XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT

Một phần của tài liệu Đảm bảo vệ sinh trong chế biến thủy sản (Trang 43 - 46)

CHẤT LƯỢNG VSATTP (34)

2.1. Đối với bộ máy quản lý Nhà nước

Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩ: Quốc hội cần sớm ban hành Luật An toàn thực phẩm (hiện còn dự thảo) và các văn bản hướng dẫn dưới Luật kịp thời, phù hợp (quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn). Đó là hành lang pháp lý và cơ sở để các địa phương xây dựng những chính sách, quy hoạch, kế hoạch quản lý chất lượng VSATTP.

Củng cố bộ máy tổ chức: Bộ máy tổ chức phải có hệ thống rộng khắp từ Trung ương đến cả cơ sở (hiện mới đến tuyến tỉnh). Ở cấp phường xã, phải tăng cường hệ thống thanh tra chuyên ngành (y tế, thú y, nông nghiệp, quản lý thị trường) để thanh tra kiểm tra sản phẩm hàng hóa (hiện mạng lưới này hiện nay rất mỏng, khó có thể đảm đương đầy đủ trách nhiệm được giao). Nên chăng có một Ủy ban (không phải là Ban chỉ đạo) tại mỗi địa phương điều phối chung mà đứng đầu là một Phó chủ tịch UBND để thống nhất hành động trong việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, tránh dàn trải, đùn đẩy trách nhiệm, lãng phí tiền của và nhân lực.

Tăng cường nguồn lực: Nhân lực phải đủ số lượng, mạnh về chất lượng. Cơ sở hoạt động, các phương tiện làm việc, trang thiết bị phải được tập trung đầu tư, tạo mọi

hoặc trực phòng chống dịch). Đầu tư nâng cao năng lực kiểm nghiệm của các cơ sở tại địa phương. Nghiên cứu bố trí kinh phí đủ cho hoạt động và ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Quan tâm đến chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đẩy mạnh hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: Tăng cường tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và trong chế biến thủy hải sản nói riêng. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục dục sức khỏe cho mọi người và xem đây là một trong những giải pháp cơ bản, lâu dài. Tổ chức khám sức khỏe, thầm thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thực phẩm cho các cơ sở chế biến thủy hải sản. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm túc tất cả những trường hợp vi phạm. Tranh thủ hợp tác quốc tế là cực kỳ cần thiết.

2.2. Đối với những người chăn nuôi, các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh

Những người nuôi trồng thủy hải sản, các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. Không được sử dụng hoá chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hóa chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng. Tăng cường hợp tác với đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, xây dựng và triệt để tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn trong chế biến để có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao an toàn cho người tiêu dùng.

Chiến dịch truyền thông vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010 đặc biệt chú trọng đến việc đề cao vai trò trách nhiệm của của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, nên chủ đề "Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm" năm 2010 là: "Giữ vững cam kết về trách nhiệm của doanh nghiệp với An toàn vệ sinh thực phẩm".

2.3. Đối với người tiêu dùng

Ở các nước phát triển, người tiêu dùng rất quan tâm đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm, do đó tạo được sức ép rất lớn trên nhà sản xuất cũng như nhà quản lý. Người tiêu dùng Việt Nam chắc chắn cũng có yêu cầu bức xúc về chất lượng

hàng hóa, tuy nhiên do cuộc sống còn không ít khó khăn cho nên yêu cầu về chất lượng vẫn chưa đủ mạnh để có thể tạo sức ép hữu hiệu trên sản xuất. Vì vậy, người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình khi chọn mua và sử dụng thực phẩm. Tuyệt đối không ăn uống tại các điểm mất vệ sinh. Thận trọng với những món mắm chế biến và các món ăn sống. Người tiêu dùng cũng phải nghiên cứu hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện các quy định về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Biết cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Cần tìm đọc về 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn. Ngoài ra, cần đấu tranh với các hành vi vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm và khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

2.4. Đối với cơ quan truyền thông, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các hội khoa học và kỹ thuật có liên quan

Thông qua nhiều hoạt động đa dạng và phong phú, nâng cao kiến thức cho người tiêu dùng và cho cả người sản xuất, đặc biệt các kiến thức về chất lượng hàng hóa, về vệ sinh an toàn thực phẩm. Giúp cho người sản xuất luôn cải tiến chất lượng hàng sản xuất, người buôn bán lẻ hiểu những nguyên tắc giữ hàng hóa luôn luôn đảm bảo. Giúp người tiêu dùng biết cách chọn lựa hàng hóa. Phát huy vai trò tư vấn phản biện, giám định xã hội trong lĩnh vực chuyên môn của các hội, hiệp hội.

Đảm bảo vệ sinh an toàn trong chế biến thủy hải sản đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược của cả doanh nghiệp để bảo vệ sức khỏe con người và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Việc bảo đảm vệ sinh trong chế biến thủy hải sản không những cung ứng nguồn dinh dưỡng tốt cho cuộc sống, làm giảm gánh nặng bệnh tật, tăng cường khả năng và hiệu suất lao động mà còn góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thể hiện nếp sống văn minh của một đất nước. Bảo đảm chất lượng vệ sinh trong chế biến thủy hải sản chỉ có thể thực hiện tốt nếu có những biện pháp phù hợp, đồng bộ và quyết tâm thực hiện từ người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh, đến các Hội KHKT, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cả người tiêu dùng.

PHẦN D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình: “An toàn vệ sinh thực phâm” trường Đại học công nghiệp tp. HCM 2. http://tamnhin.net/xuctienthuongmai/5571/Tang-cuong-dam-bao-an-toan-ve- sinh-hang-thuy-san-.html 3. http://cafef.vn/20110126090747925CA39/nafiqad-luu-y-an-toan-ve-sinh-hang- thuy-san-xuat-khau.chn 4. http://www.congthuongbentre.gov.vn/home/dieu-kien-an-toan-ve-sinh-thuy-san- viet-nam-tuong-duong-nhat-ban-W317.htm 5. http://www.dkptimex.com/df/tin-tuc/vsat-thuc-pham/tang-cuong-dam-bao-an- toan-ve-sinh-hang-thuy-san.html 6. http://www.tin247.com/kien_quyet_khong_de_dn_thuy_san_tai_pham-3- 21270737.html 7. http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?cap=3&id=12439&idcha=1001 8. http://osinviet.com/services/ 9. http://www.angi.com.vn/Desktop.aspx/Content/44/1267/ 10. http://www.iso.com.vn/consultant.php?consultid=15&parent=4 11. http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/V%E1%BB%87_sinh_an_to %C3%A0n_th%E1%BB%B1c_ph%E1%BA%A9m 12. http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/LS-bandoc/527048/%C4%91ieu-kien-bao- dam-an-toan-thuc-pham-trong-san-xuat-kinh-doanh-bao-quan-va-van-chuyen-thuc- pham.htm 13. http://agriviet.com/home/threads/21442-Mot-so-nguyen-tac-dam-bao-an-toan- ve-sinh-doi-voi-ao-dam-nuoi-trong-thuy-san#axzz1lNaF9Oiw 14. http://www.binhdienmarket.com.vn/an-toan-thuc-pham/nganh-hang-thuy- san.html 15. http://www.cand.com.vn/vi-VN/kinhte/2012/1/163947.cand 16. http://www.clfish.com/inc/haccpv/ssop/ 17. www.seajocovietnam.com.vn

Một phần của tài liệu Đảm bảo vệ sinh trong chế biến thủy sản (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w