Các loài cá rô phi được chọn nuôi đều có tốc độ lớn nhanh, chống chịu giỏi với điều kiện môi trường không thuận lợi, ít bệnh tật, dễ tạo giống nuôi... Chính vì thế sản lượng cá rô phi trên thế giới đã tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Mă ̣c dù có nguồn gốc từ Châu Phi , nhưng Châu Á và Nam Mỹ là những nơi tập trung nuôi và nghiên cứu cá rô phi chính.
Nguyễn Cẩm Tú (2012) [16] đã trích dẫn tài liệu của Kevin M. Fitzsimmons và cho biết, trong vòng 20 năm qua, sản lượng cá rô phi trên
toàn thế giới đã tăng từ 500 ngàn tấn/năm lên đến 4 triệu tấn/năm vào năm 2011, trong đó phần tăng chủ yếu là đến từ cá nuôi.
Tại nước Mỹ, cá rô phi từ vị trí thứ 10 năm 2001 trên bảng xếp hạng các loại thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất đã giành được vị trí thứ 4 trong năm 2011, trong đó 98% lượng cá đến từ nhập khẩu. Năm 2011, Mỹ đã chi hơn 1 tỉ USD để mua sản phẩm thô từ các nông trại, nếu tính tất cả các giá trị gia tăng thì thị trường cá rô phi ở Mỹ trị giá khoảng 5-6 tỉ USD/năm.
Tương tự như ở Mỹ, nhu cầu tiêu thụ fillet cá rô phi tại châu Âu và nhiều nước phát triển cũng liên tục tăng, không chỉ từ các hộ gia đình mà còn từ các bếp ăn tập thể, trường học, trên máy bay, du thuyền, các chuỗi cửa hàng fastfood do loại thực phẩm này dễ chế biến, giá cả phải chăng.
Bên cạnh đó, yêu cầu và rào cản kỹ thuật không nhiều cũng là lợi thế để nghề nuôi cá rô phi phát triển. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới như Pakistan, Bangladesh, Ấn Độ… và nhiều quốc gia châu Phi cũng đang phát triển mạnh nghề nuôi cá rô phi.
Tại Trung Quốc, cá rô phi chiếm vị trí quan trọng trong ngành thủy sản với sản lượng mỗi năm đạt hơn 1,3 triệu tấn, chiếm khoảng 45% tổng sản lượng cá rô phi toàn cầu vào năm 2008. Tuy nhiên, trong năm năm liên tục gần đây, lượng cá rô phi xuất khẩu của Trung Quốc liên tục giảm sút do giá thành sản xuất tăng và nhu cầu tiêu thụ cá rô phi ở thị trường nội địa cũng tăng nhanh.
Những năm qua, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ tại Trung Quốc dẫn đến nhu cầu tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn ngày càng lớn, theo dự báo của nhiều chuyên gia ngành kinh tế thủy sản thì trong tương lai gần, lượng cá rô phi của nước này hầu như sẽ chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Có 3 loài cá rô phi được di nhập vào Việt nam. Cá rô phi đen Oreochromis mossambicus là một trong những loài cá được di nhập sớm nhất (1951), nhưng do thành thục sớm và chu kỳ sinh sản ngắn khiến cho mật độ cá nuôi trong ao trở nên dày đặc, cá giảm tăng trưởng, kích thước nhỏ và sản lượng thấp. Cá rô phi vằn O. niloticus được nhập từ Đài Loan vào năm 1973 đã nhanh chóng trở thành loài cá nuôi quan trọng nhờ tăng trưởng nhanh và có kích thước thương phẩm lớn (Nguyễn Công Dân, 1998 a,b) [6,7].
Đến năm 1996, cá rô phi xanh O. Aureus đã được di nhập vào Việt Nam để phục vụ cho các nghiên cứu tạo dòng cá rô phi có khả năng chịu lạnh và sản xuất cá rô phi đơn tính đực thông qua kỹ thuật lai tạo.
Bên cạnh 3 loài cá trên, nhiều dòng cá rô phi khác cũng đã được di nhập vào nước ta. Năm 1994, cá rô phi vằn dòng Ai cập, dòng Thái Lan và cá rô phi dòng GIFT (Genetically Improved of Farm Tilapia) được di nhập vào nuôi thử nghiệm ở nước ta, kết quả nuôi cho thấy cá rô phi GIFT có tốc độ tăng trưởng cao hơn 15-20% so với các dòng cá bản địa. Năm 1997, cá rô phi siêu đực dòng Egypt-Swans được di nhập cho thử nghiệm sản xuất cá rô phi đơn tính đực. Kết quả lai giữa cá siêu đực dòng Egypt-Swans với cá cái dòng GIFT cho tỉ lệ cá đực lên đến 97%.
