Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nâng cao độ bền màu của vải bông nhuộm bằng chất màu tự nhiên từ củ nghệ (Trang 44 - 47)

5. Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả

2.4.2.Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm

2.4.2.1. Phƣơng pháp tách chiết chất màu

Trên thực tế, có rất nhiều phƣơng pháp đã đƣợc dùng để tách chiết chất màu từ củ nghệ cho kết quả tối ƣu. Nhƣng nghiên cứu lại lựa chọn tách chiết màu bằng nƣớc vì: Nƣớc là loại dung môi tốt trong quá trình nhuộm và khi tách chiết bằng nƣớc thì trong quá trình nhuộm không cần bất kỳ một chất trợ nào, nhƣ vậy khi đánh giá khả năng bắt màu, cầm màu của nghệ lên vải sẽ khách quan

Sử dụng phƣơng pháp tách chiết bằng dung môi nƣớc ở nhiệt độ sôi. Củ nghệ đƣợc thu mua ngoài chợ, đem về rửa sạch, để ráo nƣớc, gọt vỏ, thái lát mỏng, cân xác

định khối lƣợng và cho vào nồi inox chứa nƣớc và đun sôi thời gian 30‟. Dung tỷ chiết là 1:50. Sau đó dung dịch đƣợc lọc sạch và sử dụng để nhuộm vải.[3]

2.4.2.2. Phƣơng pháp nhuộm

Vải đƣợc nhuộm bằng phƣơng pháp nhuộm tận trích trên máy nhuộm cốc Ti- Color của Italia tại Phòng thí nghiệm Hóa Dệt, Bộ môn Vật liệu và CN Hóa Dệt, Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang, ĐHBK Hà Nội. Dung tỷ nhuộm 1:30; nồng độ chất màu cố định là 1g vải: 3g nghệ tƣơi. Nhiệt độ nhuộm khảo sát ở 40 oC – 60 oC – 95oC. Thời gian nhuộm 45 phút.

2.4.2.3. Phƣơng pháp cầm màu

Vải sau khi nhuộm, đƣợc giặt bằng nƣớc lạnh dƣới vòi nƣớc chảy trong 10 phút rồi thực hiện cầm màu theo phƣơng pháp tận trích. Dung tỷ cầm màu 1:30; thời gian 30 phút và thay đổi nhiệt độ. Quá trình cầm màu thực hiện trên máy nhuộm cốc Ti- Color.

Có rất nhiều các chất cầm màu và các phƣơng pháp cầm màu cho vải nhuộm. Tuy nhiên trong nghiên cứu này đề tài đã tiến hành khảo sát khả năng bền màu của vải bông nhuộm bằng chất màu từ củ nghệ bằng các loại chất cầm màu sau:

1. Đồng (CuSO4). 2. Kẽm ( ZnSO4). 3. Sắt (FeSO4).

4. Nhôm( Al2( SO4)3)). 5. Optifix RSL, Lip.

2.4.2.4. Phƣơng pháp đo màu

Sau khi xử lý, mẫu đƣợc đo màu theo tiêu chuẩn ISO 105 – J01: 1997 trên máy đo màu quang phổ Gretag Macbeth Color Eye tại Viện Dệt May - 478 Minh Khai, Hai bà Trƣng Hà nội.

2.4.2.5. Phƣơng pháp đánh giá độ bền giặt

Đánh giá độ bền giặt theo tiêu chuẩn ISO 105-C02:1999.

Cho mẫu vào dung dịch xà phòng 5 g/l với tỷ lệ giữa mẫu và dung dịch là 1 : 50. Tiến hành giặt mẫu ở 40 ± 20 C trong 30 phút. Sau đó, lấy mẫu ra, dùng tay vắt nhẹ và để mẫu dƣới vòi nƣớc lạnh đến khi sạch xà phòng. Sau đó lấy ra, tháo dây buộc. Đem gỡ 2/3 chỉ khâu ở vải trắng và vải màu. Đem sấy hoặc phơi ở nhiệt độ dƣới 400 C và tránh ánh sáng trực tiếp soi vào.

Đánh giá độ bền giặt đƣợc thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 105-C02:1999 tại Phòng thí nghiệm Hóa Dệt, Bộ môn Vật liệu và CN Hóa Dệt, Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang, ĐHBK Hà Nội. Sau đó đánh giá bằng thang thƣớc xám trong buồng ánh sáng chuẩn The Judge II của Gretag Macbeth.

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nâng cao độ bền màu của vải bông nhuộm bằng chất màu tự nhiên từ củ nghệ (Trang 44 - 47)