Phạm Văn Khuê (1982) [13] cho biết tỷ lệ nhiễm Trichocephalus suis ở lợn của một số tỉnh phía Bắc như sau: nghĩa Lộ nhiễm 40,3%; Quảng Ninh 33,7%; Bắc Giang, Bắc Ninh 27,3%; Thanh Hoá 12,5%; Hưng Yên 15,1%; Nam Định, Hà Nam 33,3%; Hà Tĩnh 19,4%; cường độ nhiễm cao, có trường hợp thấy 1219 giun Trichocephalus suis ở ruột già của một lợn.
Ở một số tỉnh phía Nam, Lương Văn Huấn (1990) [8] cho biết: tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế lợn nhiễm Trichocephalus suis với tỷ lệ 14%; Quảng Nam - Đà Nẵng 8,75%; Quảng Ngãi, Bình Định 27,5%; PhúYên, Khánh Hoà 8,3%; Lâm Đồng 10%; Đồng Nai 26,3%; Bình Dương, Bình Phước 10%; Tây Ninh 8,6%; thành phố Hồ Chí Minh 39,0%; Long An 11%, Tiền Giang 2%; Cần Thơ, Sóc Trăng 8,69 - 30%.
Lương Văn Huấn (1997)[9] cho biết mổ khám 493 lợn thuộc 9 huyện của 4 tỉnh thành miền Đông Nam bộ (Đồng Nai, Tây Ninh, Sông Bé, thành phố Hồ Chí Minh) cho biết thấy tỷ lệ nhiễm giun Trichocephalus suis là 13%.
Phạm Đức Chương và cs. (2003) [3] cho biết: cơ chế tác dụng của
ivermectin là ức chế nhu động, làm tăng giải phóng γ acid aminobutyric (GABA) từ synap thần kinh. Chức năng bình thường của GABA là ức chế sự dẫn truyền thần kinh. Tăng giải phóng GABA làm tăng điện thế nghỉ bình thường của các tế bào sau synap làm cho sự dẫn truyền các kích thích đến cơ khó khăn hơn. Như vậy các tế bào cơ không co bóp dưới tác dụng của
ivermectin sẽ làm giun Trichocephalus suis liệt và bị đẩy ra ngoài.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2006)[19] khi nghiên cứu Trichocephalus
nuôi ở Thái Nguyên nhiễm Trichocephalus suis, Oesophagostomum spp.
Fasciolopsis buski. Trong đó, lợn bình thường nhiễm Trichocephalus suis
23,01%; Oesophagostomum 20,86%; Fasciolopsis buski 18,71%; tỷ lệ nhiễm
tương ứng ở lợn tiêu chảy là 27,01%; 23,85% và 16, lợn bình 95%, mức độ nhiễm Trichocephalus suis ở lợn tiêu chảy lớn hơn thường.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Theo Hale O. M. và Stewart T. B. (1979) [37], Trichocephalus suis
thuộc lớp giun tròn được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới. Kết quả nghiên cứu của Powers (1959) cho biết có từ 30,9% đến 85% lợn ở các lứa tuổi khác nhau ở vùng Wisconsin bị nhiễm Trichocephalus suis.
Theo Bowman D. D. (1999) [36], biện pháp tẩy giun trước khi chúng trưởng thành có tác dụng phòng bệnh rất tốt. Hầu hết các tác giả đều thống nhất: phenothiazin là một trong những thuốc ức chế giun trưởng thành đẻ trứng và có tác dụng tẩy cả giun non nên được khuyến cáo dùng mang tính chất phòng bệnh.
Mejer H. và Roepstorff A. (2001) [42] cho biết: ngoài Ascaris suum thì
Oesophagostomum và Trichocephalus suis cũng rất phổ biến ở lợn tại Đan Mạch. Oesophagostomum và Trichocephalus suis ký sinh ở ruột già (manh tràng) nhưng những tác động bệnh lý do chúng gây ra là rất đáng kể.
Trichocephalus suis nhiễm ở mức nặng ảnh hưởng đến tăng trọng và có thể gây chết nhiều lợn con.
Helene Kringel và cs. (2006)[38] đã làm thí nghiệm:
Lô thí nghiệm: gây nhiễm 40 lợn với 5000 trứng giun Trichocephalus
suis/lợn.
Lô đối chứng: 40 lợn. Số lợn của 2 nhóm được nuôi trong những điều kiện tương tự nhau và theo dõi từ tuần 1 - 11. Kết quả mổ khám lợn thí nghiệm đã thu được những giun Trichocephalus suis ký sinh.
