Mối liên quan giữa mức độ vôi hoá động mạch vành và thang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa mức độ vôi hóa động mạch vành trên MSCT với mức độ tổn thương động mạch vành theo thang điểm syntax (Trang 60 - 108)

3.3.1. Mối liên quan giữa mức độ vôi hoá động mạch vành và thang điểm SYNTAX. SYNTAX.

3.3.1.1. Ở nhóm nghiên cứu chung.

Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân theo các nhóm điểm Agatston (ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu chung)

Điểm Agatston N Tỷ lệ %

Không vôi hoá

(điểm Agatston = 0) 18 16.2

Vôi hoá thấp

(1 – 100) 35 31.5

Vôi hoá trung bình

(101 – 400) 34 30.6

Vôi hoá nặng

(> 400) 24 21.7

Tổng 111 100

Nhận xét:

-Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 18 bệnh nhân có điểm Agatston là 0 điểm, chiếm 16.2%; có 35 bệnh nhân có điểm Agatston từ 1 – 100 điểm, chiếm 31.5%; có 34 bệnh nhân có điểm Agatston từ 101 – 400 điểm, chiếm 21.7%; và 24 bệnh nhân có điểm Agatston > 400 điểm, chiếm 21.7%.

Bảng 3.7. So sánh điểm SYNTAX ở các nhóm điểm Agatston (ở nhóm bệnh nhân ngiên cứu chung)

Điểm Agatston = 0 Điểm Agatston 1 – 100 Điểm Agatston 101 – 400 Điểm Agatston > 400 p SYNTAX 9.1 ± 5.9 11.5 ± 8.5 17.1 ± 10.9 26.8 ± 15.5 < 0.001 SYNTAX thấp (0 – 22) (%) 94.4 88.6 70.6 41.7 < 0.001 SYNTAX trung bình (23 – 32) (%) 5.6 8.6 20.6 20.8 < 0.001 SYNTAX cao (>32) (%) 0 2.8 8.8 37.5 < 0.001 Nhận xét:

-Điểm SYNTAX ở các nhóm theo điểm Agatston là có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0.001.

-Tỷ lệ điểm SYNTAX thấp, vừa và cao tương ứng ở các nhóm điểm Agatston: nhóm 0 điểm; nhóm 1 – 100 điểm; nhóm 101 – 400 điểm; nhóm > 400 điểm là khác nhau có ý nghĩa thống kê, p < 0.001.

Biểu đồ 3.1. Mối liên quan giữa điểm SYNTAX và điểm Agatston (ở nhóm bệnh nhân chung).

Nhận xét:

- Có mối tương quan chặt chẽ có ý nghĩa thống kê với p < 0.001 giữa điểm Agatston và điểm SYNTAX, với hệ số tương quan là r = 0.53.

Kết quả khi sử dụng điểm Agatston để xác định nhóm bệnh nhân có điểm SYNTAX từ trung bình đến cao (điểm SYNTAX > 22).

Phân tích đường cong ROC (receiver operating characteristic) được tiến hành xác định điểm cắt của điểm Agatston để dự đoán bệnh nhân có điểm SYNTAX > 22. Lấy điểm Agatston ≥ 172, ta có thể dự đoán bệnh nhân có điểm SYNTAX > 22, với độ nhạy 82.76% và độ đặc hiệu là 75.61%, với diện tích duới đường cong (AUC: Area under curve): 0.799, 95% CI: 0.701 – 0.897, p < 0.05.

r = 0.53, p < 0.001 Y = 11.1 + 0.02X

0 .0 0 0 .2 5 0 .5 0 0 .7 5 1 .0 0 Se n si ti vi ty 0.00 0.25 0.50 0.75 1.00 1 - Specificity

Area under ROC curve = 0.7990

Biểu đồ 3.2. Đường cong ROC khi dùng tổng điểm Agatston trong dự báo điểm SYNTAX > 22.

3.3.1.2. Mối liên quan giữa mức độ vôi hoá động mạch vành và thang điểm SYNTAX (ở nhóm bệnh nhân hội chứng vành cấp và nhóm bệnh nhân đau ngực ổn định).

