Công tác thú y

Một phần của tài liệu Theo dõi tình hình mắc bệnh viêm tử cung, bại liệt sau khi đẻ ở đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn Hùng Chi xã Lương Sơn - TP. Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 48)

* Công tác phòng bệnh

- Công tác vệ sinh: công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới hiệu quả chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…

Trong thời gian thực tập chúng tôi đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày chúng tôi tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại.

Do trại đang xây dựng, thường xuyên có công nhân ra vào trại nên việc thực hiện phun thuốc sát trùng xung quanh chuồng được tăng cường.

Bảng 4.1: Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi

Công việc Đơn vị Kết quả

Quét vôi Lần 10

Phun sát trùng Lần 17

Vệ sinh hố sát trùng Lần 5

Phun thuốc muỗi Lần 5

- Công tác tiêm phòng:

Công tác thú y đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác chăn nuôi. Để thực hiện công tác thú y triệt để và có hiệu quả thì phải lấy việc phòng bệnh là chủ yếu nhằm tránh những tổn thất về kinh tế do dịch bệnh gây ra.

Ngoài việc chú trọng đến công tác vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thức ăn ăn nước uống nhằm nâng cao sức đề kháng cho lợn, trại rất chú trọng đến công tác phòng bệnh bằng vắc xin. Tiêm vắc xin cho đàn gia súc sẽ tạo đáp ứng miễn dịch chủ động trong cơ thể chúng để chống lại sự xâm nhập của yếu tố gây bệnh (vi khuẩn, virus) giảm thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh xảy ra. Công việc này được trại thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ.

Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn thì ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin...còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ con vật. Trên cơ sở đó trại chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.

Bảng 4.2: Lịch tiêm phòng cho đàn lợn thịt của trại lợn Tuần tuổi Loại vắc xin Cách dùng Phòng bệnh

4 Circo Tiêm bắp Viêm da sưng than 5 HC - Vac Tiêm bắp Dịch tả (lần 1)

7 Aftopor Tiêm bắp Lở mồm long móng (lần 1) 9 HC - Vac Tiêm bắp Dịch tả (lần 2)

Bảng 4.3: Lịch tiêm phòng cho đàn lợn con và lợn nái của trại lợn Loại lợn Thời gian Tên vắc xin Phòng bệnh

Lợn con 7 ngày tuổi M + Pac Suyễn 21 ngày tuổi M + Pac Suyễn

Nái hậu bị (mới nhập về)

Tuần 1 Trộn thuốc kháng sinh cho ăn

Tuần 2 Porcilis PRRS Tai xanh Tuần 3 Porcilis Parvo Khô thai lần 1 Tuần 4 Porcilis CSF Live Dịch tả

Tuần 5 FMD LMLM

Porcilis Begonia Giả dại Tuần 6 Porcilis Parvo Khô thai lần 2 Tuần 7 Porcilis CSF Live Dịch tả Tuần 8 Thuốc Flubenol 5% Tẩy giun Nái mang thai

85 ngày thai Porcilis Begonia Giả dại 90 ngày thai Porcilis CSF Live Dịch tả 110 ngày thai Thuốc taktic 12,5 % Điều trị ve ghẻ

Nái sau khi đẻ

1 tuần Porcilis Parvo Khô thai 2 tuần Porcilis PRRS Tai xanh

3 tuần FMD LMLM

Thuốc Flubenol 5% Tẩy giun Chúng tôi đã tiến hành tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho từng loại lợn và kết quả an toàn 100%.

* Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh

- Công tác chẩn đoán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp con vật nhanh chóng khỏi bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày chúng tôi cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng để phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường.

Khi mới phát bệnh, lợn không có biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, mệt mỏi, ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, ít hoạt đông,

thân nhiệt tăng. Do vậy, để chẩn đoán chính xác được bệnh không những dựa vào biểu hiện bên ngoài của con vật mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao và đôi khi còn phải sử dụng những biện pháp phi lâm sàng khác.

