Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Theo dõi tình hình mắc bệnh viêm tử cung, bại liệt sau khi đẻ ở đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn Hùng Chi xã Lương Sơn - TP. Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên (Trang 29)

Chăn nuôi lợn là một nghề chiếm tỷ lệ khá cao trong ngành chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới.

Để khai thác hiệu quả hơn giá trị dinh dưỡng và sinh khối của loài, các nước phát triển trên thế giới không ngừng đầu tư cải tạo đàn giống lợn và áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản của chúng. Trong lĩnh vực thú y đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bệnh sinh sản.

Popkov (Liên Xô cũ) đã sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái viêm tử cung đạt kết quả cao.

Penicillin: 500.000UI

Dung dịch MgSO4 1% 40ml + vitamin C

Khi lợn bị viêm âm đạo, âm hộ, N.Mikhailov đã dùng rửa không sâu (qua ống thông) trong âm đạo bằng dung dịch nước etacridin 1/1.000 và 1/5.000, furazolidon 1/1.000.

Theo Andrew Gresham (2003) [27], điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tại Vương Quốc Anh thì bệnh sinh sản ở lợn có một căn nguyên không nhiễm trùng và thường liên quan đến yếu tố quản lý, dinh dưỡng hay môi trường. Tuy nhiên, bệnh enzootic và bệnh dịch sinh sản truyền nhiễm kéo dài có thể gây ra thiệt hại đáng kể. Bệnh truyền nhiễm sinh sản của lợn ở Anh thường là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, vi rút và đôi khi nấm và động vật nguyên sinh cư trú trong đàn gia súc. Thỉnh thoảng, bệnh sinh sản xảy ra do nhiễm các mầm bệnh như: hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS), Parvovirus và Leptospires (đặc biệt là Leptospira interrogans serovar Bratislava).

Trong chăn nuôi lợn sinh sản thậm chí cả nuôi lợn thịt, năng suất chăn nuôi phụ thuộc phần lớn vào khả năng sinh sản, trong đó hai yếu tố chính là số con trên một lứa đẻ và số lứa đẻ của một nái trên một năm. Do vậy ưu tiên hàng đầu và liên tục trong chăn nuôi lợn sinh sản là tạo ra nhiều lợn con sinh ra và sống sót sau cai sữa và đồng thời giảm chí phí trong sản xuất nhất là do không thụ thai. Mục tiêu trên, đòi hỏi sự làm việc cường độ cao ở lợn nái và nhất là cơ quan sinh sản. Do vậy các cơ quan sinh sản đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi, quyết định đến năng suất chăn nuôi. Những bất thường trong cơ quan sinh sản, nói rõ hơn là các kiểu rối loạn như viêm tử cung, làm năng suất chăn nuôi lợn nái bị ảnh hưởng (Madec, 1995 [28]).

Theo Madec (1995) [28], viêm tử cung thường bắt đầu bằng sốt vài giờ khi đẻ, chảy dịch viêm vài giờ sau khi đẻ, chảy mủ vài hôm sau và thường kéo dài 48 đến 72 giờ.

Cũng theo Madec (1995) [28]: tỷ lệ bệnh tích đường tiết niệu đường sinh dục ở đàn nái loại thải tăng theo số lứa đẻ.

Madec khi tiến hành nghiên cứu bệnh lý sinh đẻ vào năm 1991 trên đàn lợn xứ Brơ- ta nhơ (Pháp) cho thấy 15 % số lợn nái bị viêm tử cung.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Tiến hành trên đàn lợn nái nuôi tại trại lợn Hùng Chi xã Lương Sơn - TP. Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên

Phạm vi nghiên cứu: Lợn nái sinh sản

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Thời gian: Từ tháng 7/2014 đến tháng 12/2014

Địa điểm: Thực hiện tại trại lợn nái lợn Hùng Chi xã Lương Sơn - TP. Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Ni dung nghiên cu

- Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại trại lợn Hùng Chi. - Tình hình mắc bệnh bại liệt sau khi đẻ ở lợn nái sinh sản tại trại lợn Hùng Chi.