Bảng 3.8. So sánh điểm SYNTAX ở các nhóm điểm Agatston (ở nhóm bệnh nhân hội chứng vành cấp). Điểm Agatston = 0 Điểm Agatston 1 – 100 Điểm Agatston 101 – 400 Điểm Agatston 400 p SYNTAX 10.9 ± 6.6 12.7 ± 6.7 18.5 ± 11.1 30.2 ± 16.3 < 0.001 SYNTAX thấp (0 – 22) (%) 90 86.4 65.4 37.5 < 0.001 SYNTAX trung bình (23 – 32) (%) 10 13.6 23.1 12.5 < 0.001 SYNTAX cao ( >32 ) (%) 0 0 11.6 50 < 0.001

Nhận xét:

- Trong nhóm bệnh nhân hội chứng vành cấp, Điểm SYNTAX ở các nhóm

theo điểm Agatston là có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0.001.

- Tỷ lệ điểm SYNTAX thấp, vừa và cao tương ứng ở các nhóm điểm Agatston: nhóm 0 điểm; nhóm 1 – 100 điểm; nhóm 101 – 400 điểm; nhóm > 400 điểm là khác nhau có y nghĩa thống kê, p < 0.001.

Bảng 3.9. So sánh điểm SYNTAX ở các nhóm điểm Agatston (ở nhóm bệnh nhân đau ngực ổn định) Điểm Agatston = 0 Điểm Agatston 1 – 100 Điểm Agatston 101 – 400 Điểm Agatston > 400 p SYNTAX 6.8 ± 4.2 9.5 ± 10.9 12.3 ± 9.5 20 ± 12.1 < 0.001 SYNTAX thấp (0 – 22) (%) 100 92.3 87.5 50 < 0.001 SYNTAX trung bình (23 – 32) (%) 0 0 12.5 37.5 < 0.001 SYNTAX cao ( >32 ) (%) 0 7.7 0 12.5 < 0.001 Nhận xét:

-Trong nhóm bệnh nhân đau ngực ổn định, điểm SYNTAX ở các nhóm theo điểm Agatston là có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0.001.

-Tỷ lệ điểm SYNTAX thấp, vừa và cao tương ứng ở các nhóm điểm Agatston: nhóm 0 điểm; nhóm 1 – 100 điểm; nhóm 101 – 400 điểm; nhóm > 400 điểm là khác nhau có ý nghĩa thống kê, p < 0.001.

Biểu đồ 3.3. Mối liên quan giữa điểm SYNTAX và điểm Agatston ở 2 nhóm bệnh nhân.

Nhận xét:

-Trong nhóm bệnh nhân hội chứng vành cấp, có mối tương quan chặt chẽ có ý nghĩa thống kê với p < 0.01 giữa điểm Agatston và điểm SYNTAX, với hệ số tương quan là r = 0.57.

-Trong nhóm bệnh nhân đau ngực ổn định, có mối tương quan trung bình có ý nghĩa thống kê với p < 0.05 giữa điểm Agatston và điểm SYNTAX, với hệ số tương quan là r = 0.35.

r = 0.35, p < 0.05 Y = 9.4 + 0.01X

r = 0.57, p < 0.01 Y = 12.4 + 0.02X

Trong nhóm bệnh nhân hội chứng vành cấp, kết quả khi sử dụng điểm Agatston để xác định bệnh nhân có điểm SYNTAX từ trung bình đến cao (điểm SYNTAX > 22).

Phân tích đường cong ROC được tiến hành xác định điểm cắt của điểm Agatston để dự đoán bệnh nhân có điểm SYNTAX > 22. Lấy điểm Agatston > 199, ta có thể dự đoán bệnh nhân có điểm SYNTAX > 22, với độ nhạy 78.26% và độ đặc hiệu là 80.39%, với diện tích duới đường cong (AUC): 0.7826, 95% CI: 0.663 – 0.902. 0 .0 0 0 .2 5 0 .5 0 0 .7 5 1 .0 0 Se n si ti vi ty 0.00 0.25 0.50 0.75 1.00 1 - Specificity

Area under ROC curve = 0.7826

Biểu đồ 3.4. Đường cong ROC khi dùng tổng điểm Agatston trong dự báo điểm SYNTAX > 22 (trong nhóm bệnh nhân hội chứng vành cấp).

