Về chính trị

Một phần của tài liệu Vai trò của đặng tiểu bình trong lịch sử trung quốc ở thập niên 80 của thế kỉ XX (Trang 40 - 49)

Đặng Tiểu Bình thấy sự cần thiết và tính bức thiết của cải cách thể chế chính trị, nếu không cải cách thể chế chính trị thì cải cách kinh tế không thể đi sâu đợc, những thành công đã dành đợc cũng khó lòng giữ vững. Có thể nói cải cách chính trị thì Đặng Tiểu Bình có đủ quyền lực đề nghị tiến hành những biến đổi cải cách trọng đại. Cho nên đối với phơng diện này Đặng Tiểu Bình đóng góp vai trò to lớn nó thể hiện qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất từ năm 1978 đến năm 1982.

Trong giai đoạn này, quan tâm chủ yếu của ông là khôi phục lại thể chế chính trị của những năm giữa thập kỷ 50, nhng bị phế bỏ trong thời gian Đại nhảy vọt và cách mạng văn hoá. Cuộc cải biến này xác định lại giới hạn vai trò của Đảng, quân đội và chính phủ: phải hạn chế vai trò của hai cái trớc, nhng mở rộng vai trò cái sau tức là vai trò của chính phủ.

Điều mà Đặng phản đối trong thập kỷ 80 là “Đảng và chính quyền không tách biệt” “lấy Đảng thay thế chính quyền”có gì khác với cái mà ông đã bài xích trong thập kỷ 40 là “lấy Đảng trị nớc”? cái độc hại “lấy Đảng trị nớc”để lại trong những năm chiến tranh cộng thêm địa vị cầm quyền từ năm 1949, sao chẳng khiến cho quyền của Đảng cao hơn tất cả?

Đặng cho rằng quyền lực quá tập trung là một điều tệ hại lớn của thể chế truyền thống và là gốc của mọi điều tệ hại khác. Quyền lực đã đợc tập trung nh thế nào? Tức là đã mợn cớ tăng cờng sự lãnh đạo nhất nguyên hoá, tập chung mọi quyền lực ( công nông thơng học binh, Đảng chính quân dân học, đông tây năm bắc chung ) một cách không thoả đáng vào Đảng uỷ các cấp, mà quyền lực của Đảng uỷ, lại tập chung vào mấy bí th, đặc biệt là vào bí th thứ nhất, ở Trung ơng thì tập trung vào Chủ tịch Đảng. Kết quả cái gọi là sự lãnh đạo của Đảng biến thành sự lãnh đạo của cá nhân. Thời Mao Trạch Đông, cũng đã nhìn thấy quyền lực quá tập trung không có lợi cho việc phát huy tính tích cực của địa phơng và cấp dới. Đã mấy lần làm việc phân quyền, nhng lần nào cũng không đụng chạm tới đến vấn đề quan trọng là Đảng và chính quyền, không tách bạch, dùng Đảng thay cho chính quyền, cho nên phân quyền chỉ là câu nói suông, tệ hại tập trung mọi quyền lực càng ngày càng lớn.

Cho nên Đặng Tiểu Bình lấy điểm quan trọng: mục tiêu cải cách thể chế chính trị là phát huy tính tích cực, nâng cao hiệu suất, khắc phục chủ nghĩa quan liêu. Hiệu suất không cao chủ yếu là do Đảng và chính quyền không tách bạch, trong nhiều công việc Đảng đã làm thay chính quyền. Cho nên “nội dung cải cách trớc hết là phải tách riêng Đảng với chính phủ, tổ chức kinh tế, đoàn thể quần chúng” Đặng cho đó là then chốt của phơng lợc cải cách chính trị “cần đặt lên hàng đầu”.

Tại sao Đảng không thể bao biện cho mọi việc? Trớc hết vẫn là vấn đề cũ này: ngoài ngành có thể lãnh đạo trong ngành đợc không?

