Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đan, bện mây tre trong thiết kế trang phục nữ việt nam (Trang 61 - 62)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.Đối tượng nghiên cứu

- Đặc đim đối tượng sáng tác

Đối tượng sáng tác mà người nghiên cứu chọn là nữ thanh niên ở độ tuổi từ 18 đến 25, đây là mốc thời gian mà người con gái vừa bước qua tuổi trưởng thành, ngoài những thay đổi lớn về cơ thể, tâm sinh lý cũng như quan niệm sống, suy nghĩ và cách sống cũng bắt đầu tự chủ, tự lập nhưng vẫn giữ được một chút non nớt, trẻ thơ của tuổi niên thiếu nhưng lại tràn đầy sức sống, trẻ trung và mãnh liệt của thiếu nữ. Trong nghệ thuật nói chung và thiết kế thời trang nói riêng, phụ nữ ở độ tuổi này là nguồn cảm hứng sáng tác phổ biến nhất cho các nhà thiết kế khi mà vẻ đẹp hình thể bên ngoài đã hoàn thiện đầy đủ và nội tâm bên trong rất phong phú, dễ dàng tiếp nhận những văn hóa mới, tư tưởng mới để thể hiện bản thân mình.

- Đặc đim môi trường s dng

Môi trường sử dụng mà tác giả hướng đến là các buổi dạ tiệc hoặc các sự kiện trọng đại mang tính đặc biệt, phù hợp với kiểu trang phục thời trang dạ hội mang vẻ đẹp nữ tính, nhẹ nhàng, cổ điển nhưng vẫn trẻ trung, năng động, hiện đại. Điều này cũng là xu hướng chung của thiết kế thời trang những năm gần đây, được thể hiện trong các tuần lễ thời trang mới nhất của các nhà thiết kế nổi tiếng thế giới như: các mẫu áo đầm lãng mạn nhẹ nhàng của Gucci, Alexander McQueen, Rochas, Prada, Christian Dior, Louis Vuitton, v.v… và ở Việt Nam như: Bộ sưu tập Xuân hè 2016 của nhà thiết kế Andira Anh Tuấn lấy cảm hứng biển cả thiên về sự nhẹ nhàng, trong sáng, trẻ trung, Bộ sưu tập “Countryside” của Đỗ Mạnh Cường lấy cảm hứng đồng quê hơi hướng cổ điển nhưng vẫn toát lên sự hiện đại, mạnh mẽ, v.v... Với mục tiêu đó, người nghiên cứu lựa chọn giải pháp ứng dụng họa tiết trang trí sử dụng kỹ thuật đan bên mây tre đan trên vải làm điểm nhấn của bộ sưu tập cùng với các giải pháp mỹ thuật tạo hình góp phần tạo dựng một bộ sưu tập thời trang dạ hội mang đậm dấu ấn truyền thống quốc gia mà vẫn mang đến cho người mặc một vẻ

HV. Phạm Thị Ly Hạ Khóa 2015A 52 đẹp tinh tế, sang trọng và hiện đại. Tuy nhiên, các họa tiết trang trí sử dụng kỹ thuật đan bên mây tre đan trên vải được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công do chính người nghiên cứu thực hiện nên vẫn chưa thể sản xuất đại trà với số lượng lớn, chủ yếu hướng tới nhóm khách hàng yêu thích thời trang nghệ thuật với các sản phẩm độc nhất.

- Yêu cu ca sn phm sáng tác

Trang phục mà người nghiên cứu hướng đến là sản phẩm đầm dạ hội thể hiện nét đẹp sang trọng, thanh lịch và quyến rũ. Bộ sưu tập thời trang nói chung và bộ sưu tập thời trang dạ hội nói riêng phải đáp ứng được hai yếu tố, đó là: trang phục phù hợp với đối tượng và môi trường sử dụng. Để đạt được mục tiêu này, bộ sưu tập phải đáp ứng được những yêu cầu sau: sản phẩm thiết kế phải mang lại sự thoải mái trong quá trình sử dụng cho người mặc, phom dáng sản phẩm đảm bảo tính tiện nghi cử động, chất liệu may trang phục cần đảm bảo độ thoáng khí, thấm hút mồ hôi, vệ sinh, dễ bảo quản, không nhàu, không nhăn, chống vi sinh vật, v.v…Về mặt thẩm mỹ, trang phục dạ hội phải toát lên sự sang trọng, tinh tế, dễ dàng kết hợp phụ kiện và trang điểm để đem lại sự tự tin, quyến rũ cho người mặc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đan, bện mây tre trong thiết kế trang phục nữ việt nam (Trang 61 - 62)