AN TOÀN NGUỒN NƯỚC SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu Đảm bảo vệ sinh trong chế biến thủy sản (Trang 25 - 27)

6. Kết quả nghiên cứu

4.1. AN TOÀN NGUỒN NƯỚC SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT

Nước sử dụng trong chế biến sản phẩm, làm vệ sinh các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm phải đạt yêu cầu tiêu chuẩn 1329/2002/BYT/QĐ của Bộ Y Tế về tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống và chỉ thị số 98/83/EEC của Hội Đồng Liên Minh Châu Au về chất lượng

nước dùng cho người. (25)

4.1.1. Các thủ tục cần tuân thủ

- Không có bất kỳ sự nối chéo nào giữa các đường ống cung cấp nước đã xử lý và chưa qua xử lý; nước làm vệ sinh với nước sản xuất.

- Hệ thống bơm, xử lý nước, đường ống nước thường xuyên được làm vệ sinh theo định kỳ và được bảo trì tốt.

- Các bồn chứa nước được vệ sinh sạch sẽ theo định kỳ : · Hệ thống bể chứa 300 m3 : vệ sinh 6 tháng /1 lần. · Hệ thống lọc thô : vệ sinh Ngày / 1 lần.

· Hệ thống làm mềm, lọc tinh : vệ sinh Tuần / 1 lần. - Duy trì kiểm tra chặt chẽ hệ thống xử lý nước.

- Thường xuyên kiểm tra và bổ sung lượng hóa chất dùng cho xử lý nước, tuyệt đối không để đến hết.

- Nồng độ Chlorine dư trong nước dùng trong sản xuất luôn được duy trì ở 0,5 ¸ 1ppm. - Không được nối chéo giữa các đường ống dẫn nước vệ sinh và nước chế biến. Các đường ống nước chưa xử lý với đường ống nước đã xử lý.

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống bơm nén có bị nhiễm dầu mỡ lẫn vào nước hay không.

4.1.2. Giám sát phân công trách nhiệm

- Tổ trưởng Tổ kỹ thuật máy có trách nhiệm triển khai qui phạm này. - Công nhân Tổ kỹ thuật máy có trách nhiệm làm đúng theo qui phạm này.

- Nhân viên phụ trách xử lý nước kiểm soát hàng ngày các điều kiện vệ sinh của hệ thống cung cấp nước (hệ thống xử lý, bể, bồn chứa, đường ống), nếu có sự cố phải báo cáo ngay để kịp thời sửa chữa.

- QC được phân công kiểm tra lại tình trạng vệ sinh của hệ thống cung cấp nước theo định kỳ và sau mỗi lần làm vệ sinh.

Tần suất kiểm tra :

· Hệ thống bể chứa 300 m3 : 6 tháng / 01 lần. · Hệ thống lọc thô : Ngày / 01 lần.

· Hệ thống làm mềm, lọc tinh : Tuần / 01 lần. · Đá vảy : mỗi tuần / 01 lần

- Để đảm bảo an toàn của nguồn nước, phòng Vi Sinh của Công ty lấy mẫu kiểm tra tại cơ quan có thẩm quyền các chỉ tiêu vi sinh, hoá lý theo theo định kỳ ba tháng một lần đối với nước đầu nguồn và nước cuối nguồn theo kế hoạch đã đề ra. Lấy mẫu kiểm thẩm tra các chỉ tiêu vi sinh, hoá lý định kỳ mỗi năm một lần theo kế hoạch đã đề ra.

- Mặt khác phòng Vi Sinh của Công ty lấy mẫu kiểm tra vi sinh mỗi tuần một lần cho các vòi ra đại diện khác nhau trong phân xưởng và một năm một lần cho tất cả các vòi ra trong phân xưởng theo kế hoạch kiểm soát chất lượng nước.

- Hàng ngày QC được phân công có trách nhiệm kiểm tra nồng độ Chlorine dư trong nước đầu nguồn và cuối nguồn. Nồng độ Chlorine dư trong nước phải đạt trong khoảng 0,5 ¸ 1 ppm. Kết quả kiểm tra được ghi vào Báo cáo theo dõi xử lý nước (CL - SSOP - BM 01). Tần suất mỗi ngày 01 lần.

- QC được phân công có trách nhiệm kiểm tra vệ sinh hệ thống xử lý nước. Kết quả được ghi vào Báo cáo kiểm tra vệ sinh hệ thống xử lý nước & kho đá vảy (CL - SSOP - BM 02).

- Mọi bổ sung sửa đổi qui phạm này phải được Ban Giám Đốc phê duyệt.

4.1.3. Hành động sửa chữa

- Phòng Vi Sinh có trách nhiệm kiểm tra tuần lần và theo dõi kết quả phân tích mẫu nước; nếu có vấn đề mất an toàn về nguồn nước phải báo ngay với Đội trưởng hoặc đội phó Đội HACCP để tìm biện pháp khắc phục. Hành động sửa chữa được ghi chép trong nhật ký nước.

- QC có trách nhiệm kiểm tra dư lượng Chlorine trong nước, nếu phát hiện nồng độ Chlorine dư trong nước không đúng qui định thì phải báo ngay cho người phụ trách vận hành hệ thống xử lý nước để điều chỉnh nồng độ Chlorine dư trong nước đến khi đạt yêu cầu.

- Nếu phát hiện quá trình xử lý và cung cấp nước có vấn đề, Công ty sẽ cho dừng sản xuất ngay. Xác định thời điểm xảy ra sự cố và cô lập lô hàng được sản xuất trong thời gian có sử dụng nguồn nước đó cho tới khi phát hiện ra nguyên nhân gây mất an toàn đối với nguồn nước và có biện pháp khắc phục để hệ thống mới trở lại hoạt động bình thường. Đồng thời lấy mẫu kiểm tra sản phẩm, và chỉ xuất xưởng những sản phẩm đảm bảo chất lượng. Ghi chép sự cố vào nhật ký Nuoca.

4.1.4. Thẩm tra

- Các kết quả kiểm tra về an toàn nguồn nước, nhật ký Nuoca được Đội trưởng Đội HACCP hoặc Trưởng, Phó Ban điều hành sản xuất (thành viên Đội HACCP) thẩm tra.

- Các phiếu báo kết quả kiểm nghiệm Hoá - Lý - Vi sinh của phòng Vi sinh Công ty được Trưởng hoặc Phó phòng Vi sinh thẩm tra.

4.1.5. Hồ sơ lưu trữ

- Sơ đồ hệ thống xử lý nước cấp. - Sơ đồ hệ thống phân phối nước.

- Báo cáo theo dõi xử lý nước (CL - SSOP - BM 01).

- Báo cáo kiểm tra vệ sinh hệ thống xử lý nước & kho đá vảy (CL - SSOP - BM 02).

- Kế hoạch kiểm soát chất lượng nước.

- Phiếu báo kết quả kiểm nghiệm Hoá - Lý - Vi Sinh về an toàn nguồn nước. - Các biên bản về sự cố và hành động sửa chữa.

Tất cả hồ sơ biểu mẫu ghi chép việc thực hiện qui phạm này đã được thẩm tra phải được lưu trữ trong bộ hồ sơ SSOP của Công ty ít nhất là 02 năm.

Một phần của tài liệu Đảm bảo vệ sinh trong chế biến thủy sản (Trang 25 - 27)