- Thử nghiệm bằng một số phác đồ điều trị.

3.3.2. Các ch tiêu theo dõi

- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung, bại liệt của lợn nái nuôi tại cơ sở thực tập. - Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung, bại liệt theo giống, dòng.

- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung, bại liệt theo lứa đẻ.

- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung, bại liệt theo tháng trong năm - Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung, bại liệt theo kiểu chuồng - Xác định hiệu quả điều trị của một số phác đồ điều trị bệnh. - Ảnh hưởng của bệnh đến khả năng sinh sản của lợn nái - Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của mỗi phác đồ điều trị.

3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

3.4.1. Phương pháp theo dõi và thu thp thông tin

Trực tiếp tham gia vào việc chăm sóc nuôi dưỡng, chẩn đoán, điều trị lợn nái đẻ để lấy thông tin và dữ liệu, nâng cao hiểu biết cho bản thân.

- Phương pháp lấy thông tin

Hỏi người cán bộ kỹ thuật ở trại về bệnh viêm tử cung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều tra trực tiếp để lấy thông tin bằng cách theo dõi trực tiếp các chỉ tiêu trên đàn con của lợn nái.

Đo thân nhiệt của lợn lúc bình thường và khi lợn mắc bệnh. Điều trị cho lợn mắc bệnh, theo dõi quá trình điều trị.

3.4.2. Phương pháp b trí thí nghim

* Chọn mẫu: Chọn những lợn nái bị viêm tử cung với những triệu

chứng đặc trưng: con vật sốt, âm môn sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ âm đạo chảy ra nhầy trắng đục, đôi khi có máu lờ lờ. Con vật ăn ít hoặc bỏ ăn.

* Sử dụng các phác đồ điều trị sau: Bnh viêm t cung Phác đồ 1: Vilamoks-LA tiêm bắp 1ml/10 - 15kg TT Liệu trình ngày 1 lần Phác đồ 2:

Otc - vet LA 20% 1ml/ 10 - 15kg (tiêm bắp)

Thụt rửa bằng Biocid - 30 với liều 500ml/con/ lần/ngày, Liệu trình của phác đồ là 3 − 5 ngày.

Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt.

Bnh bi lit sau khi đẻ

Phác đồ 1:

Calcifort B12: 5 - 10 ml/ 20 kg / ngày. Tiêm gốc tai.

Phác đồ 2:

Shotapen L.A: 5 - 10 ml/ 100kg / ngày. Tiêm gốc tai. Calcium F: 20 - 30 ml/ con. Tiêm gốc tai. Ngày tiêm 2 lần. Liệu trình của phác đồ 2 ngày tiêm 1 lần liên tục 3 - 5 ngày

* Bố trí thí nghiệm:

- Trong thời gian thực tập, chúng tôi đã chia lợn theo dãy chuồng và thử nghiệm điều trị 18 con nái bị viêm tử cung với các phác đồ trên, phác đồ 1 điều trị thử nghiệm với 9 con, phác đồ 2 điều trị thử nghiệm với 9 con. Đối với bệnh bại liệt thử nghiệm và điều trị 7 con nái bị bại liệt với 2 phác đồ trên, phác đồ 1 điều trị thử nghiêm trên 3 con, phác đồ 2 điều trị thử nghiệm 4 con

- Các nái tiến hành điều trị thử nghiệm đều ở cùng thời điểm nhưng ở các chuồng đẻ khác nhau.

3.4.3. Phương pháp x lý s liu

Các số liệu sau khi thu thập trong quá trình điều tra và tiến hành thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Excel 2003.

