Là áp suất môi tr−ờng tính bằng mmHg

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia độ dẫn điện đến chất lượng nhiên liệu phản lực jet a 1 (Trang 50 - 54)

2.2.4. Xác định điểm băng

Tiêu chuẩn xác định TCVN 7170 : 2006, Astm d 2386 – 06 a. Mục đích, ý nghĩa

Điểm băng của nhiên liệu hàng không là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó trong nhiên liệu ch−a xuất hiện những tinh thể hydrocacbon rắn, sự có mặt của chúng trong nhiên liệu có thể hạn chế dòng chảy của nhiên liệu qua các bộ lọc trong hệ thống nhiên liệu của tàu bay. Thông th−ờng nhiệt độ của nhiên liệu trong thùng chứa của tàu bay giảm xuống trong quá trình bay, phụ thuộc vào tốc độ bay, độ cao và thời

50

gian bay. Điểm băng của nhiên liệu luôn luôn phải thấp hơn nhiệt độ làm việc tối thiểu của thùng chứa nhiên liệu.

b. Tóm tắt ph−ơng pháp.

Nhiên liệu sau khi đ−ợc đ−a vào ống jacket đ−ợc đ−a vào bình chân không đ−ợc là lạnh bằng cồn 99,9% (R−ợu metylic). Nhiên liệu đ−ợc khuấy liên tục bằng thanh khuấy. Khi bắt đầu xuất hiện các tinh thể có vệt mờ nh− bột sắn dây, ngừng khuấy lấy mẫu ra và khuấy bằng tay cho đến khi các tinh thể hidrocacbon hoàn toàn biến mất. Ghi lại nhiệt độ tại đó.

c.Tiến hành thí nghiệm

- Thiết bị, dụng cụ bao gồm: ống chứa mẫu kiểu jacket, ống đệm, thanh khuấy, bình chân không, nhiệt kế ASTM 114C có khoảng chia từ -80 – 200C.

- Lấy 25ml ± 1ml nhiên liệu vào ống chứa mẫu kiểu jacket, sạch và khô. Đậy chặt ống bằng nút bấc có gắn thanh khuấy, nhiệt kế và ống đệm chống ẩm, điều chỉnh nhiệt kế ở vị trí sao cho bầu nhiệt kế nằm ở giữa không chạm vào thành ống và cách đáy ống chứa mẫu từ 10mm đến 15mm

- Cặp chặt ống chứa mẫu kiểu jacket sao cho ống nhúng ngập vào càng sâu càng tốt trong bình chân không có chứa chất làm lạnh. Bề mặt của mẫu phải ở d−ới bề mặt chất làm lạnh từ 15mm đến 20mm.

- Khuấy nhiên liệu liên tục, nâng và hạ cánh khuấy với tốc độ từ 1 đến 1,5 chu trình/giây, cẩn thận để các vòng khuấy không chạm vào đáy bình khi hạ xuống và khuấy d−ới bề mặt nhiên liệu khi nâng lên. Cho phép ngừng khuấy tạm thời khi thực hiện một vài b−ớc khác. Quan sát liên tục để nhận thấy sự xuất hiện của các tinh thể hydrocacbon. Không cần quan tâm đến các vệt mờ xuất hiện khi ở gần - 100C và không tăng nhịp độ khi nhiệt độ hạ thấp, vì hiện t−ợng đó do n−ớc gây ra.

- Ghi lại nhiệt độ mà tại đó các tinh thể hydrocacbon xuất hiện. Lấy ống chứa mẫu ra khỏi chất làm lạnh và để nó ấm dần lên, vẫn khuấy liên tục với tốc độ từ 1 đến 1,5 chu trình/giây. Tiếp tục quan sát để nhận thấy sự biến mất của các tinh thể

51

hydrocacbon. Ghi lại nhiệt độ mà tại đó các tinh thể hydrocacbon hoàn toàn biến mất.

2.2.5. Xác định khối l−ợng riêng

Tiêu chuẩn xác định Tcvn 6594 : 2007, Astm d 1298 - 05 a. Mục đích, ý nghĩa

- Việc xác định khối l−ợng riêng rất cần thiết cho việc chuyển đổi thể tích ở nhiệt độ thực tế về thể tích hoặc khối l−ợng ở nhiệt độ đối chứng tiêu chuẩn trong quá trình bảo quản vận chuyển.

- Khối l−ợng riêng là yếu tố ảnh h−ởng đến chất l−ợng của dầu thô. Tuy nhiên tính chất này của dầu mỏ không phải là một chỉ dẫn chắc chắn về chất l−ợng của dầu nếu không kết hợp các tính chất khác.

- Khối l−ợng riêng là một chỉ số quan trọng đối với nhiên liệu hàng hải, hàng không và ô tô trong việc tồn chứa, bảo quản và đốt cháy.

b. Tóm tắt ph−ơng pháp.