Một hôm Đặng hỏi trong Hội nghị cán bộ Đảng: “Trong Đảng viên cộng sản rút cuộc có bao nhiêu ngời chuyên môn và tri thức? đặc biệt là trong cán bộ lãnh đạo có bao nhiêu ngời có chuyên môn và tri thức” câu hỏi đó rõ ràng làm

cho nhiều ngời phải đỏ mặt. Theo thống kê của Cục thống kê Nhà nớc vào năm 1982, trong 22 triệu cán bộ có 21% có trình độ đại học, 42% có trình độ phổ thông, trong số lãnh đạo cao cấp có một nửa có trình độ văn hoá thấp, số đông cán bộ lớp giữa và lớp dới càng thấp hơn. Song tiếp đó, Đặng nói: “dù Đảng viên có đầy đủ tri thức chuyên môn, Đảng cũng không thể làm thay tất cả, bao biện tất cả. Ngày nay lại càng không thể nh vậy”[21, 234]

Năm 1980 Đặng ban bố một qui định: “Từ nay, phàm các công việc thuộc phạm vi chức trách của chính quyền, đều do Quốc vụ viện và chính quyền địa phơng thảo luận, quyết định và ban bố văn kiện không do Trung ơng Đảng và các cấp bộ Đảng phát chỉ thị, ra quyết định nữa” “để thực sự xây dựng một hệ thống công tác mạnh mẽ từ Trung vụ viện đến chính quyền địa phơng”[21, 299]

Quan hệ giữa Đảng và chính quyền ra sao, hoàn toàn quyết định ở Đảng. Đặng tiếp tục áp dụng một số biện pháp về thể chế tổ chức thí dụ bắt đầu từ Trung ơng, ngời lãnh đạo chủ yếu không kiêm chức trong chính phủ, Đảng uỷ các cấp không phân công bí th theo dõi công tác chính quyền; triệt tiêu Đảng đoàn trong các ngành chính quyền; triệt tiêu các ngành quản ký kinh tế trong Đảng uỷ tơng ứng với các ngành trong chính quyền; công việc thuộc phạm vi pháp luật do Nhà nớc và chính phủ quản ký, không do Đảng trực tiếp quản lý.

ở cơ sở thì phổ biến thực hiện chế độ trách nhiệm của xởng trởng ( thủ tr- ởng quân đội hiệu trởng nhà trờng ) dới sự lãnh đạo của Đảng uỷ. Đảng uỷ chỉ quản lý những vấn đề chính trị lớn, có tính nguyên tắc, còn những vấn đề sản xuất, quản trị hành chính trong nhà máy đều do xởng trởng thống nhất chỉ huy. Thể chế lãnh đạo của Đảng đại thể chỉ đến đó thôi. Còn các phân xởng thuộc nhà máy, khoa học thuộc nhà trờng. Đặng Tiểu Bình không chủ trơng do tổ chức Đảng lãnh đạo.

Những điều trên là sự phân biệt giữa Đảng và chính quyền của Đặng Tiểu Bình. Đặng quyết định nh vậy không phải là muốn làm yếu quyền lực tối cao của Đảng mà là hạn chế việc Đảng can thiệp vào công tác hàng ngày và công việc kinh tế. Theo ông “can thiệp nhiều quá làm không tốt lại có thể làm yếu