3.4.3.1. Một số công thức tính toán các chỉ tiêu

- Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Σ Số nái mắc bệnh x100 Σ Số nái theo dõi

- Tỷ lệ mắc bệnh theo giống (%) = Σ Số nái mắc bệnh theo giống, dòng x100 Σ Số nái theo dõi

- Tỷ lệ mắc bệnh theo lứa đẻ (%) =

Σ Số nái mắc bệnh theo lứa đẻ

x100 Σ Số nái theo dõi

- Tỷ lệ mắc bệnh theo tháng (%) = Σ Số nái mắc bệnh theo từng tháng x100 Σ Số nái theo dõi

- Tỷ lệ khỏi (%) = Σ Số nái khỏi bệnh x100 Σ Số nái điều trị

- Thời gian điều trị trung bình (ngày/con) = Σ Tổng số ngày điều trị Σ Số nái điều trị

- Chi phí sử dụng thuốc (nghìn đồng/con) = Σ chi phí Σ Số con điều trị

3.4.3.2. Phương pháp xử lý số liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các số liệu thu thập được trong quá trình theo dõi thí nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008)[23]

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Công tác phục vụ sản xuất

Trong thời gian thực tập tại trại, được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên trong trang trại cùng với sự cố gắng của bản thân tôi đã thu được các kết quả sau:

4.1.1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

Trong quá trình thực tập tại trại, tôi đã tham gia chăm sóc nái chửa, nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc cho đàn lợn con theo mẹ đến cai sữa. Tôi trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi đàn lợn thí nghiệm. Quy trình chăm sóc nái chửa, nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa như sau:

+ Đối với nái chửa:

Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng bầu. Hàng ngày vào kiểm tra lợn, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy cám cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, vệ sinh gầm, cuối giờ chiều chuyển phân ra kho phân. Lợn nái chửa được ăn loại cám PROGESTA-9044 với khẩu phần ăn phân theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:

Đối với nái chửa, từ tuần 1 đến tuần chửa 14 ăn cám PROGESTA-9044, khẩu phần 1,5 - 2 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày, nái hậu bị cho ăn 1,5 kg/ngày.

Đối với nái chửa, từ tuần 14 đến tuần chửa 17 ăn cám PROGESTA- 9044, khẩu phần 2,5 - 3 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày.

+ Đối với nái đẻ:

Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 5 - 7 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng.

Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với khẩu phần ăn 3 - 4 kg/ngày, chia làm 3 bữa sáng, chiều và tối.

Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm cám để phân trong trực tràng không quá lớn, tạo điều kiện cho lợn nái đẻ dễ, tránh được lợn con bị chết ngạt do ở trong tử cung quá lâu. Mỗi ngày giảm 0,5 kg cám đến ngày đẻ dự kiến còn khẩu phần ăn là 1 kg/con/ngày. Nếu nái nào quá gầy thì khẩu phần ăn là 1,5 kg/con/ngày.

Khi lợn nái đẻ được 2 ngày, khẩu phần ăn tăng dần từ 2 - 5 kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, chiều. Điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp nhu cầu của chúng.

+ Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa như sau:

Sau khi đẻ 1 ngày tiến hành bấm nanh hoặc mài nanh, cắt đuôi.

Lợn con 2 - 3 ngày tuổi bấm số tai, cắt đuôi và tiêm sắt cho lợn, cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con.

Lợn con 3 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.

Lợn con 4 - 5 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng.

Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng cám hỗn hợp hoàn chỉnh 550 SF.

Lợn con được 3 tuần tuổi tiến hành cai sữa cho lợn. Lợn con được trên 4 tuần tuổi tiêm phòng dịch tả.

Lợn con ở đây được cai sữa sớm (3 tuần tuổi) và được cho tập ăn từ rất sớm (4 - 6 ngày tuổi) nhằm nâng cao khối lượng lợn con cai sữa, giảm hao mòn lợn mẹ, tăng sức đề kháng cho lợn con. Cách tập cho lợn con ăn sớm như sau: đầu tiên cho một ít thức ăn vào trong máng ăn đặt vào ô chuồng để lợn con làm quen dần với thức ăn. Sau khi lợn con đã quen và ăn được, từ từ tăng lượng thức ăn lên.

