1.2.2.1 Kim [1] [11]
Có nhiều loại kim khác nhau: kim máy may 1 kim, kim máy may 2 kim…mỗi loại có kích cỡ và công dụng khác nhau. Thân kim một bên có rãnh có
nhiệm vụ bảo vệ chỉ trong suốt quá trình lên xuống của kim, rãnh có độ sâu rộng khác nhau tùy theo chỉ số kim. Đuôi kim của máy may công nghiệp đƣợc gia công
tròn.
a) Cấu tạo kim
+ Đầu kim 1: là phần cuối cùng của kim, có mũi kim 2 đƣợc chế tạo các hình dạng khác nhau để tạo sự đâm xuyên vào vải.
Hình 1.8. Cấu tạo kim may
+ Mắt kim 3: là lỗ xuyên qua thân kim từ rãnh dài đến rãnh ngắn, có tác dụng luồn chỉ qua kim, lỗ kim có cấu tạo hơi dốc một phía để giúp hình thành vòng chỉ lớn
nhất tại vị trí đi xuống gặp ổ móc. Nếu không bắt đƣợc mũi sẽ gây hiện tƣợng bỏ mũi làm đƣờng may giảm độ bền. Lỗ kim có kích thƣớc khác nhau tùy theo chỉ số kim.
+ Thân kim 4: là phần dài nhất của kim giữa vai kim và lỗ kim. Một số kim may
đặc biệt phía trên của thân kim có tiết diện lớn hơn phía dƣới, để tạo rộng lỗ trên vải khi kim đâm qua và nhờ đó giảm ma sát giữa vải và chỉ.
+ Rãnh dài 5: là phần chạy dọc theo chiều dài của thân kim, tạo ra một rãnh bảo
vệ chỉ khỏi các lực phát sinh khi đâm xuyên vào vải, hạn chế sự di chuyển. Độ sâu của rãnh cần phù hợp với độ to của chỉ. Có loại kim có rãnh và kim không có rãnh. Kim có rãnh: chỉ nằm trong rãnh kim sẽ làm giảm ma sát giữa chỉ và vải khi kim
đâm xuyên qua vải, làm chỉ bền hơn hay đƣờng may sẽ bền hơn. Còn kim không có rãnh sẽ làm tăng ma sát giữa chỉ và vải khi kim đâm xuyên qua vải làm cho chỉ giảm bền hay độ bền đƣờng may giảm.
+ Vai kim 6: là phần trung gian giữa trụ kim và thân kim.
+ Trụ kim 7: là phần kim đƣợc kẹp vào thanh lắp kim. Để đảm bảo độ cứng và độ bền trong quá trình sử dụng, trụ kim thƣờng có đƣờng kính to hơn các phần khác của kim.
+ Gờ 8: là phần nằm giữa rãnh soi và rãnh dài. Có tác dụng kiểm soát sự tạo vòng.
+ Rãnh soi 9: là một chỗ lõm nằm ngay phía trên lỗ kim. Rãnh soi có hình dáng và độ dài có thể thay đổi. Nó cho phép điều chỉnh móc hoặc chi tiết tạo vòng chuyển động sát kim hơn.
+ Rãnh ngắn 10: là phần đối diện với rãnh dài, kéo dài lên trên và xuống phía dƣới lỗ kim một chút.
+ Đế kim 11: là đầu của phía trên cùng của kim. Đế kim xác định vị trí cố định theo chiều thẳng đứng của kim trong thanh lắp kim của máy may.
b) Ảnh hƣởng của kim đến độ bền đƣờng may
Trong quá trình làm việc của máy may, kim xuyên qua vật liệu may, mang chỉ
trên qua nó và khi dịch chuyển từ vị trí biên phía dƣới đi lên, tạo thành vòng chỉ để mũi ổ đi qua.
Trong quá trình may, kim xuyên qua vải với tốc độ cao, sinh ra nhiệt độ cao ở
vùng tiếp xúc giữa kim và vật liệu may, làm ảnh hƣởng không tốt đến độ bền của kim và đƣờng may.