- Công tác điều trị bệnh

Trong thời gian thực tập tại trại lợn, bằng kiến thức đã học, cùng với sự giúp đỡ của bác chủ trại chúng tôi đã tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh xảy ra tại trại. Cụ thể:

Bệnh viêm tử cung

* Nguyên nhân: trong quá trình sinh đẻ đường sinh dục lợn mẹ bị xây sát, đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ thú y làm xây xát tổn thương tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào gây viêm.

Do quá trình thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật làm xây xát niêm mạc tử cung hoặc dụng cụ đỡ đẻ không được vô trùng.

Do hiện tượng bệnh sát nhau, nhau thai bị phân hủy thối rữa dẫn đến tổn thương niêm mạc tử cung,…

* Triệu chứng: Âm hộ sưng đỏ, thân nhiệt tăng, ăn uống giảm, lượng sữa giảm, đi tiểu khó có khi cong lưng rặn tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục chảy ra chất dịch màu trắng đục, mùi hôi tanh, bám xung quanh gốc đuôi và hai bên mông thành từng mảng vẩy màu xám đen.

* Điều trị: : Liệu trình 3 - 5 ngày.

Vilamoks - LA: 20 ml / ngày. Tiêm bắp.

Gluco - K - C - Namin : 20 ml / ngày. Tiêm bắp.

Tiến hành thụt rửa tử cung bằng nước muối ấm đối với những con đẻ phải can thiệp bằng tay: 3 lít/ lần/ ngày. Thụt rửa liên tục 3 ngày.

Trong quá trình thực tập tập tôi đã tham gia điều trị 18 lợn bị viêm tử cung, tỷ lệ khỏi đạt 100%.

Bại liệt sau khi đẻ

* Nguyên nhân: trong quá trình sinh đẻ lợn mẹ bị tổn thương dây thần kinh hoặc sau khi lợn mẹ bắt đầu tiết sữa, canxi được huy động để chuyển vào sữa cho nên lượng canxi trong máu giảm đột ngột gây ra hiện tượng bại liệt.

Trong giai đoạn cuối mang thai, bào thai cần một lượng lớn Ca để phát triển bộ xương. Nếu giai đoạn này lợn mẹ không được cung cấp đầy đủ các muối phốt phát Ca thì nguy cơ phát bệnh cao.

* Triệu chứng: lợn nái đứng không vững, run rẩy, co giật và sau đó nằm

bẹp một chỗ không đứng dậy được.

* Điều trị: :

Phác đồ 1:

Tylosin 200 Injection: 1 - 2 ml/ 10kg / ngày. Tiêm gốc tai. Calcifort B12: 5 - 10 ml/ 20 kg / ngày. Tiêm gốc tai. Phác đồ 2:

Shotapen L.A: 5 - 10 ml/ 100kg / ngày. Tiêm gốc tai.

Calcium F: 20 – 30 ml/ con. Tiêm gốc tai. Ngày tiêm 2 lần.

Hội chứng tiêu chảy ở lợn con

* Triệu chứng: Phân lỏng màu vàng hay màu trắng đục dính ở hậu môn, hậu môn ướt đỏ, lợn sút cân nhanh chóng, mắt lờ đờ, dáng đi siêu vẹo, chán ăn.

* Điều trị: Liệu trình 3 - 5 ngày. Phác đồ 1:

Vilamoks - LA: 1ml / 10kg / ngày. Tiêm gốc tai.

Gluco - K - C - Namin: 1ml / 7 - 10kg / ngày. Tiêm gốc tai. Phác đồ 2: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Flofenicol injection: 1ml / 10kg / ngày. Tiêm gốc tai. Gluco - K - C - Namin: 1ml / 7 - 10kg / ngày. Tiêm gốc tai.

Phác đồ 3:

Hamcoli - S: 1ml / 10kg / ngày. Tiêm gốc tai.

Gluco - K - C - Namin: 1ml / 7 - 10kg / ngày. Tiêm gốc tai.

Những con tiêu chảy nặng tiến hành tiêm nước muối sinh lý 0,9% vào xoang phúc mạc. Liều lượng 20ml /con /ngày.

