B. PHẦN NỘI DUNG
2.3.3. Phương pháp sáng tác bộ sưu tập
Để sáng tác được một bộ sưu tập thời trang, đòi hỏi người thiết kế phải có những kỹ năng cơ bản về công việc sáng tác và thiết kế, đó là những kỹ năng nghiên cứu, tổng hợp, chắt lọc, học hỏi kinh nghiệm, tìm tòi ý tưởng, phát triển ý tưởng, biến những thứ được lấy cảm hứng đưa vào đối tượng sáng tác sao cho phù hợp nhất, yêu cầu thẩm mỹ cao nhất và không sao chép những bản sáng tác trước đó.
Phương pháp sáng tác nên một bộ sưu tập thời trang:
- Tìm ra ý tưởng sáng tác, từ đó nghiên cứu kỹ càng đối tượng được lấy làm cảm hứng để có được cái nhìn chính xác và chi tiết về đối tượng đó để dễ dàng phác họa những thiết kế ban đầu.
- Nghiên cứu tình hình xu hướng thời trang trên thế giới cũng như Việt Nam, dự đoán trước xu hướng của tương lai hoặc đi theo định hướng của các nhà thiết kế nổi tiếng cũng như các chuyên gia về may mặc trên thế giới.
- Nghiên cứu kỹ càng đối tượng sáng tác và môi trường sử dụng của bộ sưu tập thời trang để chắt lọc thông tin, xử lý thông tin nhằm tiết chế trong quá trình sáng tác, tạo nên tính ứng dụng cao cho bộ trang phục sau khi thiết kế.
Sau khi đã có những hình dung rõ ràng về việc sáng tác cái gì, sáng tác cho ai mặc, sáng tác để nhằm mục đích gì, từ đó bắt đầu chính thức đi vào công việc sáng tác bộ sưu tập:
- Nghiên cứu cách điệu các hoa văn, họa tiết, màu sắc - Kỹ năng bố cục, phương pháp tạo hình trang phục
HV. Phạm Thị Ly Hạ Khóa 2015A 63 - Kỹ năng trình bày đường nét, bố cục, màu sắc sao cho dễ hình dung về trang phục cho công đoạn thực hiện nhất.
- Kỹ năng tiết chế họa tiết, hoa văn, màu sắc. - Hoàn thiện phác thảo bộ sưu tập.
Từ phương pháp trên, học viên đã tiến hành phương pháp sáng tác cho bộ sưu tập như sau:
- Ý tưởng chủ đạo của bộ sưu tập:
Lấy cảm hứng từ chính những họa tiết trang trí được tạo nên từ kỹ thuật mây tre đan để đưa vào trang phục phụ nữ hiện đại, người nghiên cứu muốn ứng dụng kỹ thuật này để tạo nên một bề mặt của trang phục như một chi tiết trang trí được làm hoàn toàn bằng thủ công.
Khi đi sâu vào nghiên cứu các dạng thức đan bện mây tre, người nghiên cứu nhận thấy các họa tiết được làm nên từ những kỹ thuật đan bện này mang một vẻ đẹp rất riêng biệt, vừa thiên nhiên lại vừa đặc sắc văn hóa truyền thống Á Đông, tạo ra những chi tiết nghệ thuật hoàn toàn có thể xử lý đưa vào dòng thời gian cao cấp như nhiều nhà thiết kế nổi tiếng trên thế giới đã làm. Trong khi đó Việt Nam vốn là đất nước nổi tiếng với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ được ưa chuộng trên toàn thế giới, vì vậy người nghiên cứu mong muốn nghiên cứu một số giải pháp đưa họa tiết mây tre đan vào bộ sưu tập thời trang để không chỉ tìm tòi một cách xử lý chất liệu mới trong ngành thời trang mà còn tạo tiền đề cho thời trang mây tre từ Việt Nam được phát triển hơn nữa trên làng thời trang thế giới.
Có rất nhiều dạng thức đan bện mây tre tạo nên các vật phẩm thủ công mỹ nghệ có hiệu ứng thẩm mỹ đa dạng và phong phú. Để sáng tác thiết kế thời trang dạ hội, học viên lựa chọn một số dạng thức đan bện mây tre: Đan nong mốt đều (đan vuông), đan chiếu, đan hoa cúc. Đây là những dạng thức đan bện đơn giản, phổ biến, dễ thực hiện bằng chất liệu vải để đưa lên trang phục tạo nên các chi tiết trang trí vừa có tác dụng liên kết giữa các mảng trang phục vừa tạo những điểm nhấn đặc biệt cho bố cục trang phục. Bên cạnh đó, nhờ cấu trúc và kỹ thuật đan bện mà tạo nên các chi tiết trang trí với những khe hở với kích thước lớn nhỏ khác nhau giúp
HV. Phạm Thị Ly Hạ Khóa 2015A 64 cho họa tiết trang trí nói riêng và trang phục nói chung tạo sự thông thoáng và thoải mái cho người mặc.
2.3.4. Giải pháp công nghệ và thiết kế kỹ thuật bộ sưu tập 2.3.4.1. Phương pháp dựng hình mẫu rập cho váy dạ hội