Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái

Một phần của tài liệu Theo dõi tình hình mắc bệnh viêm tử cung, bại liệt sau khi đẻ ở đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn Hùng Chi xã Lương Sơn - TP. Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên (Trang 38 - 39)

Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, chính tôi đã tự tay dẫn tinh cho một số lợn nái đã có biểu hiện động dục và chịu đực gồm các bước sau:

Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, tôi đã quan sát các biểu hiện động dục trước đó và đã xác định khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất.

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ.

Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 - 100 ml) và số lượng tinh trùng cần có trong một liều dẫn tinh 1,5 - 2,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng.

Bước 4: Vệ sinh lợn nái

Bước 5: Dẫn tinh

Bước 6: Sau khi dẫn tinh xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Sau khi dẫn tinh được 21 - 25 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm tra kết quả thụ thai, phát hiện những lợn cái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai ở kỳ động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động dục ấy.

Công tác vệ sinh chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng, quyết định tới thành quả trong chăn nuôi. Nó bao gồm tổng hợp nhiều yếu tố: không khí, đất, nước, chuồng trại...hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này

nên trong suốt thời gian thực tập tôi đã cùng với công nhân tổ chăn nuôi của trại thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y, quan tâm tới bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi (luôn thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông). Hàng ngày tham gia quét dọn vệ sinh chuồng trại, khơi thông cống rãnh thoát nước. Tham gia vệ sinh sát trùng khu vực chăn nuôi, phun thuốc sát trùng lên chuồng trại, khu vực chăn nuôi...để tránh mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Theo dõi tình hình mắc bệnh viêm tử cung, bại liệt sau khi đẻ ở đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn Hùng Chi xã Lương Sơn - TP. Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên (Trang 38 - 39)