Kết quả nghiên cứu mô học cho thấy sự xuất hiện của Trichocephalus
suis gắn liền với những biến đổi bệnh lý đường ruột lợn. Tại niêm mạc manh tràng của những lợn bị nhiễm, số lượng bạch cầu ái toan tăng lên ở tuần thứ 5. Số lượng đại thực bào tăng đáng kể từ tuần thứ 5 - 11 sau gây nhiễm.
Jarvis Toivo, Magi Erika (2007) [45] nghiên cứu về nội ký sinh trùng lợn tại một trang trại nuôi lợn rừng ở Estonia, thấy tỷ lệ nhiễm các loài như
sau: Oesophagostomum spp. 64%, Trichocephalus suis 21%, Metastrongylus spp. 7% và Eimeria spp. 100%.
Theo Leland Shapiro (2010) [40], Trichocephalus suis ký sinh ở lợn làm niêm mạc ruột bị tổn thương, gây xuất huyết, lợn bệnh thường có biểu hiện rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, trứng giun Trichocephalus suis có thể tồn tại trong đất. Khi lợn ăn phải trứng này, ở trong ruột trứng nở ra và ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành sau 4 đến 5 tuần. Vì vậy, lợn cần phải được tẩy giun định kỳ.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lợn các lứa tuổi nuôi tại nông hộ, trại gia đình - Bệnh giun Trichocephalus suis ở lợn.
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu
- Mẫu phân tươi của lợn ở các lứa tuổi. - Kính hiển vi quang học.
- Dung dịch NaCl bão hòa, buồng đếm Mc. Master và một số dụng cụ thí nghiệm khác.
- Các thuốc tẩy giun Trichocephalus suis : bendazol, ziquan - mectin.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm thực hiện đề tài: xã Vô Tranh, Sơn Cẩm, Phủ Lý của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Địa điểm xét nghiệm mẫu: phòng thí nghiệm - Khoa chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 đến ngày 16 tháng 12 năm 2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Tình hình nhiễm giun Trichocephalus suis ở lợn tại một số xã thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis ở lợn tại địa phương. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis theo tuổi lợn - Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis ở lợn theo phương thức chăn nuôi.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis ở lợn theo tình trạng vệ sinh thú y
3.3.2. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của lợn nhiễm giun Trichocephalus suis tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên suis tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis ở lợn tiêu chảy và lợn khỏe.
- Biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh giun Trichocephalus suis.
- Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của lợn nhiễm giun
Trichocephalus suis.
- Sự thay đổi công thức bạch cầu của lợn nhiễm giun Trichocephalus suis.
3.3.3. Hiệu lực và độ an toàn của của thuốc tẩy bendazol, ziquan – mectin
- Hiệu lực của thuốc tẩy bendazol và ziquan - mectin. - Độ an toàn của thuốc tẩy bendazol và ziquan - mectin
3.3.4. Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun Trichocephalus suis cho lợn
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun Trichocephalus suis ở lợn suis ở lợn
3.4.1.1. Quy định những yếu tố cần xác định liên quan đến tình hình nhiễm giun Trichocephalus suis ở lợn.
* Tuổi lợn: nghiên cứu ở 4 lứa tuổi Lợn ≤ 2 tháng tuổi
Lợn > 2 - 4 tháng tuổi Lợn > 4 - 6 tháng tuổi Lợn > 6 tháng tuổi
* Phương thức chăn nuôi: nghiên cứu ở 3 phương thức chăn nuôi
+ Phương thức truyền thống: hộ gia đình chăn nuôi với số lượng ít, thức ăn cho lợn chủ yếu là các phế phụ phẩm tận dụng của ngành trồng trọt (khoai, sắn, bột ngô, cám xát, rau xanh).
+ Phương thức bán công nghiệp: hộ gia đình chăn nuôi cho lợn ăn rau, cám nấu và bổ sung thêm thức ăn tổng hợp hàng ngày.
+ Phương thức công nghiệp: chăn nuôi với số lượng lớn, thức ăn cho lợn là thức ăn tổng hợp, hệ thống chuồng trại hiện đại, điều kiện vệ sinh thú y tốt.
* Tình trạng vệ sinh thú y: nghiên cứu ở 3 tình trạng vệ sinh thú y + Tình trạng vệ sinh thú y tốt:
Chuồng trại cao ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về về mùa đông có rãnh thoát nước và phân ra khỏi chuồng. Thường xuyên dọn phân và cọ rửa. Không có hiện tượng phân lưu quá một ngày trong chuồng.Thức ăn, nước uống sạch sẽ, rau xanh được rửa sạch trước khi cho lợn ăn, thường xuyên cọ rửa máng ăn, máng uống, không để tồn thức ăn, nước uống trong máng.
