Các bước tiến hành nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa mức độ vôi hóa động mạch vành trên MSCT với mức độ tổn thương động mạch vành theo thang điểm syntax (Trang 50 - 55)

Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu về tiền sử bệnh tật, khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng, kết quả đọc điểm SYNTAX theo mẫu bệnh án thiết kế sẵn.

- Hành chính: tên, tuổi và giới.

- Bệnh nhân vào viện được hỏi kĩ về tiền sử bệnh tật (THA, ĐTĐ, rối loạn lipid máu, tiền sử hút thuốc lá, tiền sử đặt stent động mạch vành, tiền sử bệnh thận mạn tính, tiền sử đang dùng thuốc tại nhà) và bệnh sử (thời gian đau ngực, tính chất cơn đau, các triệu chứng đi kèm, thời gian đến bệnh viện kể từ lúc đau ngực).

- Bệnh nhân được khám lâm sàng khi nhập viện, lấy thông số nhịp tim, huyết áp, đo SpO2, cân nặng, chiều cao.

- Bệnh nhân được ghi điện tâm đồ 12 chuyển đạo lúc nhập viện, làm siêu âm Doppler tim đánh giá chức năng tim bằng phương pháp Simpson (nếu bệnh nhân có rối loạn vận động vùng cơ tim) hoặc Teichholz.

- Bệnh nhân được làm xét nghiệm sinh hóa máu gồm: CK, CK – MB, Troponin T, Pro – BNP, CRP, cholesterol toàn phần, HDL - Cholesterol, LDL – Cholesterol, Triglycerid, ngoài ra có các thông số khác như: đường máu mao mạch, HbA1C, creatinin, acid uric.

2.2.2.4. Các thông số nghiên cứu.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thu thập bệnh án nghiên cứu với những thông số về lâm sàng, cận lâm sàng theo mẫu bệnh án nghiên cứu như sau:

- Tuổi (năm). - Giới tính.

- Đau ngực: dựa vào thời gian đau ngực, tính chất cơn đau, các triệu chứng đi kèm, và cả điện tâm đồ, xét nghiệm men tim, chúng tôi chia nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi thành 2 nhóm nhỏ: nhóm bệnh nhân đau ngực ổn định và nhóm bệnh nhân hội chứng vành cấp.

- Hút thuốc lào, thuốc lá: hiện đang hút hoặc mới ngừng hút trong vòng 1 tháng.

- Tăng huyết áp: huyết áp lúc vào viện ≥ 140/90 mmHg và/hoặc tiền sử đã được chẩn đoán tăng huyết áp và đang dùng thuốc hạ huyết áp tại nhà.

- Đái tháo đường: bệnh nhân đã đuợc chẩn đoán bị đái tháo đường từ trước và hiện đang dùng thuốc, hoặc bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường theo tiêu chuẩn của Hội Đái tháo đường Canada (Canadian Diabetes Association) năm 2013, tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường gồm 1 trong 4 tiêu chí sau [48]:

Nồng độ HbA1c ≥ 6.5 % áp dụng bằng phương pháp sắc ký hoá lỏng.

Nồng độ glucose máu tĩnh mạch lúc đói (nhịn ăn ít nhất 8 tiếng) ≥ 7 mmol/l

Nồng độ glucose máu tĩnh mạch bất kỳ ≥ 11.1 mmol/l kèm theo các triệu chứng kinh điển của đái tháo đường

Nồng độ glucose máu tĩnh mạch ≥ 11.1 mmol/l ở thời điểm lấy máu sau 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết.

-Rối loạn chuyển hoá lipid: bệnh nhân đã được chẩn đoán rối loạn chuyển hoá lipid từ truớc hiện đang điều trị hoặc xét nghiệm có tình trạng rối

loạn chuyển hóa lipid máu theo tiêu chuẩn của NCEP – ATP III cho người nguy cơ mắc bệnh động mạch vành như sau [49]:

 Cholesterol ≥ 5.2 mmol/l và/hoặc

 Triglycerid ≥ 1.73 mmol/l và/hoặc

 HDL < 1.03 mmol/l và/hoặc

 LDL ≥ 2.6 mmol/l hoặc LDL ≥ 1.8 mmol/l ở những bệnh nhân nguy cơ tim mạch rất cao.

- Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương tại thời điểm nhập viện.

- Cân nặng (kg), chiều cao (m), tính BMI theo công thức: cân nặng/(chiều cao)2. - Acid uric (µmol/L).

- Creatinin (µmol/L). - CRPhs (mg/dl). - Troponin T (ng/ml).

- Chức năng tâm thu thất trái (LVEF) (%) trên siêu âm tim: chúng tôi phân loại chức năng tâm thu thất trái thành 2 nhóm [50]:

 LVEF ≥ 55% (bình thường).

 LVEF < 55% (giảm).

- Kết quả chụp MSCT đánh giá vôi hóa ĐMV.

Trong đề tài này, chúng tôi đánh giá mức độ vôi hoá động mạch vành theo phương pháp Agatston vì cho đến hiện nay đây vẫn là phương pháp tiêu chuẩn để đánh giá mức độ vôi hoá động mạch vành. Chúng tôi lấy tất cả bệnh nhân được chụp MSCT mạch vành từ 64 dãy trở lên.

Chúng tôi chia điểm vôi hoá (điểm Agatston) làm 4 nhóm [20]:

 Điểm vôi hóa: 0 điểm (không vôi hoá).

 Điểm vôi hóa: 1 – 100 điểm (vôi hoá nhẹ).

 Điểm vôi hóa: > 400 điểm (vôi hoá nặng).

- Mức độ tổn thương ĐMV theo thang điểm SYNTAX

Tính điểm SYNTAX trên phim chụp mạch vành qua da, chia làm 3 nhóm [51]

 Điểm SYNTAX ≤ 22 (điểm thấp).

 22 < Điểm SYNTAX ≤ 32 (điểm trung bình).

 Điểm SYNTAX > 32 (điểm cao).

Sau khi khảo sát đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu, chúng tôi chia nhóm nghiên cứu thành 2 nhóm nhỏ dựa theo phân loại bệnh học: nhóm bệnh nhân đau ngực ổn định và nhóm bệnh nhân hội chứng vành cấp.

2.2.2.5. Xử lý thống kê số liệu nghiên cứu.

Các số liê ̣u thu thâ ̣p được trong nghiên cứu được nhập và xử lý bằng các phần mềm thống kê SPSS 16.0 và Stata 12.

1. Các biến định tính được tính tỷ lệ phần trăm và kiểm định Khi bình phương hoặc Fisher’s exact test để tìm sự khác biệt, giá tri ̣ p < 0.05 được coi là có ý nghĩa thống kê.

2. Các biến định lượng được tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và tiến hành kiểm định Student để so sánh tìm sự khác biệt giữa hai nhóm, giá tri ̣ p <0.05 đươ ̣c coi là có ý nghĩa thống kê.

3. Tìm hiểu mối liên quan giữa hai biến định lượng chúng tôi sử dụng hệ số tương quan r. Hệ số tương quan r có giá trị từ -1 đến +1. Khi hệ số tương quan > 0: tương quan đồng biến, khi hệ số < 0, tương quan nghịch biến; hệ số tương quan càng gần 1 thì tương quan càng chặt:

- r < 0.3: tương quan yếu.

- 0.5 ≤ r < 0.7: tương quan chặt chẽ. - r ≥ 0.7: tương quan rất chặt chẽ.

4. Tìm hiểu quan hệ giữa hai biến định tính, chúng tôi tính tỷ suất chênh OR và độ tin cậy 95% (95% CI), sự khác biệt giữa 2 biến có ý nghĩa thống kê nếu độ tin cậy 95% không chứa giá trị 0.

5. Chúng tôi dùng mô hình hồi quy logistic để tìm mối liên quan giữa mức độ vôi hoá với các yếu tố liên quan.

6. Với các biến định lượng phân bố không chuẩn, chúng tôi dùng kiểm định Mann – Whitney test, Sign test khi so sánh tìm sự khác biệt giữa 2 nhóm, dùng Kruskal – Wallis test khi so sánh tìm sự khác biệt của > 2 nhóm.

2.2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa mức độ vôi hóa động mạch vành trên MSCT với mức độ tổn thương động mạch vành theo thang điểm syntax (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)