Lưu ý cho người Việt khi kinh doanh tại Ấn Độ

Một phần của tài liệu Tiểu luận Văn hóa doanh nghiệp ẤN ĐỘ (Trang 30 - 38)

Khi kinh doanh tại một quốc gia ngoài lãnh thổ chính quốc, các doanh nhân tất nhiên phải lưu ý đến rất nhiều yếu tố. Tạm thời lưu ý sau đến các yếu tố được biết đến nhiều, các yếu tố này chia ra hai nhóm là vĩ mô và vi mô. Các yếu tố thuộc vĩ mô mà

28

doanh nhân Việt cần lưu ý khi kinh doanh ở Ấn Độ là: kinh tế, chính trị, pháp luật, dân số, tự nhiên, công nghệ… Còn các yếu tố thuộc môi trường vi mô mà ta phải chú ý như: nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, người sắp gia nhập ngành…

Theo nguyên tắc thì cần phải phân tích một cách đầy đủ như thế. Kết hợp các công cụ như ma trận SWOT, BCG, IE… Ngoài ra công ty có thể thuê bộ phận nghiên cứu thị trường, rồi dùng các công cụ thống kê như SPSS… Nói chung là phải làm sao tìm hiểu thật kĩ môi trường vĩ mô cũng như môi trường nghành. Phân tích càng chi tiết, thông tin càng nhiều thì chúng ta càng nắm chắc thành công.

Nhưng mang tính chung nhất và tổng quát và có thể không hoàn toàn đi theo các nội dung rành mạnh như sách dùng trong giảng dạy, có thể liên hệ giữa các phần một cách uyển chuyển. Ngoài ra thì còn có nhiều nội dung có thể được trình bày ở các phần trên nên phần sau đây chỉ chú ý đến các nội dung mà các phần trên chưa trình bày.

3.5.1 Hiểu về Ấn Độ

Chính sách: ngoại thương, đầu tư, thuế, lao động…

Ấn Độ là thể chế dân chủ lớn nhất đồng thời cũng là nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới. Cơ quan hành pháp của Ấn Độ theo thể chế liên bang, có ranh giới rõ ràng giữa Chính quyền Trung ương và chính quyền các bang. Đặc điểm này có vẻ giống với Mỹ. Luật pháp của tiểu bang rất quan trọng. Mỗi tiểu bang như là một quốc gia nhỏ và khu vực này với khu vực khác có nhiều điểm khác nhau.

Theo một nghiên cứu của Học viện McKinsey Global (MGI), thị trường tiêu dùng của Ấn Độ sẽ nhảy vọt từ vị trí hiện tại thứ 12 trên thế giới lên thứ 5 vào năm 2025, và tầng lớp trung lưu của Ấn Độ sẽ tăng lên gấp 10 lần, từ 50 triệu dân trong hiện tại lên 583 triệu trong năm 2025.

Với hơn 70.000 chi nhánh, hệ thống ngân hàng vững mạnh của Ấn Độ là một trong những hệ thống ngân hàng lớn nhất trên toàn cầu. Tháng 6 năm 2007, tổng lượng tiền gửi tại các ngân hàng thương mại lên tới 445 tỉ đô la Mỹ (chiếm tới 50% GDP) và tổng mức tín dụng ngân hàng đạt 320 tỉ đô la Mỹ (chiếm 36% GDP). Tỉ lệ nợ tồn đọng

29

của các ngân hàng Ấn Độ nằm ở dưới mức 3%, gần như thấp nhất trong số các quốc gia đang phát triển.

Môi trường đầu tư ở Ấn Độ

Đây là nước có chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) minh bạch và tự do nhất trong số những nền kinh tế lớn trên thế giới. 100% vốn FDI được cấp phép theo chương trình Automatic Route, ở tất cả các lĩnh vực hoạt động, trừ một số ít khu vực cần phải có sự phê duyệt của Chính phủ trước khi đầu tư. Theo cách cấp phép tự động này, các nhà đầu tư chỉ phải trình báo với Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ trong vòng 30 ngày kể từ ngày số vốn đầu tư được chuyển vào trong nước. Ấn Độ tìm kiếm nguồn vốn FDI lớn để phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp công nghệ của ngành công nghiệp Ấn Độ, thông qua các dự án đầu tư mới vào lĩnh vực sản xuất và các dự án có khả năng tạo thêm việc làm ở qui mô lớn. Chính phủ Ấn Độ đã chính thức phê duyệt 404 đặc khu kinh tế, trong số đó 187 đặc khu đã được thông báo. Các đặc khu này được hưởng một số mức miễn giảm thuế, trong đó miễn thuế doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định theo Luật về Đặc khu Kinh tế năm 2005 và các văn bản sửa đổi sau đó.