sự lãnh đạo của Đảng” [21, 164], “làm yếu” sự lãnh đạo của Đảng, thì mu lợc của Đặng Tiểu Bình là “muốn làm cho mạnh lên, tất phải làm yếu đi” có nghĩa là Đặng Tiểu Bình muốn thông qua cải cách để chủ động sửa chữa những sai lầm của Đảng phạm phải trớc kia, tránh sau này lại tái phạm, làm cho sự lãnh đạo có đợc sức sống mới, Đặng Tiểu Bình cần ở địa vị lãnh đạo, vấn đề là ở chỗ Đảng quản lý chính quyền nh thế nào, Đảng thực hiện sự lãnh đạo bằng biện pháp gì? phơng pháp quản lý nh trớc kia không giữ vững đợc sự lãnh đạo của Đảng, không nâng cao uy tín của Đảng. Phơng pháp quản lý của Đặng khá cao tay, Đảng chỉ nắm phơng châm chính sách và quyết định việc sử dụng cán bộ quan trọng, chủ trơng của Đảng thông qua trình tự pháp luật biến thành ý chí của quốc gia và pháp lệnh của chính phủ; sau đó, Đảng thông qua công tác chính trị t tởng và tác dụng dẫn đầu gơng mẫu của Đảng viên mà bảo đảm sự thực hiện.

Đặng Tiểu Bình đặt rất nhiều hy vọng vào những biện pháp cải cách của ông. Ông muốn thông qua những biện pháp cải cách đó để khôi phục địa vị và tác dụng của Đảng cộng sản trong nhân dân các dân tộc và trên quốc tế.

Cuộc biến cải này đồng thời khôi phục mặt trận thống nhất giữa Đảng cộng sản Trung Quốc với tám Đảng phái nhỏ khác, khôi phục lại vai trò lập pháp của “ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc”, và tuyên truyền quan niệm pháp trị. Về mặt xã hội cuộc cải biến này phá bỏ cái nhãn hiệu giai cấp và chính trị bất bình đẳng của hàng triệu ngời. Địa chủ và nhà T bản trớc đây không bị đội cái ( tớc vị ) này nữa mà trở thành nh mọi công nhân nói chung khác. Cũng nh vậy, hàng loạt “hữu phái” và “phái theo t bản” ( bao gồm rất nhiều ngời trong hơn hai mơi năm qua bị chụp những cái mũ này ) đều đợc tháo bỏ.

Căn cứ vào sự biến cải này, các đơn vị Đảng và an ninh đều rời khỏi đơn vị chính phủ. Trớc kia các đơn vị này thông qua bộ máy cảnh sát, mật báo đồ sộ thả sức xâm phạm vào đời sống riêng t của nhân dân. Trong thời gian đại cách mạng văn hoá, nhân dân ở các thành phố lớn không có đời sống riêng t gì đáng nói. Bây giờ đời sống riêng t lại đợc khôi phục. Trớc kia thị hiếu riêng nh chơi tem, cắm hoa cũng bị chỉ trích là “Chủ nghĩa t… bản”. Bây giờ lại bắt

đầu lu hành; nói chung nhân dân chỉ cần không làm gì bị coi là hành động khiêu khích uy quyền của chính phủ, thì trong đời sống sẽ không có bất cứ điều gì đáng sợ.

- Giai đoạn thứ hai từ năm 1982 đến năm 1986.

Trong giai đoạn này, công việc chủ yếu của Đặng Tiểu Bình là trẻ hoá tất cả các viên chức Nhà nớc. Cho nên trong các thành viên của Ban chấp hành Trung ơng đợc bầu năm 1982, rất ít ngời già và thuộc phái cấp tiến, nh hai mơi tám vị uỷ viên bộ chính trị do ban chấp hành Trung ơng bầu ra hầu nh lại toàn các ông già bảy mơi tuổi trở lên, trong đó có mời tám ngời năm mơi năm trớc có tham gia Trờng Chinh. Theo Đặng Tiểu Bình suy nghĩ thì mọi chủ trơng chính sách là do Bộ chính trị là cơ quan quyết định và phê chuẩn, cho nên ông thờng vấp phải sự tranh chấp gay gắt với một số ngời già trong bộ chính trị, bởi vì một số ngời già này chỉ nghĩ về quá khứ, chứ không nhìn về phía trớc, hơn nữa dẫu rằng họ có đồng ý thông qua một chính sách nào đó, họ cũng không phụ trách việc thực hiện.