Nhiệt độ của kim có thể tới 300 – 4000C, nhiệt độ của vải tới 2400C. Vì thế cần
làm giảm nhiệt độ ở vùng tiếp xúc giữa kim và vật liệu may.
Ngoài ra chiều dài, hình dạng đầu mũi kim, chi số và chế độ gia công kim cũng có ảnh hƣởng tới độ bền đƣờng may.
+ Hình dạng đầu mũi kim nhọn: có ảnh hƣởng rất lớn đến độ bền đƣờng may do
sự ma sát giữa chỉ và kim cũng nhƣ vải nhiều, ngoài ra kim mũi nhọn còn phá vỡ
kết cấu vải. Loại kim này chỉ sử dụng chủ yếu cho loại vải dệt thoi. Hình dạng đầu mũi kim nhọn đã làm giảm sự ma sát giữa kim chỉ và vải, ít làm tổn thƣơng tới cấu trúc vải.
+ Chỉ số kim: Chỉ số kim là thông số kích thƣớc đƣờng kính của thân kim, chỉ độ
to nhỏ của kim. Nó không phụ thuộc vào chủng loại kim, đƣợc đánh dấu trên phần trụ kim và trên bao bì.
Kim ảnh hƣởng nhiều đến độ bền đƣờng may. Muốn hiệu suất may tốt phải chọn đúng cỡ kim. Nếu kim sử dụng quá mảnh so với chỉ, khi chỉ luồn qua mắt kim
và rãnh kim sẽ bị ma sát quá mức, có thể bị xơ, đùn rối và đứt. Ngƣợc lại, nếu kim quá thô với chỉ, sự kiểm soát kém, quá trình tạo vòng có thể gây ra bỏ mũi, kết quả làm giảm chất lƣợng đƣờng may.
Chỉ số kim phải đƣợc lựa chọn phù hợp với chi số chỉ. Chỉ số kim càng lớn,
thì rãnh dài của kim càng rộng và càng sâu. Nhƣ vậy có tác dụng tốt trong việc bảo vệ chỉ tránh ma sát với vải trong quá trình may.
Tuy vậy, nếu chỉ số kim càng lớn sẽ tăng diện tích tiếp xúc giữa kim và vải,
lực ma sát giữa kim và vải tăng lên trong quá trình may làm nhiệt độ của kim tăng, gây lên hiện tƣợng chỉ bị nóng chảy và đứt chỉ. Nếu chỉ số kim nhỏ, không tƣơng thích với chỉ, khi may chỉ sẽ nhô ra ngoài và bị mài mòn làm giảm độ bền và tăng
khả năng đứt chỉ. Khi sử dụng kim nhỏ để may vải thô thì kim sẽ bị cong khi đâm vào vải, dễ làm xƣớc vải.
+ Chế độ gia công kim:
Chất liệu và chế độ nhiệt luyện kim có ảnh hƣởng đến độ cứng và độ bền của kim. Kim có độ cứng và độ bền kém, sẽ bị mài mòn và biến dạng trong quá trình
may, làm tổn thƣơng vải khi may, giảm độ bền đƣờng may, tăng khả năng đứt chỉ và bỏ mũi.
Độ bóng gia công bề mặt càng cao, ma sát giữa kim và vải càng giảm, hạn chế sự nóng lên của kim khi tốc độ máy cao, hạn chế khả năng đứt chỉ do ma sát.
Chất lƣợng bề mặt của kim: do tốc độ chạy máy cao khi kim không tốt sẽ dẫn tới sứt mũi kim làm đứt chỉ gây giảm độ bền đƣờng may.
