Giải pháp 2: Cải thiện hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần minh phúc (Trang 86 - 88)

3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

3.3.2 Giải pháp 2: Cải thiện hiệu quả sử dụng vốn

Mục đích

Qua phân tích cho thấy năm 2014 chênh lệch giữa vốn lưu chuyển và nhu cầu vốn lưu chuyển của công ty khá cao: 485,446,138đ dẫn đến tình trạng thừa vốn. Do vậy vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần phải có những biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo phát huy thế mạnh, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn cũng như góp phần làm tăng khả năng sinh lời của vốn. Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Nội dung thực hiện

Có biện pháp, kế hoạch sử dụng có hiệu quả nguồn vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi. Thực hiện phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy, vốn bằng tiền

của công ty chiếm giá trị tương đối lớn 4,156,892,578đ năm 2014. Do đó, việc quản lý và sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả nguồn vốn bằng tiền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và với hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Công ty có thể áp dụng các giải pháp như: gửi tiền ngân hàng để sinh lời hoặc có thể đầu tư vào kinh doanh tài chính, bất động sản…

Giảm các khoản phải thu ngắn hạn: giúp doanh nghiệp thu hồi được nguồn vốn bị chiếm dụng, tăng số vòng quay của vốn đồng thời làm giảm số ngày quay vốn, tăng nguồn vốn tự tài trợ cho tài sản. Góp phần cải thiện hiệu quả sử dụng vốn. Có thể áp dụng một sô các giải pháp như sau:

- Tăng cường phát huy hiệu quả công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng

- Với những khách hàng mua lẻ với khối lượng hàng mua nhỏ, công ty nên tiếp tục thực hiện chính sách “mua bán đứt đoạn”, không bán nợ hoặc là chỉ cung cấp với mức chiết khấu thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên có hoạt động mua bán với công ty.

- Đối với những khách hàng lớn hơn thì trước khi ký kết hợp đồng, công ty cần tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Trong mỗi hợp đồng luôn phải có những điều khoản, những quy định chặt chẽ về mặt thời gian, về cách thức thanh toán của hợp đồng, các hình thức, chế tài xử lý nếu như một bên vi phạm hợp đồng.

- Bên cạnh đó công ty nên mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi như vậy công ty sẽ dễ dàng biết được khoản nợ nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp, kế hoạch hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ, công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng nợ cùng như thời gian thanh toán của từng khách hàng, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.

- Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa và hạn chế việc vốn bị chiếm dụng ví dụ: chiết khấu khi thanh toán và phạt vi phạm nợ quá thời hạn.

Đối với các hoạt động sử dụng vốn khi thực hiện công ty phải cần phải căn cứ vào kế hoạch huy động cũng như sử dụng vốn kinh doanh mình đã lập lên để làm cơ sở điều chỉnh cho hợp lý với tình hình thực tế tại công ty.

Nếu như có sự phát sinh nhu cầu bất thường, công ty cần có những kế hoạch khác như chủ động cung ứng kịp thời lượng vốn cần thiết giúp đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình được diễn ra liên tục, tránh tình trạng phải ngừng sản xuất do bị thiếu vốn kinh doanh.

Để có được một kế hoạch huy động và sử dụng vốn gắn với thực tế, điều quan trọng nhất là phải dựa vào thực trạng sử dụng vốn trong kỳ đồng thời đánh giá điều kiện cũng như những thay đổi mang tính xu hướng của cung cầu trên thị trường.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần minh phúc (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)