Giải pháp công nghệ và thiết kế kỹ thuật bộ sưu tập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đan, bện mây tre trong thiết kế trang phục nữ việt nam (Trang 74 - 80)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.3.4. Giải pháp công nghệ và thiết kế kỹ thuật bộ sưu tập

Với mong muốn tạo sự nổi bật cho người mặc trong các sự kiện đặc biệt, với trang phục dạ hội thường phải sử dụng các phương pháp và kỹ thuật tạo hình phức tạp nhằm tạo nên các hiệu ứng thiết kế đặc biệt như độ rủ, độ phồng, độ cắt cúp ôm dáng người, bên cạnh đó, các chi tiết trang trí sử dụng kỹ thuật đan bện khá linh hoạt và tính sáng tạo cao nên không phù hợp với việc sử dụng các các công thức cắt may thông thường. Để giải quyết được khó khăn này, người nghiên cứu chọn phương pháp thiết kế dựng hình là phương pháp cắt và dựng mẫu trực tiếp trên ma- nơ-canh.

Thiết kế mẫu trên ma-nơ-canh là phương pháp thiết kế dựng mẫu thời trang trực tiếp trên mô hình 3D cơ thể người ảo hoặc thực có hình dạng, cấu trúc và kích thước đúng bằng hình dạng, cấu trúc và kích thước của đối tượng thiết kế, nhà thiết kế phủ vải lên mô hình và ghim, đính tạo hình trang phục. Phương pháp này giúp cho nhà thiết kế thời trang có thể sáng tạo các kiểu dáng thời trang đặc biệt, cầu kỳ, phức tạp, có thể tạo hình, tạo khối vô cùng phong phú và mới lạ theo ý tưởng sáng tạo của nhà thiết kế mà công thức cắt may thông thường dựng hình gặp nhiều khó khăn. Qui trình thiết kế trên ma-nơ-canh được tiến hành dựa trên qui trình thiết kế của tác giả Connie Amaden–Crawford [26] gồm 7 bước sau:

- Căng dây lấy tỉ lệ, form, dáng cơ bản. - Xác định canh sợi vải

- Ráp (ốp) vải mộc, ghim mẫu lên ma-nơ-canh

- Tạo hình, tạo khối và điều chỉnh mẫu trực tiếp trên ma-nơ-canh - Dựng mẫu trên giấy

- Tạo ra bộ rập mẫu hoàn chỉnh

HV. Phạm Thị Ly Hạ Khóa 2015A 65 Với phần thân được thiết kế cúp ngang ngực nên thân trước và sau của sản phẩm được sử dụng thao tác chỉnh độ ôm sau đó đánh dấu để cắt cúp. Kỹ thuật giống với phương pháp thao tác pen nhưng pen được tháo bỏ để cắt cúp. Với phần chân váy, yêu cầu chân váy chữ A dáng xòe nên canh vải theo chéo rồi ướm lên ma- nơ-canh sau đó lấy dấu và cắt theo dấu. Sau đó dùng thước hiệu chỉnh lại sao cho số đo chính xác, hoàn chỉnh bộ rập mẫu.

- Bước 1: Dán những sợi màu theo các thông số cơ bản của ma-nơ-canh như: quanh vòng ngực, quanh vòng eo, quanh vòng mông, đường thẳng nằm ở giữa chia đôi ma-nơ-canh nối từ giữa vòng cổ đến giữa bụng.

- Bước 2: Canh sợi dọc của vải mộc.

- Bước 3: Phủ vải theo canh sợi dọc trực tiếp lên ma-nơ-canh và đính ghim vào những điểm như hình. (Hình 2.9a).

- Bước 4: Tại các điểm dấu tiến hành thao tác pen nhằm tạo khối cho tấm vải. Cắt phần thừa của vải và tiếp tục điều chỉnh mẫu (Hình 2.9b và 2.9c).

- Bước 5: Tháo vải trên ma-nơ-canh và áp lên giấy chuyển thành rập 2D cho thân trước và thân sau.

Hình a. Hình b Hình c

Hình 2.9. Thao tác mẫu thực nghiệm trên ma-nơ-canh trải vải và lấy dấu cơ bản cho thân trước.

HV. Phạm Thị Ly Hạ Khóa 2015A 66 - Bước 6: Tiến hành tương tự với phần chân đầm. Trải vải trên ma-nơ-canh và đánh dấu. Lưu ý điều chỉnh vải canh sợi chéo để tạo hiệu ứng đầm xòe (Hình 2.10a và 2.10b).

- Bước 7: Trải vải lên giấy và thu được mẫu rập 2D (gập đôi). (Hình 2.11)

Hình 2.10a và 2.10b . Thiết kế phần thân váy Hình 2.11. Mẫu vải trải 2D thân váy

2.3.4.2. Phương pháp dng hình mu rp cho chi tiết trang trí

- Sau khi đã có mẫu thô của bộ trang phục từ kỹ thuật thiết kế trên ma-nơ-canh, tiến hành phân loại các mảng chi tiết sẽ sử dụng họa tiết trang trí tạo nên từ kỹ thuật đan bện mây tre.