+ Tình trạng vệ sinh Thú y trung bình:
Không thường xuyên cọ rửa chuồng và dọn phân, có hiện tượng phân lưu 2 - 3 ngày trong chuồng. Mỗi tuần rửa máng ăn, máng uống 1 - 2 lần, rau xanh có lúc rửa lúc không.
+ Tình trạng vệ sinh thú y kém:
Chuồng trại chật chội, nền chuồng láng xi măng hay nền gạch hoặc nền đất ẩm thấp, không có rãnh thoát nước, rất ít khi cọ rửa chuồng và dọn phân, thường xuyên có hiện tượng tồn lưu phân trong chuồng hàng tuần. Rau xanh không rửa trước khi cho lợn ăn.
3.4.1.2. Phương pháp thu thập mẫu
- Mẫu được thu thập ngẫu nhiên tại các nông hộ, trại chăn nuôi tập thể và gia đình theo phương pháp lấy mẫu phân tầng.
- Thu thập mẫu phân mới thải của lợn ở các lứa tuổi nuôi tại các nông hộ và trang trại mỗi lợn lấy khoảng 30 gam phân. Để riêng mỗi mẫu vào một túi nilon nhỏ, trên mỗi túi có nhãn ghi bao gồm: địa điểm, thời gian lấy mẫu, tên chủ hộ, tuổi lợn, giống lợn, tính biệt, trạng thái phân, phương thức chăn nuôi, biểu hiện lâm sàng (nếu có).
Các loại mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày hoặc xét nghiệm sau khi bảo quản theo quy trình bảo quản trong nghiên cứu ký sinh trùng thú y.
3.4.1.3. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis
*Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun Trichocephalus suis
Mẫu phân được xét nghiệm bằng phương pháp Fullerborn với dung dịch muối NaCl bão hòa. Tìm trứng giun Trichocephalus suis dưới kính hiển vi có độ phóng đại 100 lần. Những mẫu có trứng giun Trichocephalus suis được đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.
- Dung dịch muối bão hòa được pha bằng cách: lấy 1 lít nước sôi, cho 380 g muối NaCl vào (hoặc đun sôi nước, cho từ từ muối vào), khuấy đều đến khi muối không tan được nữa, khi để nguội trên mặt có lớp muối kết tinh là được. Lọc qua vải màn hoặc bông, bỏ cặn.
- Cách xét nghiệm như sau: dùng đũa thủy tinh lấy một mẫu phân khoảng 10 gam của con vật cần xét nghiệm, chẩn đoán. Để phân vào cốc thủy tinh, cho tiếp nước muối bão hào vào cốc với lượng thể tích gấp 10 lần khối lượng phân. Dùng đũa thủy tinh khuấy nát phân và lọc qua lưới lọc. Phần cặn bã bỏ đi, dung dịch lọc được đổ vào ống penicillin sao cho đầy đến miệng, đậy phiến kính sạch lên trên, để khoảng 15 phút rồi lấy phiến kính ra soi trên kính hiển vi tìm trứng giun Trichocephalus suis.
* Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis:
Xác định cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis bằng phương pháp đếm trứng Mc. Master (đếm số trứng/gam phân trên buồng đếm Mc. Master theo tài liệu của Hansen và cs. 1994).
- Phương pháp đếm trứng trên buồng đếm Mc. Master gồm các bước sau: + Bước 1: cân 4 g phân vào cốc thủy tinh, thêm nước lã sạch (khoảng 100 - 150 ml), khuấy tan phân, lọc bỏ cặn bã thô. Nước lọc để lắng trong 1 - 2 giờ, gạt bỏ nước, giữ lại cặn.
+ Bước 2: cho 56 ml dung dịch nước muối bão hòa vào, khuấy đều cho tan cặn. Trong khi đang khuấy, lấy công tơ hút hút 1 ml dung dịch phân nhỏ
đầy hai buồng đếm Mc. Master. Để yên 5 phút rồi kiểm tra dưới kính hiển vi (độ phóng đại 10 x 10).
Số trứng/gam phân được tính theo công thức:
Số trứng /1 gam phân = Tổng số trứng ở hai buồng đếm x 60 4
(Tổng số trứng ở hai buồng đếm là số trứng có trong 1ml dung dịch phân)
- Quy định cường độ nhiễm như sau: Mức 1 1000 trứng/gam phân: nhiễm nhẹ.
Mức 2 > 1000 - 2000 trứng/gam phân: nhiễm trung bình. Mức 3 > 2000 trứng/gam phân: nhiễm nặng.
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu bệnh lý, biểu hiện lâm sàng của lợn bị
bệnh giun Trichocephalus suis
* Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis ở lợn bình thường và lợn tiêu chảy tại các địa phương
- Thu thập mẫu phân của lợn khỏe và lợn tiêu chảy. Những lợn này
tương đối đồng đều về các yếu tố: lứa tuổi, phương thức chăn nuôi, vệ sinh thú y, mùa vụ, địa phương.
