Trong tất cả các kích thước đã được đo, chúng ta cần chọn ra kích thước chủ đạo, đó là kích thước mang tính đặc trưng và đại diện nhất. Đồng thời có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc thiết kế quần áo. Nhờ vào kích thước chủ đạo mà người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể lựa chọn phân biệt được cỡ số phù hợp với nhu cầu. Việc chọn kích thước chủ đạo càng khách quan bao nhiêu càng chính xác bấy nhiêu, tăng số lượng cỡ thỏa mãn yêu cầu đa dạng người sử dụng, nhưng thay vào đó sẽ gây khó khăn cho nhà sản xuất.
Với số lượng kích thước chủ đạo là một được xem là không đủ cho việc xây dựng hệ thống cỡ số. Vì bản thân chọn kích thước chủ đạo để xây dựng hệ thống cỡ số của quần áo, mà sản phẩm quần áo cần phải có kích thước dài, cao, rộng. Nên trên cơ sở đó kích thước chủ đạo tối thiểu phải là 2 kích thước không cùng mặt phẳng.
Việc nghiên cứu đưa ra kích thước chủ đạo phải tiêu biểu đại diện và có mối tương quan với các kích thước trong cùng một mặt phẳng, mối tương quan kích thước trên cùng một mặt phẳng phải đạt mức trên trung bình.
Theo Nguyễn Quang Quyền “…Kích thước nào có khoảng phân phối rộng nhất, nói một cách khác, có độ tản mạn lớn nhất (biểu hiện ở hệ số biến đổi Cv lớn) sẽ được chọn làm kích thước cơ sở. Như vậy, khoảng nhảy bậc mới đủ để quần áo mặc vừa cho mọi cỡ…”. Áp dụng lý thuyết này với trẻ Việt Nam ta chọn chiều cao đứng làm kích thước chủ đạo.
Huỳnh Thị Kim Liên -26- Ngành CN Vật liệu Dệt May Theo TCVN 5782-1994: “ Hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo” kích thước chủ đạo của thanh thiếu niên học sinh là chiều cao cơ thể, vòng ngực và vòng mông.
Báo cáo tổng kết đề tại “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quân trang theo phương pháp nhân trắc học” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hà Châu cũng đã nêu ra kích thước chủ đạo của trẻ em bao gồm 2 kích thước: chiều cao và vòng ngực.
Việc lựa chọn kích thước chủ đạo phải tuân thủ các điều kiện sau:
- Là đại lượng có giá trị trung bình lớn nhất hoặc gần lớn nhất trong dãy thông số kích thước
- Là đại lượng thuộc phân bố chuẩn
- Là kích thước có ý nghĩa nhất trong dãy thông số kích thước
- Việc lựa chọn kích thước chủ đạo phụ thuộc vào đặc điểm cơ thể, nhóm người, dân tộc, từng nước và từng sản phẩm
- Kích thước chủ đạo có mối liên hệ chặt chẽ với các kích thước khác trên cùng một mặt phẳng.
1.5.2. Bƣớc nhảy
Sau khi đã chọn được kích thước chủ đạo làm cơ sở thì việc cần thiết phải giải quyết đó là chọn bước nhảy phù hợp giữa các kích thước chủ đạo. Bước nhảy chính là khoảng cách 2 cỡ liên tiếp, nhằm phân nhóm các dạng cơ thể người, sao cho các dạng cơ thể trong cùng 1 nhóm sử dụng chung 1 sản phẩm đều cảm thấy vừa vặn. “Bước nhảy được xác định từ sự phụ thuộc cảm quan của người tiêu dùng đối với dao động của cỡ khi sử dụng sản phẩm”[16] Các nhà nhân trắc học theo đánh giá Đức, Nga, Tiệp bước nhảy xác định xung quanh giá trị trung bình của kích thước chủ đạo. Trong số đó giá trị không nhỏ hơn 50% các trường hợp theo kích thước chủ đạo nằm trong khoảng ±2/3 б. Việc lựa chọn bước nhảy phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Huỳnh Thị Kim Liên -27- Ngành CN Vật liệu Dệt May - Tính chất vật liệu và kiểu dệt: hàng dệt kim co giãn nhiều nên có bước nhảy lớn hơn dệt thoi
- Hình dáng và tính chất của sản phẩm: Sản phẩm là áo sơ mi bước nhảy lớn hơn đồ bơi nhưng nhỏ hơn bước nhảy của áo khoác. Sản phẩm vừa sát bước nhảy nhỏ hơn sản phẩm rộng.