3.3.2. Mối liên quan giữa điểm Agatston và số động mạch vành bị tổn thương

3.3.2.1. Ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu chung.

0 200 400 600 800 1000

Biểu đồ 3.5. Điểm Agatston ở các nhóm bệnh nhân theo số mạch vành bị hẹp (ở nhóm nghiên cứu chung).

Nhận xét:

-Điểm Agatston của các nhóm bệnh nhân không có hẹp mạch vành; nhóm có hẹp một nhánh; nhóm có hẹp hai nhánh; nhóm có hẹp ba nhánh; nhóm có hẹp thân chung là có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p < 0.05.

Đi ểm A g at st o n p < 0.05 0 nhánh 1 nhánh 2 nhánh 3 nhánh thân chung

3.3.2.2. Ở nhóm bệnh nhân hội chứng vành cấp. 0 200 400 600 800 1000

Biểu đồ 3.6. Điểm Agatston ở các nhóm bệnh nhân theo số mạch vành bị hẹp (ở nhóm bệnh nhân hội chứng vành cấp).

Nhận xét:

- Trong nhóm hội chứng vành cấp, điểm Agatston của các nhóm bệnh nhân không có hẹp mạch vành; nhóm có hẹp một nhánh; nhóm có hẹp hai nhánh; nhóm có hẹp ba nhánh; nhóm có hẹp thân chung là có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p < 0.05.

p < 0.05 0 nhánh 1 nhánh 2 nhánh 3 nhánh thân chung Đi ểm A g at st o n

3.3.2.3. Ở nhóm bệnh nhân đau ngực ổn định. 0 100 200 300 400 500

Biểu đồ 3.7. Điểm Agatston ở các nhóm bệnh nhân theo số mạch vành

bị hẹp (ở nhóm bệnh nhân đau ngực ổn định). Nhận xét:

- Trong nhóm đau ngực ổn định, điểm Agatston của các nhóm bệnh nhân không có hẹp mạch vành; nhóm có hẹp một nhánh; nhóm có hẹp hai nhánh; nhóm có hẹp ba nhánh là không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p > 0.05.

- Trong nhóm đau ngực không ổn định không có bệnh nhân nào bị hẹp thân chung. p > 0.05 Đi ểm A g at st o n 0 nhánh 1 nhánh 2 nhánh 3 nhánh

3.3.3. Mối liên quan giữa điểm Agatston và đặc điểm hình thái tổn thương theo điểm SYNTAX

3.3.3.1. Ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu chung.

Biểu đồ 3.8. Điểm Agatston theo các nhóm hình thái tổn thương. Nhận xét:

-Chúng tôi thấy điểm Agatston giữa nhóm có tổn thương: tắc mạn tính, tổn thương chỗ chia đôi, tổn thương dài, tổn thương lan toả, tổn thương tại lỗ là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tương ứng với nhóm: không có tắc mạn tính, không có tổn thương chỗ chia đôi, không có tổn thương dài, không có tổn thương dài, không có tổn thương tại lỗ, với p < 0.05

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tổng điểm Agatston và điểm SYNTAX theo từng hình thái tổn thương ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu chung.

Các tổn thương r p

Tắc mãn tính 0.37 < 0.05

Tổn thương chia đôi 0.31 < 0.05

Tổn thương dài 0.40 < 0.05

Tổn thương lan tỏa 0.31 < 0.05

Nhận xét:

-Chúng tôi thấy có mối tương quan trung bình giữa điểm Agatston với điểm SYNTAX theo các đặc điểm hình thái tổn thương: tắc mãn tính; tổn thương chia đôi; tổn thương dài, tổn thương lan toả; tổn thương tại lỗ, và các mối tương quan này đều có ý nghĩa thống kê, với p < 0.05.

Bảng 3.11. Mối tương quan đa biến giữa điểm Agatston với các đặc điểm tổn thương ĐMV (ở nhóm bệnh nhân chung)

Hệ số p

Tắc mạn tính 255.7 < 0.05

Chia đôi 1.9 > 0.05

Tổn thương dài 120.4 > 0.05

Tổn thương lan toả - 70.7 > 0.05 Tổn thương lỗ vào - 69.8 > 0.05 Số nhánh tổn thương ≥ 2 108.1 > 0.05

Hẹp thân chung 560.2 < 0.001

Nhận xét:

-Khi làm tương quan đa biến giữa điểm Agatston với các đặc điểm tổn thương động mạch vành, chúng tôi nhận thấy chỉ có đặc điểm: tắc mạn tính; hẹp thân chung là có mối tương quan với điểm Agatston, với p < 0.05.