Trong quá trình thực tập tôi đã tham gia điều trị 100 con lợn tiêu chảy, khỏi 95 con, tỷ lệ đạt 95%.

Viêm khớp

* Triệu chứng: khớp chân sưng, đỏ, đi lại khó khăn, kém ăn, có con bị sốt. * Điều trị: liệu trình 3 - 5 ngày.

Ampicillin: 1g/ ngày. Tiêm gốc tai.

Gentamycin: 20ml / ngày (10 ống). Tiêm gốc tai. Gluco - K - C - Namin: 20ml / ngày, tiêm gốc tai.

Trong quá trình thực tập tôi tham gia điều trị 5 con lợn mắc bệnh viêm khớp, khỏi bệnh 5 con, tỷ lệ 100%.

Bệnh đường hô hấp

* Triệu chứng: lợn mệt mỏi, hay nằm, chán ăn, bụng hóp, tần số hô hấp tăng, thở thể bụng, thân nhiệt tăng, ho, chảy nước mắt, nước mũi.

* Điều trị: Liệu trình 3 - 7 ngày. Phác đồ 1:

- Tylosin - 50: 2ml/ 10kg TT/ ngày. Tiêm gốc tai.

- Gluco - K - C - Namin: 1ml / 7 - 10kg TT / ngày. Tiêm gốc tai. Phác đồ 2:

- Lypectin: 1ml/ 10kg TT. Tiêm gốc tai 1 liều duy nhất.

- Gluco - K - C - Namin: 1ml / 7 - 10kg TT / ngày. Tiêm gốc tai. Phác đồ 3:

Otc - vet LA 20%: 1ml/ 10 kg TT / ngày. Tiêm gốc tai Trong quá trình thực tập tôi tham gia điều trị 80 lợn mắc bệnh hô hấp, khỏi 75 con, tỷ lệ 93,75%.

Bệnh khó đẻ ở lợn

- Triệu chứng: lợn nái rặn nhiều lần, thời gian đẻ kéo dài mà không đẻ được, cơn co bóp rặn đẻ thưa dần. Lợn nái mệt mỏi, khó chịu, nước ối tiết ra nhiều có lẫn cả máu màu hồng nhạt.

Kiểm tra qua đường sinh dục thấy thai rất to nằm kẹt trong xoang chậu, sức rặn của lợn nái yếu dần.

- Điều trị: Những trường hợp đã vượt quá thời gian đẻ nhưng tư thế chiều hướng của thai bình thường thì ta sử dụng thuốc oxytocin 40 - 50 UI/1 nái tiêm. Trường hợp không có kết quả, cần thiết phải can thiệp bằng tay hoặc phẫu thuật để kéo thai ra.

Sau khi can thiệp phẫu thuật phải thụt rửa âm đạo và dùng kháng sinh ampicilin: 10 mg/kg TT chống viêm nhiễm tử cung, âm đạo.

Tiêm vitamin B1, B - complex, multivit - forte để trợ sức cho lợn

Viêm vú

* Triệu chứng: bầu vú bị viêm sưng, đỏ, sờ thấy nóng. Lúc đầu không đau sau ấn mạnh tay vào bầu vú con vật có cảm giác đau. Lượng sữa giảm đi rõ rệt hoặc mất hoàn toàn có trường hợp vắt sữa chảy ra vón cục đặc như mủ. Con vật ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, thân nhiệt tăng, ủ rũ, mệt mỏi, thường nằm úp bụng xuống và không cho con bú.

* Điều trị: liệu trình 5 - 7 ngày. Tiêm cắc loại thuốc như sau:

Vilamoks - LA: 20 ml / ngày. Tiêm gốc tai.

Gluco - K - C - Namin: 20 ml / ngày. Tiêm gốc tai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dùng chai nước nóng hoặc túi đựng nước nóng chường bầu vú mỗi ngày 2 - 3 lần/ ngày, mỗi lần 10 phút.

Vắt bỏ bớt sữa trong bầu vú 2 - 3 lần/ngày. Tách đàn con ra khỏi những con mẹ bị viêm vú.