- Xác định tỷ lệ nhiễm lợn giun Trichocephalus suis bằng phương pháp Fullerborn, xác định cường độ nhiễm bằng phương pháp đếm trứng trên buồng đếm Mc. Master. Ghi chép và xác định vai trò của giun Trichocephalus
suis trong hội chứng tiêu chảy ở lợn.
* Phương pháp nghiên cứu triệu chứng lâm sàng ở lợn nhiễm giun Trichocephalus suis: thông qua theo dõi thể trạng, niêm mạc, trạng thái phân, ăn uống, vận động của lợn nhiễm giun Trichocephalus suis.
* Phương pháp xét nghiệm máu để xác định một số chỉ tiêu huyết học của lợn bị nhiễm giun Trichocephalus suis
- Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
Lấy máu ở tĩnh mạch tai của lợn nhiễm giun Trichocephalus suis và lợn khỏe. Mỗi mẫu máu được đưa vào một tube (1ml/tube) có chất chống đông
máu. Trên mỗi tube ghi thời gian lấy mẫu, số ký hiệu lợn. Mẫu máu được bảo quản trong hộp bảo ôn và được xét nghiệm ngay trong ngày.
- Phương pháp xét nghiệm
Xét nghiệm các chỉ số sinh lý trên máy phân tích huyết học lade tự động Cellta - Mek - 6420k - Nihon Kohden (Nhật Bản). Công thức bạch cầu được xác định bằng phương pháp Tristova tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
3.4.3. Xác định hiệu lực và độ an toàn của thuốc tẩy giun Trichocephalus suis cho lợn suis cho lợn
* Xác định khối lượng lợn để xác định liều thuốc sử dụng.
Khối lượng lợn được xác định bằng cách cân (đối với lợn nhỏ) hoặc đo (đối với lợn lớn) và tính khối lượng theo công thức: Pkg= 87,5 x VN2 x DT.
Trong đó:
P: Khối lượng lợn (kg)
VN: Vòng ngực đo bằng thước dây (cm) DT: Dài thân đo bằng thước dây (cm)
• Trước khi dùng thuốc, xác định cường độ nhiễm bằng cách đếm số trứng /gam phân. Sau khi dùng thuốc, xét nghiệm phân ở các ngày 5, 10, 15 sau tẩy bằng cách đếm số trứng /gam phân để xác định hiệu lực của thuốc.
• Xác định độ an toàn của thuốc thông qua theo lợn trước và sau khi dùng thuốc 30 phút đến 1 giờ.
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008), trên phần mềm Minitab 14.0 và Excel 2007.
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình nhiễm giun Trichocephalus suis ở lợn tại một số xã thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis tại huyện Phú Lương
Chúng tôi đã thu thập 619 mẫu phân lợn tại 3 xã của huyện Phú Lương để xác định về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis ở lợn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1 và biểu đồ hình 4.1, 4.2.
Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus suis ở lợn tại huyện Phú Lương Địa phương (xã) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ (%) Cường độ nhiễm (trứng /gam phân) ≤ 1000 > 1000 - 2000 > 2000 n % n % n % Vô Tranh 103 21 20,38 13 61,90 6 28,58 2 9,52 Sơn Cẩm 320 60 18,75 37 61,67 21 35,00 2 3,33 Phủ Lý 196 53 27,04 30 56,60 14 26,42 9 16,98 Tính chung 619 134 21,65 80 59,70 41 30,60 13 9,70
59,7% 30,7%
9,7%
Nhẹ Trung bình Nặng
Hình 4.2.Biểu đồ cường độ nhiễm Trichocephalus suis tại các địa phương
Kết quả ở bảng 4.1 và biểu đồ hình 4.1, 4.2 cho thấy:
* Về tỷ lệ nhiễm: trong 619 mẫu phân lợn có 134 mẫu nhiễm trứng giun
Trichocephalus suis, tỷ lệ nhiễm chung là 21,65%, biến động từ 18,75% - 27,04%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm cao nhất là ở xã Phủ Lý (27,04%), sau đó đến xã Vô Tranh (20,38%) và thấp nhất ở xã Sơn Cẩm (18,75%). Sở dĩ xã Phủ Lý và xã Vô Tranh có tỷ lệ lợn nhiễm giun Trichocephalus suis cao là do hai xã này lợn chủ yếu được chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong nông hộ, vấn đề vệ sinh thú y chưa được đảm bảo, việc sử dụng thuốc tẩy ký sinh trùng đường tiêu hóa ít được