3.3.3.2. Ở nhóm bệnh nhân hội chứng vành cấp.

Biểu đồ 3.9. Điểm Agatston theo các nhóm hình thái tổn thương (ở nhóm bệnh nhân hội chứng vành cấp).

Nhận xét:

-Điểm Agatston ở nhóm: tắc mạn tính, nhóm có tổn thương chỗ chia đôi, nhóm có tổn thương dài, nhóm có tổn thương lan toả, nhóm có tổn thương tại lỗ là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tương ứng với nhóm không tắc mạn tính, nhóm không có tổn thương chỗ chia đôi, nhóm không có tổn thương dài, nhóm không có tổn thương lan toả, nhóm không có tổn thương tại lỗ, với p < 0.05.

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tổng điểm Agatston và điểm SYNTAX theo từng hình thái tổn thương (ở nhóm bệnh nhân hội chứng vành cấp).

Các tổn thương r Giá trị p

Tắc mãn tính 0.35 < 0.05

Tổn thương chia đôi 0.30 < 0.05 Tổn thương dài 0.37 < 0.05 Tổn thương lan tỏa 0.24 < 0.05 Tổn thương lỗ 0.35 < 0.05

Nhận xét:

-Trong nhóm bệnh nhân hội chứng vành cấp, có mối tương quan trung bình giữa tổng điểm Agatston với điểm SYNTAX theo các đặc điểm hình thái tổn thương: tắc mạn tính; tổn thương chỗ chia đôi; tổn thương dài; tổn thương tại lỗ. Tất cả hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê, với p < 0.05.

-Có mối tương quan yếu giữa tổng điểm Agatston với điểm SYNTAX theo các đặc điểm hình thái tổn thương lan toả, với hệ số tương quan là có ý nghĩa thống kê, p < 0.05.

Bảng 3.13. Mối tương quan đa biến giữa điểm Agatston với các đặc điểm tổn thương ĐMV (ở nhóm bệnh nhân hội chứng vành cấp).

Hệ số p

Tắc mạn tính 304.7 < 0.05

Chia đôi 58.6 > 0.05

Tổn thương dài 132.3 > 0.05

Tổn thương lan toả - 139.6 > 0.05 Tổn thương lỗ vào - 67.4 > 0.05 Số nhánh tổn thương ≥ 2 140.7 > 0.05

Hẹp thân chung 542.7 < 0.001

Nhận xét:

-Trong nhóm bệnh nhân hội chứng vành cấp, khi làm tương quan đa biến giữa điểm Agatston với các đặc điểm tổn thương động mạch vành, chúng tôi nhận thấy chỉ có đặc điểm: tắc mạn tính; hẹp thân chung là có mối tương quan với điểm Agatston, với p < 0.05.

3.3.3.3. Ở nhóm bệnh nhân đau ngực ổn định.

Biểu đồ 3.10. Điểm Agatston theo các nhóm hình thái tổn thương (ở nhóm bệnh nhân đau ngực ổn định).

Nhận xét:

-Điểm Agatston ở nhóm: tắc mạn tính, tổn thương dài, tổn thương lan toả là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tương ứng với các nhóm: không có tắc mạn tính, không có tổn thương dài, không có tổn thương lan toả, với p < 0.05.

-Điểm Agatston ở nhóm: tổn thương chỗ chia đôi, tổn thương tại lỗ là có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê tương ứng với nhóm: không có tổn thương chỗ chia đôi, không có tổn thương tại lỗ, với p > 0.05.

Bảng 3.14. Mối liên quan giữa tổng điểm Agatston và điểm SYNTAX theo từng hình thái tổn thương (ở nhóm bệnh nhân đau ngực ổn định).

