Chúng tôi đã thu thập 619 mẫu phân lợn tại 3 xã của huyện Phú Lương để xác định về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis ở lợn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1 và biểu đồ hình 4.1, 4.2.
Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis ở lợn tại huyện Phú Lương Địa phương (xã) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ (%) Cường độ nhiễm (trứng /gam phân) ≤ 1000 > 1000 - 2000 > 2000 n % n % n % Vô Tranh 103 21 20,38 13 61,90 6 28,58 2 9,52 Sơn Cẩm 320 60 18,75 37 61,67 21 35,00 2 3,33 Phủ Lý 196 53 27,04 30 56,60 14 26,42 9 16,98 Tính chung 619 134 21,65 80 59,70 41 30,60 13 9,70
59,7% 30,7%
9,7%
Nhẹ Trung bình Nặng
Hình 4.2.Biểu đồ cường độ nhiễm Trichocephalus suis tại các địa phương
Kết quả ở bảng 4.1 và biểu đồ hình 4.1, 4.2 cho thấy:
* Về tỷ lệ nhiễm: trong 619 mẫu phân lợn có 134 mẫu nhiễm trứng giun
Trichocephalus suis, tỷ lệ nhiễm chung là 21,65%, biến động từ 18,75% - 27,04%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm cao nhất là ở xã Phủ Lý (27,04%), sau đó đến xã Vô Tranh (20,38%) và thấp nhất ở xã Sơn Cẩm (18,75%). Sở dĩ xã Phủ Lý và xã Vô Tranh có tỷ lệ lợn nhiễm giun Trichocephalus suis cao là do hai xã này lợn chủ yếu được chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong nông hộ, vấn đề vệ sinh thú y chưa được đảm bảo, việc sử dụng thuốc tẩy ký sinh trùng đường tiêu hóa ít được quan tâm. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của bệnh. Sơn Cẩm là xã có nhiều trang trại tập trung, vấn đề vệ sinh và phòng bệnh cho lợn được quan tâm hơn nên tỷ lệ lợn nhiễm giun Trichocephalus suis ít hơn.
Qua điều tra chúng tôi thấy: người chăn nuôi ở cả 3 xã đều chưa chú ý đến vấn đề vệ sinh thú y, đặc biệt là khâu thu dọn ủ phân. Nhiều gia đình để phân chất đống trong chuồng nhiều ngày, hố phân được xây dựng ở ngay trong chuồng lợn. Đây là điều kiện thuận lợi cho trứng và ấu trùng giun
Trichocephalus suis tồn tại và phát triển, từ đó xâm nhập và gây nhiễm cho lợn. Ngoài ra hầu hết các hộ chăn nuôi không định kỳ tẩy giun cho lợn dẫn đến lợn tại 3 xã đều bị nhiễm giun Trichocephalus suis.
* Về cường độ nhiễm:
Lợn nuôi tại 3 xã nghiên cứu đều nhiễm giun Trichocephalus suis ở cường độ từ nhẹ đến nặng. Tính chung trong tổng số 134 lợn nhiễm giun
Trichocephalus suis, có 80 lợn nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm tỷ lệ 59,70%; có 41 lợn nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm 30,60%, có 13 lợn nhiễm ở cường độ nặng, chiếm 9,70%. Trong đó, cường độ nhiễm ở mỗi xã như sau:
+ Xã Phủ Lý: có 30/53 lợn nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm tỷ lệ: 56,60%, có 14 con nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm 26,42%, có 9 con nhiễm ở cường độ nặng, chiếm tỷ lệ 16,98%.
+ Xã Vô Tranh: có 13/21 lợn nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm tỷ lệ: 61,90%; có 6 con nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm 28,58%, có 2 con nhiễm ở cường độ nặng, chiếm tỷ lệ 9,52%.
+ Xã Sơn Cẩm: có 37/60 lợn nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm tỷ lệ: 61,67%, có 21 con nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm 35,00%, có 2 con nhiễm ở cường độ nặng, chiếm tỷ lệ 3,33%.
Như vậy, lợn nuôi ở xã Phủ Lý (16,98%) nhiễm giun Trichocephalus
suis nặng hơn so với xã Vô Tranh (9,52%) và xã Sơn Cẩm (3,33%). Qua điều tra thực tế chúng tôi thấy lợn ở xã Phủ Lý chủ yếu được nuôi theo phương thức truyền thống, trong điều kiện vệ sinh thú y kém, công tác phòng bệnh giun tròn chưa được tốt nên tỷ lệ nhiễm giun Trichocephalus suis cao và cường độ nhiễm nặng hơn so với các xã khác.
Từ những kết quả trên, chúng tôi nhận thấy: do điều kiện chăn nuôi, công tác thú y và điều kiện địa hình của các xã có sự khác nhau nên cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis ở các xã cũng có sự khác nhau. Nhìn chung lợn nuôi ở cả 3 xã đều nhiễm giun Trichocephalus suis chủ yếu ở cường độ nhiễm nhẹ, nhiễm thấp hơn ở cường độ trung bình và nặng.
Theo chúng tôi, mặc dù chỉ có 9,70% số lợn nhiễm giun
Trichocephalus suis ở cường độ nặng và 30,60% nhiễm ở cường độ trung bình, song tỷ lệ này cũng hết sức có ý nghĩa về mặt dịch tễ bệnh giun
Trichocephalus suis ở lợn tại huyện Phú Lương. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh
giun Trichocephalus suis thì việc nghiên cứu biện pháp phòng và trị bệnh là
rất cần thiết.