặng hơn so với các xã khác.

Từ những kết quả trên, chúng tôi nhận thấy: do điều kiện chăn nuôi, công tác thú y và điều kiện địa hình của các xã có sự khác nhau nên cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis ở các xã cũng có sự khác nhau. Nhìn chung lợn nuôi ở cả 3 xã đều nhiễm giun Trichocephalus suis chủ yếu ở cường độ nhiễm nhẹ, nhiễm thấp hơn ở cường độ trung bình và nặng.

Theo chúng tôi, mặc dù chỉ có 9,70% số lợn nhiễm giun

Trichocephalus suis ở cường độ nặng và 30,60% nhiễm ở cường độ trung bình, song tỷ lệ này cũng hết sức có ý nghĩa về mặt dịch tễ bệnh giun

Trichocephalus suis ở lợn tại huyện Phú Lương. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh

giun Trichocephalus suis thì việc nghiên cứu biện pháp phòng và trị bệnh là

rất cần thiết.

4.1.2. T l và cường độ nhim giun Trichocephalus suis theo tui ln

Tuổi của lợn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính cảm thụ đối với bệnh giun Trichocephalus suis. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm giun Trichocephalus

suis theo tuổi là một chỉ tiêu xác định lợn ở lứa tuổi nào dễ nhiễm bệnh nhất để có kế hoạch phòng trị thích hợp (Trịnh Văn Thịnh, 1978 [31]; Nguyễn Thị Lê, 1996 [21]).

Kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis theo tuổi lợn được trình bày ở bảng 4.2 và biểu đồ hình 4.3.

Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis theo tuổi lợn

Tuổi lợn (tháng) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ (%) Cường độ nhiễm (trứng /gam phân) ≤ 1000 > 1000 - 2000 > 2000 n % n % n % ≤ 2 60 9 15,00 5 55,56 3 33,33 1 0,11 > 2 - 4 60 21 35,00 12 57,14 6 28,57 3 14,29 > 4 - 6 60 17 28,33 11 64,71 5 29,41 1 5,88 > 6 60 5 8,33 3 60,00 2 40,00 0 0,00 Tính chung 240 52 21,66 31 59,61 16 30,77 5 9,62

15,00 35,00 28,33 8,33 0 10 20 30 40 ≤ 2 < 2 - 4 > 4 - 6 > 6 Tuổi lợn (tháng) Tỷ lệ nhiễm (%)

Hình 4.3. Tỷ lệ nhiễm Trichocephalus suis theo tuổi lợn

Kết quả ở bảng 4.2 và biểu đồ hình 4.3 cho thấy:

Lợn ở giai đoạn từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi: ở giai đoạn này lợn nhiễm

giun Trichocephalus suis ở tỷ lệ (15,00%), lợn nhiễm giun Trichocephalus

suis ở cường độ nhẹ là chủ yếu (55,56%), nhiễm ít hơn ở cường độ trung bình (33,33%) và rất ít ở cường độ nặng (0,11%).

Ở lứa tuổi từ 2 đến 4 tháng, tỷ lệ nhiễm giun Trichocephalus suis (35,00%) tăng lên rất rõ rệt với giai đoạn dưới 2 tháng tuổi. Đây cũng là lứa tuổi có tỷ lệ và cường độ nhiễm trung bình và nặng cao nhất so với lứa tuổi khác ( 28,57% và 14,29%).

Giai đoạn trên 4 đến 6 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm giun Trichocephalus suis (28,33) thấp hơn so với giai đoạn trên 2 đến 4 tháng tuổi. Cường độ nhiễm trung bình (29,41%) và cường độ nặng (5,88%), cao hơn so với giai đoạn dưới 2 tháng tuổi và trên 6 tháng tuổi.

Giai đoạn trên 6 tháng tuổi: ở giai đoạn này lợn nhiễm giun

Trichocephalus suis ở tỷ lệ thấp (8,33%). Lợn nhiễm chủ yếu ở cường độ nhẹ (60,00%) và trung bình (40,00%), không có lợn nào nhiễm ở cường độ nặng.

Theo Trịnh Văn Thịnh và cs. (1978) [31], gia súc non thường nhiễm giun, sán nhiều hơn gia súc trưởng thành. Tuy nhiên, do thời gian hoàn thành vòng đời của giun Trichocephalus suis (khoảng 30 ngày nên lợn ở giai đoạn sơ sinh đến 2 tháng tuổi có nhiễm giun Trichocephalus suis nhưng ở mức độ thấp.

Ở lứa tuổi trên 2 đến 4 tháng, lợn đã tách mẹ hoàn toàn, lúc này cơ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng ở lợn nhiễm giun tròn Trichocephalus suis và hiệu lực của thuốc điều trị tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)