Trong quá trình thực tập tôi đã tham gia điều trị 6 con bị viêm vú, khỏi 6 con, chiếm tỷ lệ 100%.

* Công tác khác

Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn và tiến hành nghiên cứu nghiên cứu khoa học, chúng tôi còn tham gia một số công việc sau:

- Trực và đỡ đẻ cho lợn.

Trước khi đỡ đẻ chuẩn bị khăn lau, ổ úm lợn con, kìm bấm nanh, panh kẹp, kéo, bông cồn, xilanh, thuốc Oxytocine.

Tôi đã tham gia đỡ đẻ 35 ca, các ca đều đạt về số lượng lợn con sơ sinh an toàn.

Khi lợn con đẻ ra dùng khăn lau sạch nhớt ở mũi, miệng, toàn thân, thắt rốn, sau đó dùng bông cồn sát trùng vị trí cắt rốn. Cho lợn con nằm sưởi dưới bóng điện 15 phút sau đó cho lợn con bú sớm sữa đầu.

Sau khi lợn nái đẻ xong tiêm oxytocine nhằm co bóp đẩy hết dịch bẩn ra ngoài và tiêm kháng sinh nhằm mục đích phòng bệnh viêm tử cung.

- Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái: Tôi đã tham gia thụ tinh nhân tạo cho 33 lợn nái, đạt 32 nái chiếm 96,97%.

- Bấm nanh và cắt đuôi: Lợn con sau khi sinh được 12 giờ tiến hành cắt đuôi và bấm nanh. Chúng tôi tham gia bấm nanh và cắt đuôi cho 285 con, an toàn 285 con, đạt 100%.

- Bổ sung sắt cho lợn con.

Tiêm bắp cho lợn con 3 ngày tuổi, mỗi con 1ml iron dextran 20%, sau 7 ngày tiêm nhắc lại mỗi con iron dextran 20%.

Tôi tham gia tiêm sắt cho 285 con, an toàn 285 con, đạt 100%.

- Thiến lợn: những con lợn đực sau khi đẻ được 3 ngày tiến hành thiến, tôi tham gia thiến 125 con, an toàn 125 con, đạt 100%.

- Truyền: Nái sau khi đẻ mệt mỏi, bỏ ăn hoặc ăn ít tiến hành truyền 1 lít dung dịch đường 5%/con. Tôi tham gia truyền cho 3 con, an toàn 3 con, đạt 100%.

- Tẩy giun: trộn 600 gr thuốc flubenol 5% cho lợn nái sau khi tách con và lợn hậu bị.

Bảng 4.4: Kết quả công tác phục vụ sản xuất STT Nội dung công việc Số lượng

(con)

Kết quả (An toàn, khỏi, đạt) Số lượng (con) Tỷ lệ (%)

1

Công tác tiêm phòng An toàn

Giả dại 93 93 100 Lở mồm long móng 460 460 100 Khô thai 93 93 100 Tai xanh 93 93 100 Dịch tả 460 460 100 Suyễn 460 460 100 2

Công tác điều trị Khỏi

Tụ huyết trùng 15 15 100

Bệnh khó đẻ ở lợn 8 8 100

Bại liệt sau khi đẻ 7 7 100

Phó thương hàn 3 3 100

Hô hấp 80 75 93,75 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Viêm khớp 5 5 100

Viêm tử cung 18 18 100

Viêm vú 6 6 100

Tiêu chảy lợn con 100 95 95

3 Công tác khác An toàn, đạt Đỡ đẻ cho lợn 35 35 100 Thiến lợn đực con 125 125 100 Cắt đuôi lợn con 285 285 100 Bấm nanh lợn con 285 285 100 Tiêm sắt lợn con 285 285 100 Thụ tinh nhân tạo cho lợn 33 32 96,97

Tẩy giun 93 93 100

Một phần của tài liệu Theo dõi tình hình mắc bệnh viêm tử cung, bại liệt sau khi đẻ ở đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn Hùng Chi xã Lương Sơn - TP. Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 48)