Xử lý cầm màu bằng chất cầm màu cation và muối kim loại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nâng cao độ bền màu của vải bông nhuộm bằng chất màu tự nhiên từ củ nghệ (Trang 30 - 31)

5. Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả

1.3.3.Xử lý cầm màu bằng chất cầm màu cation và muối kim loại

Nhƣ trên ta đề cập, xử lý cầm màu bằng hợp chất cation có thể làm giảm độ bền màu với ánh sáng ½ đến 1 cấp.

Do vậy đã có phƣơng pháp cầm màu bằng chất cầm màu cation và muối kim loại đồng, cụ thể là đồng sunfat (CuSO4) trong cùng một công đoạn. Nhƣ thế vừa tăng đƣợc độ bền màu ƣớt, vừa tăng đƣợc độ bề màu ánh sáng của hàng nhuộm, loại bỏ nhƣợc điểm độ bền màu ánh sáng khi xử lý bằng chất càm màu cation một mình.

Trƣớc đây, hãng Ugine Kuhlmann đã giới thiệu quy trình này cùng với sản phẩm cation Fixagene TN Extra liquid Fixagene CD Power của họ. Còn ở Tiệp khắc (cũ) và CH. Séc ngày nay là chất cầm màu Syntefix.

Hàng nhuộm xong giặt kỹ rồi cầm màu trong dung dịch trên trong 30 phút, ở 30º C đến 40 ºC.

Ƣu điểm:

+ Tăng độ bền màu ƣớt.

+ Tăng độ bền màu với ánh sáng.

+ Loại bỏ đƣợc nhƣợc điểm độ bền màu ánh sáng khi sử lý cầm màu cation một mình.

Hiện nay, việc cầm màu bằng các ion kim loại đã bị hạn chế. Lý do là hầu hết các ion kim loại dùng để xử lý cầm màu đều là các ion kim loại nặng, nằm trong giới hạn bị hạn chế bởi các tiêu chuẩn sinh thái, trong đó có tiêu chuẩn Oeko-tex 100.

Có thể liệt kê một số kim loại bị hạn chế theo tiêu chuẩn này khi kiểm tra các loại vải tiếp xúc trực tiếp với da ngƣời nhƣ sau (mg/kg):

Bảng 1.2: Giới hạn kim loại nặng cho vải tiếp xúc với da( mg/kg) Giới hạn kim loại nặng cho vải tiếp xúc với da

Antimony (Sb) 30 Arsen (As) 1 Lead (Pb) 1 Cadmium (Cd) 0.1 Chrom (Cr) 2 Cobalt (Co) 4 Cooper (Cu) 50 Nickel (Ni) 4

Chính vì vậy khi lựa chọn tác nhân cầm màu, nhất là lựa chọn cầm màu bằng ion kim loại cần phải chú ý đến mục đích sử dụng của loại vải đƣợc cầm màu cũng nhƣ lựa chọn ion kim loại phù hợp, không nằm trong danh sách bị hạn chế hoặc sử dụng nồng độ thấp hơn mức độ giới hạn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nâng cao độ bền màu của vải bông nhuộm bằng chất màu tự nhiên từ củ nghệ (Trang 30 - 31)