+Kim đầu tròn:
Khác với loại kim thông thƣờng có đầu kim rất sắc nhọn, kim đầu tròn có hình dạng đầu mũi kim dạng một nữa viên bi tròn, đây là tính năng đặc biệt giúp cải
thiện khuyết điểm hay làm bể vải của các loại kim thƣờng. Với thiết bị dạng bi, kim đầu tròn có tác dụng rẽ dọc tở chức sợi khi đâm xuyên qua vải, là các tác nhân quan
trọng không gây hiện tƣợng bể vải ở chất liệu dệt kim. Bảng 1.1. Các loại kim đầu tròn
Loại Ký hiệuĐặc tính – công dụng
Đầu tròn SS Dùng cho các loại vải dệt kim 1 giƣờng, 2 giƣờng. Đầu tròn QQ Thích hợp cho các đƣờng vắt sổ hoặc thêu
Đầu tròn JJ Các loại vải dệt kim thông thƣờng Đầu tròn BB Các loại dệt kim dày
Đầu tròn UU Các loại vải lƣới dệt kim Đầu tròn YY Các loại vải lƣới, thun
Ký hiệu kim đầu tròn đặt sau size kim trên bao bì (VD: DB X 11#12J)
-Kim KN (Chuyên dùng cho các chất liệu dệt kim)
Kim KN là loại kim có phần thân kim đƣợc cải tiến thon mảnh hơn so với kim thƣờng, chuyên dùng cho các loại vải dệt kim nhạy cảm, dễ bị bể vải.
Với thân kim thon mảnh hơn và mũi kim đầu tròn J sẽ rất hiệu quả trong việc
tránh làm bể vải. Tuy thân kim thon mảnh hơn nhƣng độ cứng của kim KN tƣơng
ứng với kim thƣờng và thích hợp cho chỉ may cùng kích cỡ nên có thể sử dụng nhƣ những loại kim thông thƣờng khác
Hiển thị trên bao bì để nhận biết kim KN; DB X 1KN
-Kim SF (Chuyên dùng cho các loại dệt kim siêu mỏng)
Kim SF là loại kim có phần đầu mũi đến phần lỗ kim đƣợc cải tiến thon nhỏ hơn 1 size so với kim KN, chuyên dùng cho các loại dệt kim siêu mỏng.
Với thân kim thon mảnh giống nhƣ kim KN, có độ cứng tƣơng ứng với kim thƣờng và sử dụng chỉ may cùng kích cỡ.
Hiển thị trên bao bì để nhận biết kim SF: DB X 1SF
-Kim NY2
Kim NY2 là loại kim có phần thân kim đƣợc cải tiến thành dạng suông thẳng, có tác dụng tăng cƣờng độ cứng của kim. Rất hiệu quả trong việc khắc phục gãy
kim nếu may trong điều kiện khó khăn. Ngoài ra, kim NY2 có phần lõm đƣợc thiết kế đặc biệt, góp phần ổn định sự hình thành vòng chỉ khi may, hiệu quả cao trong việc tránh đứt chỉ.
Hiển thị trên bao bì để nhận biết kim NY2: DB X 1NY2
-Kim NS
Kim NS là loại kim có thiết kế từ đầu cán tới mũi kim rất thon dài, giảm đáng kể trợ lực khi kim đâm xuyên vải. Có tác dụng hữu hiệu cho việc khắc phục hiện tƣợng đƣờng may bị nhăn hoặc đứt sợi vải
Hiển thị trên bao bì để nhận biết kim NS: DB X 1NS
1.2.2.2 Chỉ [9] [13]
Chỉ may là yếu tố quan trọng để liên kết các chi tiết sản phẩm với nhau. Chỉ may đƣợc sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu, từ nhiều nguồn gốc khác nhau và có thể phân làm ba loại: xơ nhân tạo, tổng hợp và tự nhiên.
Tính liên tục của quá trình may là một chỉ tiêu quan trọng liên quan chặt chẽ tới độ đứt của chỉ khi may.
Khả năng may của chỉ là một đặc tính công nghệ tổng hợp của chỉ đảm bảo tính liên tục của quá trình may.
a) Vật liệu tạo chỉ + Xơ nhân tạo
Xơ nhân tạo đƣợc hình thành bằng cách chế biến các vật chất cao phân tử thiên
nhiên (xenlulô, protit,…). Loại xơ này bao gồm: vitxco, daxetat, ammoniăc đồng,…Điển hình cho xơ nhân tạo là xơ vitxco với các biến tính nhƣ:
-Textua: bền vững trƣớc các tác dụng cơ học và khi gia công nhiệt ẩm. Loại xơ này đƣợc sử dụng trong công nghiệp làm thảm.