Theo Đặng Tiểu Bình, mục đích của cải cách cơ cấu là để tăng cờng sức sống, nâng cao hiệu xuất. Mà sức sống của bộ máy Đảng và Nhà nớc là sự thay đổi cũ mới trong thành viên lãnh đạo. Nh vậy đẻ ra một vấn đề: làm thế nào để giải quyết hiện Tợng lão hoá nghiêm trọng trong tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc từ sau thập kỷ 80. Do đó Đặng Tiểu Bình đề xuất “nhất định phải nhân lúc chúng ta còn sống, chọn lựa đợc ngời kế tục”, “các đồng chí cũ còn sống, vấn đề còn dễ giải quyết, nếu chúng ta đã mất mà vấn đề vẫn cha đợc giải quyết thì thiên hạ sẽ đại loạn” [21, 177].

Theo Đặng Tiểu Bình, hoàn thành thuận lợi việc thay đổi cũ mới trong tầng lớp lãnh đạo là một biện pháp chiến lợc quan trọng đảm bảo về mặt tổ chức cho tính liên tục của chính sách mở cửa và cho đất nớc đợc ổn định lâu dài. Quyết tâm hoàn thành công việc này của Đặng Tiểu Bình là rất kiên quyết, những hành động mà ông áp dụng lại rất thận trọng. Đặng Tiểu Bình hiểu rõ then chốt của bớc thay cũ đổi mới là vấn đề những đồng chí cũ cản đờng, mà số đông cán bộ cũ lại luyến tiếc quyền vị, không chịu bàn giao. Những đồng

chí cũ lại là cốt cán của chính quyền hiện nay, không thể thiếu họ đợc. Do đó giải quyết không thể quá gấp, quá gấp sẽ không thực hiện đợc, cần phải cố gắng giảm bớt quyền lực, liệu chiều mà làm tuần tự tiệm tiến.

Để đẩy nhanh việc thay đổi, năm 1982 Đặng Tiểu Bình phát động một cuộc cách mạng trong tinh giảm cơ cấu, muốn hoàn thành ngay việc thay đổi trong một lần, thông qua những phơng thức định biên chế, hạn chế số ngời mà rút bớt một loạt ngời già, ngời kém thay vào một loạt ngời trẻ ngời giỏi. Không ngờ, trong khi thực hiện lại gặp phải cái phiền phức là dỡ miếu thì dễ tống thân thì khó. Kết quả là ngời mới vào đợc khá nhiều, nhng ngời cũ chỉ ra đợc số ít, vào nhiều hơn ra, làm cho cơ cấu càng phình to.

Nhng với mu lợc của mình Đặng Tiểu Bình đã đề ra biện pháp giải quyết vấn đề căn bản này là từng bớc hình thành chế độ nghỉ hu của cán bộ. Đặng Tiểu Bình dự tính dùng thời gian 10 - 15 năm để hoàn thành cuộc cách mạng thể chế này. Lúc đó, không những số lợng cán bộ bị hạn chế, mà nhiệm kỳ tuổi tác, cũng đợc quy định rõ ràng. Hết nhiệm kỳ, tự động xuống đài, đến độ tuổi tự động về hu, nh vậy thì ngời trẻ mới có thể tuần tự tiến vào trung tâm lãnh đạo giải quyết về căn bản hiện tợng lão hoá và gián đoạn. Nhng kế hoạch đó không đáp ứng đợc nhu cầu bức thiết trớc mắt, huống hồ trớc đó còn cần có một giai đoạn quá độ. Cái khó là ở chỗ trong thời kỳ quá độ trớc mắt làm sao để cán bộ cũ rút lui đợc?