Cá rô phi đỏ (rô phi lai Oreochromis spp.) cũng là một đối tượng nuôi được ưa chuộng hiện nay ở Việt Nam vì có màu sắc đẹp, thịt ngon và tăng trưởng nhanh. Cá được di nhập lần đầu tiên vào năm 1991 từ Thái Lan. Do nhu cầu ngày càng tăng, các dòng cá rô phi đỏ Israel và Malaysia cũng đã được di nhập vào những năm 1995-1996. Nhiều cơ sở nuôi cũng đã nhập cá rô phi đỏ từ Philippines và Cuba.
Từ năm 1994, AIT bắt đầu giúp Việt Nam đào tạo cán bộ và xây dựng cơ sở vật chất để tiến hành công việc chuyển đổi giới tính cho cá rô phi ở nước ta. Năm 1995, ngay năm đầu thử nghiệm sản xuất giống rô phi đơn tính đực theo quy trình của AIT, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 đã sản xuất gần 50 vạn cá rô phi đơn tính, với tỷ lệ cá đực trong quần đàn đạt 95,4% trở lên. Số cá trên ngay lập tức được nuôi ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nghệ An và thu được kết quả rất khả quan: nuôi cá rô phi đơn tính từ cỡ 1 – 1,5g sau 5 – 7 tháng đạt cỡ trung bình 200 – 250g; một số cá lớn trội đạt 500g/con.
Theo Nguyền Tường Anh (2005) [1] tại thành phố Long Xuyên , Công ty Hải Tha ̣ch (TP. HCM) cùng cán bộ nghiên cứu Khoa Sinh (ĐH Khoa ho ̣c tự nhiên TPHCM) đã hoàn tất hợp đồng chuyển giao công nghê ̣ sản xuất cá rô phi đơn tính toàn đực bằng phương pháp ngâm cá bô ̣t trong 17α – Methyltestosteron trong 4 giờ , cho Chi cu ̣c Thủy Sản An Giang (thuô ̣c Sở NN&PTNT). Sau gần 1 năm chuyển giao công nghệ và những thử nghiê ̣m để kiểm tra hiê ̣u quả quy trình, mô ̣t lớp tâ ̣p huấn về lý thuyết đã được tổ chức ta ̣i Long Xuyên . Sau đó , mô ̣t lớp tâ ̣p huấn khác về thực hành được tổ chức ta ̣i Trại cá giống Bình Thạnh thuô ̣c Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Giống Thủy sản tỉnh An Giang . Kết quả kiểm tra giới tính của đàn cá được xử lý trong thời gian tâ ̣p huấn : đợt 1, trên cá rô phi sông Nil Oreochromis niloticus
tỷ lệ cá đực đạt 100% (n=24); đợt 2, trên cá Điêu hồng (rô phi đỏ
Oreochromis sp). Tỷ lệ đực đạt 100% (n=20).
Theo Trần Lan phương (2014) [11], năm 2012 trung tâm khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh đã phối hợp với chuyên gia nước ngoài tuyển chọn, sản xuất thành công giống cá rô phi Cát Phú. Cá rô phi Cát Phú có tốc độ phát triển nhanh, vượt trội so với giống cá rô phi thường, có thể rút ngắn thời gian nuôi từ 6 tháng xuống 4 tháng, trọng lượng
trung bình đạt 0,5- 0,6kg/con. Cá rô phi Cát Phú có đầu nhỏ, mình dày, tỷ lệ thịt lớn, có khả năng chịu lạnh tốt và có thể nuôi qua mùa đông. Đây là đối tượng thích hợp để phát triển sản xuất hàng hoá phục vụ xuất khẩu.
Nguyễn Thị Ánh (2012) [2] cho biết, dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực bằng phương pháp lai xa quy mô hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương” do Công ty Giống cây trồng Hải Dương thực hiện từ năm 2013. Tính đến tháng 6/2014, Xí nghiệp giống cây trồng thủy sản Tứ Kỳ (thuộc Công ty Giống cây trồng Hải Dương) là đơn vị trực tiếp triển khai dự án, đã sản xuất thành công giống cá rô phi bằng phương pháp lai xa với tỷ lệ cá rô phi đơn tính đực lên đến 95%.
Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cá rô phi đơn tính Cát Phú.
- Phạm vi nghiên cứu: Trại sản xuất giống thực nghiệm thủy sản Đông Mai.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trại sản xuất giống thực nghiệm thủy sản Đông Mai thuộc Trung tâm khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh.