-Polino: có độ bền cao hơn trong môi trƣờng khô cũng nhƣ ƣớt, độ giãn thấp hơn, đặc biệt bền vững hơn trƣớc tác dụng của kiềm. Vì thế có thể pha trộn với bông và
tiến hành hồ bóng để tăng độ bền và tạo cho sợi có bề mặt bóng nhẵn.
-Xơ vitxco có môdun cao: có độ bền mài mòn khá cao và ít bị đứt trong quá trình gia công.
+ Xơ tổng hợp
Xơ tổng hợp đƣợc sản xuất từ nguyên liệu ban đầu là những vật chất hóa học đơn giản (từ sản phẩm của quá trình chế biến than đá,…), những sản phẩm này đƣợc tổng hợp thành liên kết cao phân tử, sau đó chế biến thành xơ tổng hợp. Những xơ tổng hợp phổ biến nhƣ: Polyamit, Polyester.
-Polyester có độ bền tƣơng đối cao (40 – 50 CN/Tex). Thành phần biến dạng biến
mất lớn, độ bền nhiệt cao, chịu đựng ánh sáng tốt. Tuy nhiên, loại xơ này có những nhƣợc điểm nhƣ: ít hút ẩm (khoảng 0,4%), xơ có độ cứng lớn nên dễ tạo ra hiện
tƣợng vón cục.
-Polyamit có độ bền kéo đứt cao, độ đàn hồi lớn và bền vững khi mài mòn, đồng thời có khối lƣợng riêng nhỏ
+ Xơ thiên nhiên
Đối với xơ thiên nhiên, chỉ may làm bằng tơ tằm và lanh có những công dụng đặc biệt.
- Tơ tằm: chỉ may có thể đƣợc kéo từ những đoạn filament hay đƣợc xe từ
những tơ filament. Những loại chỉ may nhƣ thế có cƣờng lực và độ giãn tƣơng đối cao, vẻ bên ngoài bóng sử dụng tốt cho máy may cũng nhƣ
may tay. Chỉ làm bằng tơ tằm thì giá thành cao nên hạn chế cho việc sử
dụng, chỉ giới hạn may cho các loại quần áo sang trọng, quần áo đặt may và hàng thêu đặc biệt.
- Lanh: chỉ xe từ lanh chắc hơn và cứng hơn bông, đƣợc sử dụng để may
giầy dép, da, lều, vải bạt cũng nhƣ để đính nút. Nhƣng hiện nay phần lớn đƣợc thay thế bởi các chỉ may hiện đại, tổng hợp.
- Cotton (bông): bông không bền và dễ bị mài mòn hơn so với polyester hoặc poliamit có cùng độ mảnh. Để tăng độ bền của bông cần phải xử lý với xút.
Chỉ may có thể chia làm 3 loại: mềm, làm bóng và bọc láng.Chỉ đƣợc sản
xuất từ bông có chiều dài xơ tốt về cƣờng lực, độ mịn, độ dài và độ chín. Đƣợc chọn lọc rất kỹ lƣỡng.
Chỉ cotton mềm: chỉ may loại này không có xử lý gì đặc biệt ngoại trừ
đƣợc làm trắng hoặc nhuộm màu và áp dụng bôi trơn chống ma sát thấp. Chỉ cotton bọc láng: chúng đƣợc sản xuất từ chỉ mềm nhuộm đã đƣợc gia
cố và bảo vệ bằng cách bọc một lớp đặc biệt trên bề mặt.
Chỉ cotton làm bóng: các chỉ này đƣợc xử lý trong dung dịch xút làm cho xơ phình ra và có mặt cắt tròn. Giúp tăng độ bóng và làm tăng chút ít độ bền của xơ.