4.1.2. Phát hin ln nái động dc

Qua thực tế thực tập tại trang trại, dưới sự chỉ bảo của các cán bộ kỹ thuật tôi thấy lợn nái động dục có những biểu hiện sau:

Lợn phá chuồng, ăn ít rồi bỏ ăn.

Khi cho lợn đực đi qua các ô chuồng lợn cái thì vểnh tai, khi có tác động trực tiếp thì đứng ì.

Lợn có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, ta quan sát được vào khoảng 10 - 11 giờ trưa.

Cơ quan sinh dục có biểu hiện: Âm hộ xung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.3. Th tinh nhân to cho ln nái

Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, chính tôi đã tự tay dẫn tinh cho một số lợn nái đã có biểu hiện động dục và chịu đực gồm các bước sau:

Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, tôi đã quan sát các biểu hiện động dục trước đó và đã xác định khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất.

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ.

Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 - 100 ml) và số lượng tinh trùng cần có trong một liều dẫn tinh 1,5 - 2,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng.

Bước 4: Vệ sinh lợn nái

Bước 5: Dẫn tinh

Bước 6: Sau khi dẫn tinh xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Sau khi dẫn tinh được 21 - 25 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm tra kết quả thụ thai, phát hiện những lợn cái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai ở kỳ động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động dục ấy.

Công tác vệ sinh chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng, quyết định tới thành quả trong chăn nuôi. Nó bao gồm tổng hợp nhiều yếu tố: không khí, đất, nước, chuồng trại...hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này

nên trong suốt thời gian thực tập tôi đã cùng với công nhân tổ chăn nuôi của trại thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y, quan tâm tới bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi (luôn thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông). Hàng ngày tham gia quét dọn vệ sinh chuồng trại, khơi thông cống rãnh thoát nước. Tham gia vệ sinh sát trùng khu vực chăn nuôi, phun thuốc sát trùng lên chuồng trại, khu vực chăn nuôi...để tránh mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi.

4.1.4. Công tác thú y

* Công tác phòng bệnh

- Công tác vệ sinh: công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới hiệu quả chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…

Trong thời gian thực tập chúng tôi đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày chúng tôi tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại.

Do trại đang xây dựng, thường xuyên có công nhân ra vào trại nên việc thực hiện phun thuốc sát trùng xung quanh chuồng được tăng cường.

Bảng 4.1: Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi

Công việc Đơn vị Kết quả

Quét vôi Lần 10

Phun sát trùng Lần 17

Vệ sinh hố sát trùng Lần 5

Phun thuốc muỗi Lần 5

- Công tác tiêm phòng:

Công tác thú y đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác chăn nuôi. Để thực hiện công tác thú y triệt để và có hiệu quả thì phải lấy việc phòng bệnh là chủ yếu nhằm tránh những tổn thất về kinh tế do dịch bệnh gây ra.

Ngoài việc chú trọng đến công tác vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thức ăn ăn nước uống nhằm nâng cao sức đề kháng cho lợn, trại rất chú trọng đến công tác phòng bệnh bằng vắc xin. Tiêm vắc xin cho đàn gia súc sẽ tạo đáp ứng miễn dịch chủ động trong cơ thể chúng để chống lại sự xâm nhập của yếu tố gây bệnh (vi khuẩn, virus) giảm thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh xảy ra. Công việc này được trại thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ.

Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn thì ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin...còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ con vật. Trên cơ sở đó trại chỉ tiêm phòng vắc

Một phần của tài liệu Theo dõi tình hình mắc bệnh viêm tử cung, bại liệt sau khi đẻ ở đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn Hùng Chi xã Lương Sơn - TP. Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên (Trang 29)