IV. ĐÁNH GIÁ NHỮNG KÊT QUẢ VÀ VÂN ĐỂ ĐẶT RA CẨN GIẢI QUYẾT.
2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
2.7.2 Kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nhân dân.
- Hai là đây là một dào cản rất lớn trong việc chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang hướng sản xuất hàng hoá và việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp của xã La Phù thực sự là khó khăn.
- Xuất phát vấn đề cần đặt ra tình hình ruộng đất của xã La Phù do đó cần đưa ra kế hoạch trước hết là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nhân dân như thế nào?
2.7.2 Kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp chonhân dân. nhân dân.
Theo quyết định của Ưỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ và kế hoạch sở tài nguyên môi trường về việc đo đạc lại thực trạng đất nông nghiệp trên một số địa bàn. Trong đó có đơn vị xã La Phù triển khai theo dự án trên như sau:
Theo cơ chế Nhà nước hỗ trợ và nhân dân đóng góp lệ phí một phần. Công ty đo đạc bản đồ Hà Nội sẽ đo đạc lại thực trạng đất sản xuất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp trên địa bàn của toàn xã La Phù và tiến tới cấp giấy chứng nhận
Song song việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ. Chính quyền địa phương cần phải có kế hoạch dồn đổi ruộng đất mục đích thu hẹp số lượng thửa đất, tăng diện tích/1 thửa đất.
2.1.3 Kế hoạch dồn đổi ruộng đất.
2.1.3.1 Mục đích, yêu cầu:
2.1.3.1.1 Mục đích:
- Dồn, đổi ruộng đất để thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn phát huy tiềm năng sử dụng đất. Tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá.
- Dồn, đổi ruộng đất để sử dụng đất triệt để tiết kiệm. Hiệu quả tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích tạo điều kiện phát triển hệ thống giao thông. Thuỷ lợi cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất.
- Dồn, đổi ruộng đất nhằm thúc đẩy quá trình phân công lao động trong nông nghiệp chuyển lao động sang các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. sắp xếp, phân công lại lao động củng cố mối quan hệ sản xuất làm tiền đề để phát triển sản xuất lực lượng sản xuất tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi.
2.1.3.1.2 Yêu cầu:
- Tuyên truyền vận động nhân dân tích cực, tự nguyện tham gia dồn, đổi ruộng đất. Quá trình thực hiện phải dân chủ, công khai, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo mối quan hệ đoàn kết trong từng khu dân cư đảm bảo ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Dồn, đổi ruộng đất đồng thời điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở ổn định diện tích, số khẩu đã được giao theo Nghị định 64/CP của Chính Phủ.
- Kiểm tra lại quỹ đất công ích 5% hiện có, đất chuyên dùng do UBND xã quản lý, có kế hoạch sắp xếp, bố trí quy hoạch từng vùng cho phù hợp với điều kiện sản xuất và có phương án sử dụng hiệu quả.
- Phạm vi dồn đổi ruộng đất nông nghiệp thực hiện ở tất cả các khu hành chính trong xã. Tập trung dồn đổi chủ yếu là đất trồng cây hàng năm. Trên từng khu hành chính, xứ đồng để tạo thành liền vùng, liền khu, liền khoảnh.
2.1.3.2.2 Nội dung:
Điều chỉnh quy hoạch sản xuất, giao thông thuỷ lợi nội đồng trên địa bàn
xã:
- Rà soát quy hoạch, xác định rõ các vùng đất để bố trí các phương án sản xuất. Canh tác nhằm tăng năng suất và thu nhập cho nhân dân. Xác định khoanh vùng trồng lúa nước, rau màu, cây công nghiệp, cây hàng hoá, đất nuôi trồng thuỷ sản...
- Bổ sung quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng đảm bảo nhu cầu tưới tiêu nước, đảm bảo áp dụng các tiến bộ vào sản xuất và giao thông nội đồng được thuận lợi.
- Xác định quỹ đất nông nghiệp chuyển sang mục đích khác như: Đất chuyên dùng, đất chuyển sang xây dựng các cơ sở văn hoá, đất ở...
- Qui hoạch bố trí tập trung quỹ đất công ích vào vùng nhất định theo khu hành chính hoặc xứ đồng để thuận tiện cho việc quản lý và cho thuê mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người thuê đất cũng như tập thể.
Tổ chức lập phương án dồn, đổi:
- Phương án dồn, đổi ruộng đất theo hướng: Mở rộng diện tích, tăng diện tích trên thửa, giảm số thửa đất/ hộ, tạo thành vùng liền khu, liền khoanh.
- Phương án dồn đổi phải được đưa xuống triển khai ở khu dân cư để nhân dân nắm được ý nghĩa công tác dồn đổi và mục đích, yêu cầu, cho nhân dân biết bàn và thảo luận, thống nhất thực hiện.
- Sau khi phương án được triển khai lấy ý kiến của nhân dân thống nhất thì tiến hành trên thực địa và lập biên bản bàn giao giữa các hộ làm cơ sở điều chỉnh
- Lập phương án dồn, đổi ruộng đất theo phương pháp rút bù diện tích và tự thoả thuận giữa các hộ, trên cơ sở dân chủ. Công khai, tự nguyện, chống tư tưởng nóng vội, áp đặt, khuyến khích những người có năng lực sản xuất tập trung thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, trồng các loại cây mang tĩnh hàng hoá, phát triển kinh tế nông trại, trang trại.
2.1.3.2.4 Các bước tiến hành theo trình tự cụ thể như sau:
* Bước 1:
- Tuyên truyền học tập quán triệt chủ trương và làm công tác chuẩn bị.