Đặng Tiểu Bình đã nghĩ ra hai biện pháp, một là “khuyên nên rút” ông dùng tiền đồ quốc gia và đại nghĩa của hiện đại hoá để ra sức khuyên cán bộ cũ rút lui vì sợ mất quyền lợi, nên đã quy định sau khi rút lui vẫn đợc hởng mọi đãi ngộ và đặc quyền nh khi tại chức, những ngời cha đến tuổi mà nghỉ hu, còn đợc một khoản u đãi. Phơng pháp dùng u đãi để đổi lấy quyền lực nh vậy cố nhiên làm tăng sự gánh vác của Nhà nớc, những ngời già, ngời ốm nhờng chỗ để ngời khác làm việc vẫn tốt hơn là chiếm địa vị mà không làm việc.

Đặng Tiểu Bình còn có một biện pháp “nửa rút lui”, tức là lập ra một số chức vị danh dự, để cán bộ rút lui về “tuyến hai”. Năm 1981, khi tiếp nhận đơn từ chức của Hoa Quốc Phong. Đặng Tiểu Bình đã đề xuất: “ngoài uỷ ban Trung

ơng mới, còn đặt thêm hai uỷ ban là: uỷ ban cố vấn và uỷ ban kiểm tra kỷ luật gồm một số lão đồng chí. Thành viên Ban chấp hành Trung ơng cần trẻ một chút, đó là để lo về sau” [21, 3-40]. Điều đợc nhiều ngời khen nhất là chế độ cố vấn. Đặng Tiểu Bình có ý thức sử dụng biện pháp cha từng có đó nhằm mục đích giữ yên trong thời kỳ quá độ. Cố vấn không nhận chức cụ thể, nh vậy, có thể nhờng chỗ cho ngời trẻ tuổi trung thành với bốn hiện đại. Cố vấn lại có chức vị ngang nh uỷ viên Trung ơng, để các lão đồng chí vào vị trí đó, thì dễ làm việc. Song làm cố vấn không phải chỉ có tác dụng an ủi mà còn có trách nhiệm “dẫn dắt”. Mu lợc đó của Đặng Tiểu Bình có dụng ý rất sâu vì ban lãnh đạo Trung Quốc không chỉ có vấn đề lão hoá mà còn có vấn đề gián đoạn. “cách mạng văn hoá” làm ảnh hởng đến một thế hệ, rất nhiều ngời trẻ tuổi không đáng tin cậy, ngời đáng tin cậy lại không đợc bồi dỡng kịp thời. Trong tình hình đó, những ngời già bỏ ngay thay thế trớc khi rời khỏi chức vụ và bồi dỡng họ trên cơng vị lãnh đạo. Ngời kế tục làm việc trên tuyến một, các lão đồng chí thì dùng kinh nghiệm của mình làm tham mu ở tuyến sau, khi cần thiết thì phải chỉ đạo, phát hiện thấy chọn lựa khi không thoả đáng thì đổi ngời. Khi lớp ngời trẻ đã trởng thành thực sự thì các lão đồng chí sẽ yên tâm và lần l- ợt từ giã cõi đời. Chế độ cố vấn sẽ tự động thủ tiêu, chế độ làm việc suốt đời tới đó là hết và sẽ thay thế bằng chế độ nghỉ hu, việc thay cũ đổi mới sẽ hoàn thành.

Từ năm 1984 đến 1985 Đặng Tiểu Bình đã mất nhiều thời gian và sức lực khuyên nhủ những đồng chí già của mình từ chức. Đặng Tiểu Bình cổ vũ các Đảng viên già trong Đảng về hu tập thể. Năm 1984 có khoảng hai triệu ngời đã làm việc từ trớc năm 1949 và hiện còn đang công tác. Nhng đến năm 1986 trong số những ngời này có tới trên hai phần ba đã về hu, nhng vấn tiếp tục lĩnh toàn bộ lơng trớc khi nghỉ hu, và vẫn còn tiếp tục hởng mọi phúc lợi và đặc

Một phần của tài liệu Vai trò của đặng tiểu bình trong lịch sử trung quốc ở thập niên 80 của thế kỉ XX (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w