- Xác định vị trí, kích thước và các đặc tính khác (độ cong, độ phồng, v.v...) của mảng họa tiết. (Hình 12a)

- Tính toán thiết kế, cắt trên vải, xử lý bề mặt và tiến hành đan bện vải để tạo họa tiết trang trí ở dạng modul. (Hình 12b)

- Ướm thử lên mảng chi tiết họa tiết trang trí và cắt bỏ những phần thừa. (Hình 12c)

- Ướm thử mảng chi tiết lên ma-nơ-canh và hiệu chỉnh để không bị nhăn nhúm hay thừa. (Hình 12c).

HV. Phạm Thị Ly Hạ Khóa 2015A 67 - Tiến hành may đính mảng họa tiết trang trí vào những mảnh chi tiết khác của trang phục.

Hình a Hình b Hình c Hình 2.12. Quy trình thực hiện họa tiết trang trí trên ma-nơ-canh.

2.3.4.3. Phương pháp ráp ni

* Mẫu trang phục 1:

Mặt trước Mặt sau Hình 2.13. Bản vẽ mô tả sản phẩm trang phục 1.

HV. Phạm Thị Ly Hạ Khóa 2015A 68 Đặc điểm kỹ thuật: Đầm ôm cúp ngực có ráp nối ở eo, thân trên có một miếng vải choàng ½ thân trước qua ½ thân sau, phần váy cũng có một miếng vải choàng ½ thân trước và toàn bộ thân sau. Các chi tiết trang trí được đính ở phần eo.

Bảng 1. Thống kê các chi tiết cắt của trang phục 1

STT Tên chi tiết Số lượng

1 Áo cúp ngực thân trước 1

2 Áo cúp ngực thân sau 1

3 Váy suông thân trước 1

4 Váy suông thân sau 1

5 Vải đắp ½ thân trước 1

6 Vải đắp ½ thân áo sau 1

7 Vải đắp ½ thân váy trước 1

8 Vải đắp thân váy sau 1

Tổng 8

Phương pháp ráp nối mẫu trang phục 1: Tất cả các đường may của sản phẩm là đường may can chắp là rẽ.

* Mẫu trang phục 2:

Mặt trước Mặt sau

HV. Phạm Thị Ly Hạ Khóa 2015A 69 Đặc điểm kỹ thuật: Đầm ôm cổ yếm, vòng cổ kiềng, váy suông ngang gối.

Bảng 2. Thống kê các chi tiết cắt của trang phục 2

STT Tên chi tiết Số lượng

1 Áo cổ yếm dún bèo thân trước 1

2 Áo cổ yếm thân sau 1

3 Váy suông thân trước 1

4 Váy suông thân sau 1

Tổng 4

Phương pháp ráp nối mẫu trang phục 2: Tất cả các đường may của sản phẩm là đường may can chắp là rẽ.

* Mẫu trang phục 3:

Mặt trước Mặt sau Hình 2.15. Bản vẽ mô tả sản phẩm trang phục 3.

HV. Phạm Thị Ly Hạ Khóa 2015A 70

Bảng 3. Thống kê các chi tiết cắt của trang phục 3

STT Tên chi tiết Số lượng

1 Áo cúp ngực thân trước 1

2 Áo cúp ngực thân sau 1

3 Váy xòe thân trước 1

4 Váy xòe thân sau 1

Tổng 4

Phương pháp ráp nối mẫu trang phục 3: Tất cả các đường may của sản phẩm là đường may can chắp là rẽ.

2.3.4.4. La chn phương pháp thiết kế mu rp cho b sưu tp

Sau khi đã hoàn thành việc thiết kế trang phục trên ma-nơ-canh, các bề mặt trên ma-nơ-canh sẽ được chia thành: các bề mặt trải phẳng được và các bề mặt không trải phẳng được. Đối với bề mặt khối trải được thì khi phủ trở lại trên ma-nơ-canh, toàn bộ vải sẽ được trải tiếp xúc hoàn toàn với bề mặt ma-nơ-canh mà không bị thiếu hay thừa vải.

Trong phạm vi thiết kế ba trang phục của bộ sưu tập mà tác giả đưa ra lần này chỉ có những bề mặt vải trải phẳng được nên việc thiết kế mẫu rập sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều. Sau khi đã phủ vải lên ma-nơ-canh, cố định vải, thao tác pen để tạo ra trang phục, tiến hành đánh dấu, và cắt bỏ những phần vải thừa, sau đó trải vải ra mặt phẳng ta sẽ có được mẫu rập cho từng bộ trang phục.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đan, bện mây tre trong thiết kế trang phục nữ việt nam (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)