- Lứa tuổi, giới tính: Nam giới cần sự mạnh mẽ quần áo mặc có độ rộng nên bước nhảy thường lớn hơn nữ giới. Với người già cần sự thoải mái nên bước nhảy lớn hơn thanh niên
- Khả năng sản xuất của công ty: Bước nhảy càng nhỏ số lượng cỡ số nhiều thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng nhưng lại gây khó khăn cho khâu thiết kế, sản xuất… dễ nhầm lẫn.
Với bước nhảy của quần áo mặc thông thường, tài liệu [16] đưa ra 3 phương án bước nhảy theo chiều cao là 6, 5, 3. Bước nhảy là 3 được coi là quá nhỏ sẽ gây khó khăn cho việc sản xuất. Bước nhảy là 6 có thể chấp nhận được vì giữa các cỡ đáp ứng được chiều dài áo từ 2 đến 3 cm và quần từ 3 đến 4 cm. Bước nhảy 6 được xem là tối ưu cho quần áo vì với áo sơ mi chọn bước nhảy không nhỏ hơn 6 và quần bước nhảy không lớn hơn 6.
Theo các hệ thống cỡ số trước như TCVN 5782-1994 chọn bước nhảy theo chiều cao là 6cm, vòng ngực và vòng bụng là 4cm. Bước nhảy chiều cao là 6 tương ứng với giới hạn chiều dài áo từ 2-3cm và quần từ 3-4cm, điều này là phù hợp với lứa tuổi từ thanh thiếu niên trở lên. Cũng được xem là phù hợp với trẻ dù là độ chênh lệch về kích thước không cao nhưng trẻ cần phải được mặc rộng, mặc thoải mái. Vậy đề tài chọn bước nhảy chiều cao đứnglà 6 cm và vòng ngực là 4cm.
Huỳnh Thị Kim Liên -28- Ngành CN Vật liệu Dệt May
KẾT LUẬN
1.Nhân trắc học ra đời từ rất lâu, nhưng mãi đến cuối thế kỷ thứ 19 đầu thế kỷ thứ 20 thì nhân trắc học mới thực sự trở thành một môn khoa học với đầy đủ ý nghĩa. Đến giữa thế kỷ thứ 20 thì tất cả những lĩnh vực thiết kế công nghiệp liên quan đến con người đều được nhân trắc học tham gia nghiên cứu.
2.Từ lúc nhân trắc học mới ra đời, các nhà nhân trắc học chỉ tập trung nghiên cứu về nhân trắc học học tĩnh, nhưng mãi đến những năm 70 của thế kỷ 20 thì họ mới tập trung nghiên cứu về nhân trắc học động (ecgônômi). Nhân trắc học xâm nhập vào tất cả các ngành trong đó có ngành may vào năm 1960. Hiện nay, rất ít các công trình nghiên cứu xây dựng hệ thống kích thước cơ thể đối với lứa tuổi mẫu giáo.
3. Đặc điểm sinh lý của trẻ em là: Cơ thể phát triển rất nhanh, nếu như ở giai đoạn 3 đến 5 tuổi thân hình bé tròn trĩnh, bụ bẫm, đầu to, chi ngắn, thân dài, ngực tròn…. Nhưng sang giai đoạn 6 đến 7 tuổi bé đã bớt bụ bẫm hơn, chi dài hơn, gầy hơn và ngực dẹp hơn, bụng bé lại, trán vát…..Bé gái ở lứa tuổi này lồng ngực bè hơn và phát triển chiều cao nhanh hơn bé trai, nhưng nhìn chung sự khác biệt chưa rõ ràng.
4. Để nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số có 2 phương pháp đó là: nghiên cứu dọc và nghiên cứu ngang. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng. Trong ngành may nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số thường chọn phương pháp nghiên cứu ngang.
5.Về phương pháp đo, hiện nay có 2 phương pháp đó là: phương pháp đo trực tiếp và phương pháp đo gián tiếp. Do địa bàn đo không gần khu vực có thiết bị đo gián tiếp và kinh phí hạn hẹp nên đề tài chọn phương pháp đo trực tiếp.
Huỳnh Thị Kim Liên -29- Ngành CN Vật liệu Dệt May 6. Rất nhiều công trình nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số cho các lứa tuổi đã ra đời, nhưng với trẻ em gần đây chưa được nghiên cứu đầy đủ. Với sự bỏ ngõ đó tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài xây dựng hệ thống cỡ số trẻ em, nhưng với thời gian hạn hẹp, đề tài chỉ nghiên cứu trên đối tượng bé gái 6 tuổi./.
Huỳnh Thị Kim Liên -30- Ngành CN Vật liệu Dệt May
CHƢƠNG II