Nghiên cứu lựa chọn các chất cầm màu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nâng cao độ bền màu của vải bông nhuộm bằng chất màu tự nhiên từ củ nghệ (Trang 48 - 51)

5. Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả

3.2. Nghiên cứu lựa chọn các chất cầm màu

Đề tài tiến hành nghiên cứu khảo sát lựa chọn các chất cầm màu phù hợp với vải bông nhuộm bằng chất màu tách chiết từ củ nghệ. Đề tài lựa chọn các muối kim loại nhƣ trong bảng 3.3 và một hóa chất cầm màu đƣợc đánh giá cao trên thị trƣờng của hãng Clariant là Optifix RSL. Các phƣơng án thực hiện cầm màu đƣợc thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3: Các phương án khảo sát khả năng cầm màu của một số ion kim loại

và chất tạo màng

Mẫu Phƣơng án cầm màu

(nhuộm ở 60ºC, 45 phút, M 1 :30), nồng độ 2g/l Chất cầm màu Nhiệt độ (ºC) Thời gian (phút)

16 CuSO4 95 30 17 ZnSO4 95 30 18 FeSO4 95 30 19 Al2(SO4)3 95 30 20 Optifix RSL 95 30 14 Optifix RSL 40 30

Qua đồ thị phản xạ R ở hình 3.1 cho thấy khi cầm màu với sắt và Optifix, màu sắc của vải bông nhuộm bằng nghệ ít biến đổi hơn các phƣơng án cầm màu khác. Điều này thể hiện ở đƣờng cong phản xạ R của các mẫu cầm màu bằng ion sắt và Optifix tiệm cận với đƣờng cong phản xạ R của mẫu chỉ đƣợc nhuộm với nghệ.

Các chất cầm màu khác đều cho đƣờng cong phản xạ kém hơn, thể hiện màu bị biến đổi theo xu hƣớng đậm lên, màu tối hơn.

Kết quả quá trình cầm màu đƣợc thể hiện trong bảng 3.4. Bảng 3.4 cho thấy sau khi cầm màu, độ bền màu với giặt của vải nhuộm bằng chất màu từ củ nghệ đã đƣợc cải thiện đáng kể, có những mẫu cầm màu đạt độ bền màu khá cao (cấp 4). Kết quả cho thấy Ion sắt và đồng cho khả năng cầm màu tốt hơn cả. Tuy nhiên hiện nay Ion Đồng thuộc loại kim loại nặng, bị hạn chế sử dụng trong công nghiệp dệt may nên đề tài chọn Ion sắt và hóa chất cầm màu để tiếp tục thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.

Quá trình cầm màu cũng cho thấy rằng có sự biến đổi ánh màu khá rõ rệt của vải nhuộm bằng nghệ. Ánh màu thay đổi chủ yếu ở ánh vàng (b) và ánh đỏ (a). Theo đó ánh vàng có xu hƣớng tăng và ánh đỏ giảm, làm cho màu xỉn hơn và kém tƣơi. Đây cũng là vấn đề thƣờng gặp khi cầm màu với các họ thuốc nhuộm trực tiếp, hoạt tính.

Bảng 3.4: Kết quả đánh giá sau khi xử lý bằng một số tác nhân cầm màu

Tên mẫu Kết quả đánh giá

L* a* b* Độ bền giặt 16 69.08 9.54 45.45 4 17 75.85 5.86 52.50 3 18 64.47 6.49 30.79 3-4 19 76.31 5.73 49.19 2-3 20 72.89 9.03 47.17 2-3 14 69.45 7.68 42.28 3 21 (Mẫu nhuộm) 71.32 9.29 44.66 2-3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nâng cao độ bền màu của vải bông nhuộm bằng chất màu tự nhiên từ củ nghệ (Trang 48 - 51)