- Thời gian: Từ ngày 05/01/2015 đến ngày 24/05/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Thực hiện quy trình kỹ thuật ương giống cá rô phi đơn tính Cát Phú trong ao tại Trung tâm giống thủy sản Quảng Ninh
3.3.1.1. Kiểm tra năng suất cá bột thực nghiệm thu được sau khi cho cá đẻ 3.3.1.2. Xử lý giới tính cá bột
- Tỷ lệ đổi giới tính đực của cá
- Tỷ lệ sống của cá sau khi đổi giới tính
3.3.2. Đánh giá tốc độ tăng trưởng của cá trong quá trình ương
3.3.3. Các yếu tố môi trường: pH, nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa toàn trong quá trình ương
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1. Phuơng pháp nghiên cứu
3.4.1.1. Phương pháp điều tra
- Phương pháp thu thập thông tin về tình hình sản xuất con giống tại trung tâm thông qua việc chăm sóc thực tiễn hàng ngày, hồ sơ kỹ thuật của trại cá Đông Mai, hỏi cán bộ trung tâm, qua mạng Internet.
3.4.1.2. Thực hành và theo dõi
- Trực tiếp tham gia các hoạt động của quy trình sản xuất ương nuôi cá giống.
- Các hoạt động tham gia đều được ghi chép đầy đủ.
3.4.1.3. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu Năng suất cá bột = Tổng số cá bột thu được x 100 Tổng khối lượng cá đẻ Tỷ lệ sống (%) = Số cá thu hoạch x 100 Tổng lượng cá ương nuôi
Tỷ lệ cá đực (%) =
Tổng số cá đực
x 100 Tổng số cá xử lý hormone
3.4.1.4. Phương pháp cân, đo kích thước cá
- Cân cá: Sử dụng cân đồng hồ 5kg
3.4.1.5. Phương pháp xác định một số yếu tố môi trường
- Xác định nhiệt độ nước bằng nhiệt kế bách phân. - Xác định oxy hòa tan bằng máy đo DO oxy 200 - Xác định pH bằng quỳ tím
3.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Năng suất cá bột thu được: Thu cá bột trực tiếp trong ao qua 2 đợt thu, xác định tổng số cá thu bằng phương pháp: Lấy mẫu ngẫu nhiên sau đó cân xác định khối lượng và đếm mẫu. Tổng số cá bột thu bằng số liệu cá trong mẫu nhân với khối lượng cá thu hoạch.
- Xử lý giới tính cá bột bằng cách cho ăn thức ăn có trộn hormone 17- methyltestosterone với công thức trộn như sau: 10g Vitamin C trộn đều với 1000g bột cá nhạt sau đó làm ướt đều bằng 0,3 – 0,5lít etanol 960
đã hòa tan 60mg 17α – Methyltestosteron. Sau đó phơi khô và bảo quản ở nơi thoáng mát nhưng không quá 2 tuần, cho cá ăn trong vòng 21 ngày. Kiểm tra:
+ Kiểm tra xác định tỷ lệ chuyển đổi giới tính cá rô phi sau khi xử lý bằng hormone.
Xác định được khi cá phải được nuôi khoảng 35 - 40 ngày tuổi. Dung dịch nhuộm
Cân 5g carmine
Pha trong 100ml axit acetic 45% Đun sôi trong vòng 2 phút
Để nguội loại bỏ những hạt còn chưa tan Cất kín để sử dụng nhiều lần.
Kỹ thuật nhuộm tuyến sinh dục. Dùng dao kéo mổ bụng cá
Cắt lấy tuyến sinh dục là dải màu trắng nằm sát hai bên thân gần phía lưng. Đặt tuyến sinh dục trên một tấm lam kính.
Nhỏ một giọt thuốc nhuộm acetocarmine.
Áp nhẹ vài lần vào la men khác và soi trên kính hiển vi. Kỹ thuật quan sát.
Sau khi cá được 40 ngày tuổi mổ lấy tuyến sinh dục của cá. Lấy một la men nhỏ 5-7 giọt thuốc nhuộm
Tuyến sinh dục của mỗi con được đặt trong một giọt thuốc nhuộm sau đó nghiền và soi trên kính hiển vi.
Quan sát trên kính hiển vi ta sẽ thấy: Đối với cá đực: Tuyến sinh dục có những hạt nhỏ li ti; Đối với cá cái : Tuyến sinh dục có những hạt to hơn hình tròn xếp sát nhau, trông như những quả trứng nhỏ.