Chỉ bông có khả năng may tuyệt vời và ổn định với nhiệt độ cao và do vậy ít bị ảnh hƣởng bởi kim bị nóng lên trong quá trình may.
b) Các tính chất của chỉ may
Chỉ may có rất nhiều tính chất khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc và thành phần nguyên liệu của chỉ , nên ảnh hƣởng của các loại chỉ may trên các lớp vải cũng
khác nhau.
Độ bền kéo đứt của chỉ: là sức căng làm cho sợi đứt, đƣợc tính bằng: cN
Bảng 1.2. Độ giãn đứt của một số chỉ. Loại chỉĐộ bền tƣơng đối(cN/tex) Độ giãn đứt tƣơng đối(%) Chỉ cotton 100% 23-28 5-8
Chỉ làm từ xơ PET stapen25-38 42-20 Chỉ lõi filament PET bọc
PET stapen
30-43 14-24 Chỉ làm từ filament41-53 15-30
Sức căng này có thể thay đổi tùy vào độ ẩm, nhiệt độ, tốc độ và chiều dài sợi. Độ bền của chỉ là quan trọng đối tính liên tục của mũi may và đƣờng may. Đứt chỉ liên tục do chỉ kém bền trong quá trình may quần áo có thể làm ảnh hƣởng đến ngoại quan sản phẩm may và tính liên tục của quá trình may dẫn đến đƣờng may
kém bền. Tuy nhiên, chỉ bền lại không phải luôn luôn là điều tốt.
Hai khía cạnh quan trọng nhất của độ bền là độ bền tƣơng đối và độ bền vòng. Độ bền tƣơng đối và độ bền vòng thích hợp phải đƣợc xác định khi chọn chỉ:
+ Độ bền tƣơng đối = Lực kéo lớn nhất.
+ Lực kéo lớn nhất là lực ghi lại đƣợc tại thời điểm sợi đứt.
+ Độ mảnh = khối lƣợng của chỉ (gam) /chiều dài của chỉ (1000 mét). + Dải độ mảnh của chỉ từ 18-80 tex hoặc 18 gam/1000 mét và 80
gam/1000 mét. Một số loại phổ biến hơn là tex 40 đƣợc dùng cho các lĩnh vực có độ bền cao và tex 27 cho may nói chung.
+ Đối với quần áo thông thƣờng, độ bền tƣơng đối của chỉ phải tƣơng hợp với độ bền của vải – không bao giờ đƣợc bền hơn. Nếu chỉ may bền hơn vải thì
vải sẽ bị xé trƣớc khi chỉ đứt. Vải bị xé thƣờng khó sửa chữa hơn đƣờng may bị đứt. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm công năng cao, nhƣ là đai an toàn ở chỗ ngồi và dù và túi khí trong ô tô, chỉ may phải có độ bền cao.
Độ bền vòng là tải trọng cần để làm đứt một chiều dài chỉ đƣợc tạo vòng bằng một chiều dài khác của cùng loại chỉ. Thí nghiệm này là chỉ số tốt của độ bền mũi may.
Độ đều của chỉ:
Bản chất tự nhiên của xơ là không đều nhau về kích thƣớc làm cho chỉ có
một số biến thiên. Tuy nhiên, điều quan trọng là số lƣợng đoạn dày và đoạn mỏng là nhỏ nhất. Chỉ thô không thể tự do đi qua các bộ phận tiếp xúc với chỉ của máy may, có thể dẫn tới đứt chỉ trong khi may. Các đoạn chỉ mảnh có thể kém bền và gây ra đứt
chỉ hoặc trong khi may hoặc trong khi mặc.
Độ săn và hƣớng xoắn của chỉ:
Độ săn của chỉ là số vòng xoắn tính trên chiều dài 1m chỉ. Cách xe sợi ảnh hƣởng đến độ ổn định của chỉ. Độ săn là quan trọng. Độ săn
quá lớn làm cho chỉ bị xoắn kiến, dẫn đến chỉ bị xoắn vòng. Chỉ bị xoắn kiến làm cho