Các tổn thương r Giá trị p

Tắc mãn tính 0.36 < 0.05

Tổn thương chia đôi 0.26 > 0.05

Tổn thương dài 0.39 < 0.05 Tổn thương lan tỏa 0.37 < 0.05

Tổn thương tại lỗ 0.35 > 0.05

Nhận xét:

-Trong nhóm bệnh nhân đau ngực ổn định, có mối tương quan trung bình giữa tổng điểm Agatston với điểm SYNTAX theo các đặc điểm hình thái tổn thương: tắc mạn tính; tổn thương dài; tổn thương lan toả. Tất cả hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê, với p < 0.05.

-Không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa tổng điểm Agatston với với điểm SYNTAX theo các đặc điểm hình thái tổn thương: tổn thương chia đôi; tổn thương tại lỗ.

Bảng 3.15. Mối tương quan đa biến giữa điểm Agatston với các đặc điểm tổn thương ĐMV (ở nhóm đau ngực ổn định).

Hệ số p

Tắc mạn tính 109.5 > 0.05

Chia đôi - 57.9 > 0.05

Tổn thương dài 63.4 > 0.05

Tổn thương lan toả 173.8 > 0.05 Tổn thương lỗ vào - 282.7 > 0.05 Số nhánh tổn thương ≥ 2 132.1 > 0.05

Nhận xét:

-Trong nhóm bệnh nhân đau ngực ổn định, khi làm tương quan đa biến giữa điểm Agatston với các đặc điểm tổn thương động mạch vành, chúng tôi nhận thấy không có mối tương quan giữa điểm Agatston với các đặc điểm tổn thương động mạch vành.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1. Bàn luận về một số yếu tố liên quan đến mức độ vôi hoá động mạch

vành trên phim chụp cắt lớp đa dãy.

4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.

4.1.1.1. Tuổi.

Tuổi là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, tuổi càng cao thì tỷ lệ bệnh mạch vành và tim mạch càng cao [52], [53]. Tuổi càng cao thì mức độ vôi hoá động mạch vành càng cao [54]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của 111 bệnh nhân là 64.9 ± 6.8 (tuổi), tuổi bệnh nhân ít tuổi nhất là 44 tuổi và cao nhất là 80 tuổi. Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự tuổi trung bình trong nghiên cứu của Tayyar Gokdeniz và cộng sự là 63.5 ± 10.8 (tuổi) và của Rosen.B.D và cộng sự là 67 ± 9 (tuổi) [46], [55].

Tuổi trung bình trong nhóm bệnh nhân hội chứng vành cấp là 64.6 ± 8.4 tuổi, không có sự khác biệt với tuổi trung bình trong nhóm bệnh nhân đau ngực ổn định là 65.5 ± 9.2 tuổi, với p > 0.05.

4.1.1.2. Giới.

Nam giới có mức độ vôi hoá động mạch vành cao hơn nữ giới [54]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nam giới có 76 bệnh nhân (chiếm 68.5%). Tỷ lệ nam trong nghiên cứu của chúng tôi là tương tự trong nghiên cứu của Rosen.B.D và cộng sự là 63% nhưng lại thấp hơn nghiên cứu của Tayyar Gokdeniz và cộng sự là 79.4% [46], [55].

Trong nhóm bệnh nhân hội chứng vành cấp (có 74 bệnh nhân), có 55 bệnh nhân nam giới chiếm 74.3 %; trong nhóm bệnh nhân đau ngực ổn định (có 37 bệnh nhân), có 21 bệnh nhân nam chiếm 56.8 %, không có sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ nam trong 2 nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi, với p > 0.05

4.1.1.3. Đái tháo đường.

Nguời mắc bệnh đái tháo đường có tỷ lệ mắc bệnh mạch vành và tim mạch cao hơn và nếu mắc bệnh mạch vành thì số mạch vành bị hẹp có ý nghĩa cũng nhiều hơn [52], [56], [57]. Người mắc bệnh đái tháo đường thì mức độ vôi hoá động mạch vành cũng nhiều hơn [37]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 18 bệnh nhân bị mắc bệnh đái tháo đường (chiếm 16.2%). Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường trong nghiên cứu của chúng tôi là tương tự trong nghiên cứu Rosen.B.D và cộng sự là 21% nhưng lại thấp hơn nghiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa mức độ vôi hóa động mạch vành trên MSCT với mức độ tổn thương động mạch vành theo thang điểm syntax (Trang 60 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)