3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
3.3.3 Nhóm giải pháp chung khác
Tiết kiệm các khoản mục chi phí: chi phí bán hàng, chi phí quản lý… Việc thực hiện tiết kiệm chi phí giúp làm hạ giá thành sản phẩm góp phần nâng cao trình độ tổ chức quản lý cũng như nâng cao lợi nhuận cho công ty. Để thực hiện tốt giải pháp này, doanh nghiệp cần:
- Thường xuyên tìm kiếm trên thị trường, khai thác các đối tác, các nhà cung ứng có uy tín với chất lượng hàng hóa đảm bảo nhưng cũng không quá đắt để đảm bảo chi phí doanh nghiệp bỏ ra là thấp nhất nhưng chất lượng vẫn đạt yêu cầu người tiêu dùng.
- Công ty cũng nên tổ chức những buổi tập huấn, hướng dẫn kỹ năng định kỳ cho công nhân viên giúp họ nâng cao ý thức trách nhiệm, có tính tự giác trong việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm chi phí chung cho công ty.
- Ngoài ra, một trong những khoản mục quan trọng khiến tổng chi phí tăng là chi phí tiền lương cho công nhân viên. Do vậy, công ty cần xác định rõ nhu cầu sử dụng lao động của mình sao cho phù hợp đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám
sát thời gian cũng như hiệu quả làm việc của nhân viên để có thể đưa ra được một chế độ thưởng phạt hợp lý và rõ ràng nhất.
Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra:
Khi đã kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, công ty luôn luôn phải nhận thức được rằng mình phải sẵn sàng đối phó với mọi sự thay đổi, biến động phức tạp có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: nền kinh tế lạm phát, giá cả thị trường tăng mà nhiều khi nhà quản lý không lường trước được. Vì vậy, để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, công ty cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khi vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng bị hao hụt công ty có thể có ngay nguồn bù đắp, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục.
KẾT LUẬN
Phân tích tài chính là công việc rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Việc phân tích tài chính giúp doanh nghiệp thấy được điểm mạnh, điểm yếu cũng như những thuận lợi và khó khăn về tài chính thông qua các số liệu phản ánh về hiệu quả cũng như rủi ro tài chính. Từ đó đề ra các biện pháp và phương hướng giúp cải thiện và nâng cao tình hình tài chính của công ty.
Qua thời gian thực tập cũng như qua quá trình tìm hiểu, phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Minh Phúc, em đã có được cái nhìn tổng quát hơn về tình hình tài chính của một công ty thực tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường bên cạnh lý thuyết được học và trau dồi trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau khi phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Minh Phúc bên cạnh những ưu điểm như: các khả năng thanh toán nợ và khả năng sinh lời tốt, doanh nghiệp có tính tự chủ cao về mặt tài chính; thì công ty còn có một số hạn chế như: hàng tồn kho tương đối lớn, các khoản phải thu cao, tình hình sử dụng vốn chưa hợp lý…Do vậy công ty cần phải có những giải pháp kịp thời để cải thiện những hạn chế của mình trong thời gian tới.
Trong khóa luận này, em đã tìm hiểu những lý thuyết chung nhất về phân tích tài chính doanh nghiệp từ đó có được cơ sở khoa học để phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Minh Phúc đồng thời cũng đưa ra một số ý kiến đề xuất góp phần nâng cao tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên trong bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ (2008), Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài Chính, Hà Nội.
2. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống Kê, T.p Hồ Chí Minh.
3. Công ty cổ phần Minh Phúc (2012-2014), Báo cáo tài chính, Phòng kế toán Công ty Cổ phần Minh Phúc, Hải Phòng.