+ Tỷ lệ sống của cá đã chuyển giới tính đực. - Kiểm tra tăng trọng của cá
- Các yếu tố nhiệt độ, hàm luợng oxy hoà tan và độ pH trong ao nuôi + Đo nhiệt độ bằng cách: Đo tại 4 điểm khác nhau trong ao rồi lấy giá trị trung bình.
+ Đo oxy hòa tan bằng máy đo oxy: Lấy mẫu nước trong ao đựng vào lọ chứa mẫu để đo.
+ Lấy mẫu vào cốc sau đó nhúng quỳ tím vào để 3 phút, sau đó so với bảng mảu.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được từ thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Exel dựa trên phương pháp thống kê sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện (2008) [14].
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Công tác phục vụ sản xuất
Trong quá trình thực tập tại trại sản xuất thực nghiệm giống thủy sản Đông Mai, ngoài việc nghiên cứu các nôi dung trong đề tài, em cũng tham gia một số công việc như sau:
4.1.1. Dọn dẹp và cải tạo ao
- Số lượng ao: 45 ao trong đó có 20 ao được đưa vào sản xuất
+ Ao nuôi cá rô phi bố mẹ: 4 ao nuôi ghép, 1 ao cá đực, 1 ao cá cái, 2 ao cá hậu bị.
+ Ao nuôi cá chép, trôi: 3 ao + Ao cấp, chứa nước: 2 ao.
+ 7 ao đang cải tạo để ương cá bột rô phi. - Công tác dọn dẹp, cải tạo ao:
+ Làm cạn nước, vét bùn đáy, tu sửa lại bờ ao, tẩy ao bằng vôi bột với lượng 7kg/100m2
.
+ Bón phân chuồng gây màu nước: 10kg/100m2 .
+ Dùng B52 - Green xử lý đáy ao, khử mùi hôi với liều dùng: 1kg/6000m3 nước.
4.1.2. Công tác phòng bệnh cho cá
Một trong những yếu tố quan trọng để tăng năng suất nuôi thâm canh cá rô phi là quản lý tốt sức khỏe vật nuôi. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có điều kiện khí hậu ấm áp để sản xuất cá rô phi hướng tới mục tiêu xuất khẩu nhưng đồng thời đó cũng là môi trường cho bệnh tật phát triển. Tuy là loài cá nuôi bị sốc với biến đổi của môi trường và có khả năng kháng một số bệnh nhưng trong quá trình ương nuôi cá giống thường gặp một số bệnh sau:
Bảng 4.1. Công tác phòng bệnh cho cá
STT Tên bệnh Vắc xin/thuốc Phƣơng pháp Liều dùng
1 Bệnh xuất huyết
- Vôi bột - Té đều xuống ao -1kg/100m 2 2 lần/tháng - Erythromyxin - Trộn thức ăn 3g/100kg cá/ngày
Trong 6 ngày
2 Bệnh viêm
ruột - Erythromyxin - Trộn thức ăn
10g/100kgcá/ngày đầu 5kg/100kg cá 6 ngày tiếp 3 Trùng bánh xe
- CuSO4 - Phun xuống ao - 0,5g/m3 nước - Formalin - Tắm cho cá - 200/250 ml/m 3 trong 30 phút 4 Nấm thủy mi - KmnO4 - Tắm cho cá - 20mg/lít từ 15- 30 phút
-Super - BKD40 - Thả đều xuống ao
1g/1m3 nước trong 3 ngày
4.1.3. Các công tác khác
- Thả cá giống: Tắm cho cá trong dung dịch thuốc tím nồng độ 0,002% (1g thuốc tím hòa trong 100 lít nước sạch) tắm trong 15 phút.
- Vệ sinh ao: Vớt rác, rong rêu, cá chết, dọn dẹp cỏ xung quanh bờ ao. - Kéo cá giống xuất bán: Lượng cá giống kéo cho vào bể là 86.000 con, lượng cá bán đi là 85.550 con.
Bảng 4.2. Kết quả phục vụ sản xuất TT Diễn giải ĐVT Số lƣợng Kết quả (hoàn thành) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Dọn dẹp và cải tạo ao - Vôi bột (7kg/100m2) - Phân chuồng (10kg/100m2) - B52 - Green m2 20000 20000 20000 7000 7000 18000 35 35 90 2 Phòng bệnh cho cá - Bệnh xuất huyết - Viêm ruột - Trùng bánh xe - Nấm thủy mi m2 m2 m2 m2 7000 7000 7000 7000 7000 7000 7000 7000 100 100 100 100 3 Công tác khác - Thả cá: tắm cho cá
- Vệ sinh ao: vớt cá chết, rong rêu, rác
- Kéo cá giống xuất bán
con ao con 2050 15 86.000 2050 15 85.500 100 100