- Tổ chức hội nghị Đảng bộ HĐND, UBND xã các đoàn thể, các khu hành chính và toàn thể nhân dân để tổ chức tuyên truyền và học tập cho cán bộ Đảng viên hiểu rõ chủ trương dồn đổi ruộng đất.
- Thành lập ban chỉ đạo bao gồm đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, phó ban 02 đồng chí phó chủ tịch UBND xã và đồng chí Thường trực Đảng uỷ, các uỷ viên là các đồng chí trưởng thôn, trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội.
- Bố trí cán bộ lựa chọn người có năng lực tham gia vào các tổ chức, bộ phận triển khai thực hiện, thu thập hồ sơ địa chính, bản đồ chuẩn bị kinh phí vật tư phục vụ cho công tác.
* Bước 2:
- Thành lập tiểu ban chỉ đạo, nhóm quy hoạch, nhóm thống kê giúp ban chỉ đạo thực hiện các công việc:
+ Khải sát thực tế đồng mộng
+ Hoạch định hệ thống giao thông, thuỷ lợi, nghĩa trang, nghĩa địa, đất phục vụ xây dựng các công trình công cộng, đất công ích.
+ Kiểm kê lại quỹ đất.
+ Phân loại đất và thống kê từng loại đất.
+ Chỉnh lý thông qua phương án trước Đảng bộ từ 9-10/5/2006 do Ban chỉ đạo thực hiện.
+ Trình UBND huyện duyệt qua phương án từ ngày 14-21/5/2006 do ƯBND xã trình UBND huyện xem xét phê duyệt.
+ Đào đắp kênh mương, hệ thống thuỷ lợi nội đồng theo phương án đã được phê duyệt từ 01/7 - 6/8/2006 do UBND xã huy động nhân dân tham gia.
+ Xây dựng phương án dồn đổi điều chỉnh bổ sung quy hoạch hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng quỹ đất 6%, cơ cấu cây trồng vật nuôi.
* Bước 3:
- Thực hiện dồn, đổi ruộng đất trên thực địa, ghi điều chỉnh lên diện tích thửa đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ đã được cấp.
- Sau khi phương án được phê duyệt, các khu hành chính tổ chức giao, nhận đất cho chủ sử dụng đất trên bản đồ và thực địa từ 7/8-30/8/2006 do ban chỉ đạo dồn đổi mộng đất xã thực hiện.
- Căn cứ vào biển bản giao đất, nhận đất giữa các chủ sử dụng đất có xác nhận của khu hành chính và ban chỉ đạo của xã ghi điều chỉnh diện tích, tên thửa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp từng 2/8-31/9/2006 do ban chỉ đạo và tổ công tác của xã thực hiện.
* Bước 4:
- Chỉnh lý bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ 01/11- 23/11/2007 do ban chỉ đạo, tổ công tác đã thực hiện.
- Tổ chức rút kinh nghiệm từ 01/11-15/12/2006 do Đảng uỷ, ƯBND xã, ban chỉ đạo xã thực hiện.
- Tổng kết công tác dồn đổi mộng đất nông ngiệp và hoàn thiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai từ tháng 4-12/2006.
- Thành lập ban chí đạo của xã.
- Thành lập tiểu ban chí đạo ở các khu hành chính tổ chức thực hiện.
- Ban chí đạo có nhiệm vụ giúp Đảng uỷ, ƯBND xã xây dựng phương án cụ thể của địa phương mình trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện. Chấp hành sự chỉ đạo trực tiếp của ban chỉ đạo huyện, đê thực hiện tốt công tác dồn đổi ruộng đất, UBND xã thành lập các nhóm chuyên môn giúp ban chỉ đạo gồm có:
+ Nhóm thông tin tuyên truyền (ban văn hoá xã, đài thuyền thanh) có trách nhiệm tăng chuyên mục tin bài thời lượng tuyên truyền về công tác dồn đổi ruộng đất trên phương tiện thông tin đại chúng. Làm chuyển biến nhận thức trong nhân dân tạo sự thống nhất tự nguyện và động viên nhân dân tích cực tham gia.
+ Nhóm quy hoạch sử dụng đất (ban địa chính - xây dựng).
+ Nhóm tổng hợp: Số hộ, số khẩu, diện tích ruộng các hộ, tổng hợp tình hình xây dựng phương án dồn đổi ruộng đất ở các khu hành chính trình Đảng uỷ, UBND xã La Phù phê duyệt (văn phòng thống kê).
+ Ban tài chính:
Xây dựng kế hoạch về kinh phí cho công tác dồn đổi ruộng đất, sử dụng kinh phí tiết kiệm đảm bảo đúng đối tượng.
+ Đề nghị UB MTTQ và các đoàn thể nhân dân: Có kế hoạch cụ thể theo chương trình công tác. Tích cực tham gia vào quá trình chỉ đạo, hướng dẫn tạo điều kiện giúp ban chỉ đạo thực hiện có kết quả việc dồn đổi ruộng đất theo kế hoạch của UBND xã.
2.1.3.32 Chế độ báo cáo:
- Các tiểu ban chỉ đạo xây dựng phương án dồn đổi trình ƯBND xã xem xét phê duyệt, chỉ sau khi có phương án được UBND xã phê duyệt mới được thực hiện. Phương án dồn đổi phải đảm bảo sự lãnh đạo của cấp uỷ, sự điều hành của chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn và các tổ chức xã hội.
địa chính - xây dựng là cơ quan thường trực ban chỉ đạo có trách nhiệm tổng hợp tiến độ thường xuyên báo cáo Đảng uỷ - ƯBND xã theo qui định.