Mẫu đ−ợc đ−a về nhiệt độ qui định và một phần mẫu đ−ợc rót vào ống đong có nhiệt độ xấp xỉ nhiệt độ của mẫu thử. Tỷ trọng kế có nhiệt độ t−ơng tự đ−ợc thả vào phần mẫu thử và để yên. Sau khi nhiệt độ đạt cân bằng, đọc kết quả trên thang đo của tỷ trọng kế và ghi lại nhiệt độ mẫu lúc đó. áp dụng các Bảng đo l−ờng về Dầu mỏ qui đổi số đọc tỷ trọng kế đã quan sát đ−ợc về nhiệt độ chuẩn. Nếu cần thiết đặt ống đong tỷ trọng và mẫu chứa trong đó vào bể ổn nhiệt để tránh sự thay đổi nhiệt độ quá lớn trong quá trình đo.

c. Tiến hành thí nghiệm.

Thiết bị, dụng cụ bao gồm: tỷ trọng kế DIN có khoảng chia từ 0,750 – 0,800, nhiệt kế ASTM 12C có vạch chia -20 – 1020C, ống đo tỷ trọng, bể ổn nhiệt (nếu cần), que khuấy.

- Đ−a nhiệt độ của mẫu đến nhiệt độ của phép thử sao cho mẫu ở trạng thái đủ lỏng nh−ng nhiệt độ mẫu không đ−ợc cao quá gây hao hụt các thành phần nhẹ và

52

cũng không đ−ợc thấp quá sẽ xuất hiện sáp trong mẫu. Đ−a nhiệt độ của ống đo tỷ trọng và nhiệt kế đến xấp xỉ nhiệt độ thử ±50C.

- Rót mẫu thử vào ống đo tỷ trọng đã đ−ợc làm sạch, không làm tung tóe để tránh tạo thành bọt khí và để giảm tối thiểu sự bay hơi của những thành phần có độ sôi thấp hơn.

- Đặt thẳng đứng ống đo chứa mẫu ở nơi kín gió nhiệt độ môi tr−ờng xung quanh cho phép thay đổi không quá 2 0C trong khoảng thời gian cần để hoàn thành phép thử. Khi nhiệt độ của phần mẫu thử chênh lệch so với nhiệt độ của môi tr−ờng xung quanh quá 20C, sử dụng bể ổn nhiệt duy trì nhiệt độ đồng đều trong suốt quá trình thử.

- Thả nhiệt kế phù hợp, dùng que khuấy phần mẫu xoay theo chiều dọc sao cho nhiệt độ và khối l−ợng riêng đồng đều trong toàn bộ mẫu. Ghi nhiệt độ mẫu chính xác đến 0,10C. Lấy nhiệt kế và que khuấy ra khỏi ống đo tỷ trọng kế.

- Nhẹ nhàng thả tỷ trọng kế vào mẫu, khi tỷ trọng kế ở trạng thái cân bằng, cẩn thận để tránh làm −ớt phần nổi của tỷ trọng kế trên bề mặt chất lỏng.

- ấn tỷ trọng kế xuống chất lỏng khoảng 2 vạch chia và sau đó thả ra, xoay nhẹ để đ−a về trạng thái cân bằng, nổi tự do, không chạm vào thành ống đo tỷ trọng. Phải đảm bảo là phần nổi của tỷ trọng kế trên bề mặt chất lỏng không bị −ớt, vì chất lỏng bám sẽ làm ảnh h−ởng đến số đọc.

- Khi chất lỏng đứng yên, nổi tự do, không chạm vào thành ống đo, đọc số đọc trên thang đo chính xác đến một phần năm của vạch chia. Ghi số đọc của tỷ trọng kế là kết quả đọc đ−ợc tại điểm mà bề mặt chính của chất lỏng cắt ngang thang đo, xác định điểm này bằng cách để mắt nhìn ngay d−ới bề mặt chất lỏng và từ từ nâng tầm mắt cho đến khi bề mặt chất lỏng nhìn thấy đầu tiên là hình elíp méo, sau đó thành một đ−ờng thẳng cắt ngang thang đo tỷ trọng kế.

- Sau khi đọc xong số đọc trên tỷ trọng kế, cẩn thận nhấc tỷ trọng kế ra khỏi chất lỏng, cho nhiệt kế vào, khuấy mẫu theo chiều thẳng đứng với que khuấy. Ghi nhiệt độ của phần mẫu thử chính xác đến 0,10C. Nếu nhiệt độ của hai lần đo chênh lệch

53

nhau hơn 0,50C thì lặp lại phép thử cho đến khi nhiệt độ ổn định, chênh nhau trong vòng 0,50C. Nếu nhiệt độ không ổn định, đặt tỷ trọng kế vào bể ổn nhiệt và lặp lại qui trình.

2.2.6. Xác định độ ăn mòn đồng bằng phép thử tấm đồngTiêu chuẩn xác định Tcvn 2694 : 2007, Astm d 130 – 04e1 Tiêu chuẩn xác định Tcvn 2694 : 2007, Astm d 130 – 04e1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia độ dẫn điện đến chất lượng nhiên liệu phản lực jet a 1 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)