Chính phủ Ấn Độ dành ưu tiên lớn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng như đường cao tốc, cảng biển, đường sắt, sân bay, năng lượng và viễn thông… Hiện nay Chính phủ đang tích cực tìm kiếm nguồn vốn đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng. Dự thảo của Kế hoạch năm năm lần thứ 11 của Ấn Độ đặt mục tiêu khu vực đầu tư tư nhân sẽ chiếm tới 30% tổng lượng vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng trong vòng năm năm tới. Chính phủ cũng đang tích cực theo đuổi mô hình đối tác Nhà nước – Tư nhân (PPPs) để bù đắp những thiếu hụt về vốn cho cơ sở hạ tầng trong nước. Một vài sáng kiến đã được đưa ra để thúc đẩy mô hình này ở những lĩnh vực như năng lượng, cảng biển, đường cao tốc, cảng hàng không, du lịch và hạ tầng đô thị. Trong năm 20022004 và 2006-2007, toàn khu vực dịch vụ của Ấn Độ đã đóng góp tới 68,6% vào tăng trưởng chung của GDP.

Ấn Độ cũng đã tự do hóa và đơn giản hóa cách quản lý thị trường ngoại hối. Đồng rupee có thể được tự do chuyển đổi với bất cứ tài khoản tiền gửi thanh toán nào. Nó gần như có thể chuyển đổi đầy đủ được trong tài khoản vốn của người không

30

thường trú. Đối với lợi nhuận từ đầu tư trực tiếp nước ngoài, cổ tức và tiền thu được phát sinh ngoài bán hàng của các dự án đầu tư có thể được kết chuyển đầy đủ về nước. Phần lớn các rào cản liên quan đến tài khoản vốn của dân Ấn Độ thường trú đối với các nguồn thu nhập từ Ấn Độ cũng đã được xóa bỏ, vì nguồn dự trữ ngoại hối của Ấn Độ đã tăng vọt lên.

Chính phủ các bang và vùng lãnh thổ thuộc Liên bang của Ấn Độ cũng cố gắng thu hút các nhà đầu tư đến địa phương mình bằng cách miễn giảm thuế và các hình thức miễn giảm khác.

Hệ thống luật pháp kinh doanh tại Ấn Độ

Nói chung là phức tạp vì cũng như Mỹ, mỗi tiểu bang của Ấn Độ đền có một luật riêng, chính sách của các bang cạnh tranh nhau. Ấn Độ cũng là một nước đang phát triển nên tham nhũng cũng còn nhiều. Ngoài ra cần chú ý đến các công ước quốc tế mà Ấn Độ tham gia vì chúng cũng có vai trò điều chỉnh.

3.5.2. Trên góc độ vĩ mô

Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Ấn Độ đã có từ lâu đời, khởi nguồn từ những mối liên hệ và giao lưu lịch sử sâu xa về văn hóa - tôn giáo - thương mại. Với sức hấp dẫn của một thị trường tiềm năng như Ấn Độ, việc tìm hiểu và tăng cường hợp tác, ngoại giao trên góc độ vĩ mô là điều hết sức cần thiết. Việt Nam và Ấn Độ vốn đã có mối quan hệ tốt đẹp từ xa xưa, do đó không lý do gì chúng ta lại không phát triển mối quan hệ cũng như việc tận dụng điều kiện thuận lợi đó để có thể tạo ra môi trường kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp, doanh nhân nước nhà.

Trên cấp độ vĩ mô, nhóm xin kiến nghị một số giải pháp cho việc phát triển mối quan hệ bang giao giữa hai quốc gia như sau:

Tăng cường hợp tác an ninh

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vishnu Prakash tuyên bố New Delhi sẽ kiên quyết thực hiện kế hoạch hợp tác dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông và khẳng định ý kiến phản đối của Trung Quốc là "không có cơ sở pháp lý".

Chính sách nhất quán của Ấn Độ luôn coi Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong chính sách Hành động phương Đông. Ấn ủng hộ việc duy trì hòa bình ổn định, an ninh an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, không sử dụng vũ lực

31

hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Các bên cũng cần thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn thành việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Vì vậy, việc hợp tác về an ninh cũng sẽ góp phần không nhỏ tới việc phát triển mối quan hệ sau này của cả hai nư

Tiếp tục duy trì và củng cố quan hệ ngoại giao

Trong quá khứ, những chuyến thăm cấp cao thường xuyên đã giúp hai nước không ngừng củng cố và phát triển một mối quan hệ chính trị gắn bó và bền chặt. Thông qua các chuyến thăm đó, rất nhiều Hiệp định, dự án, hợp đồng, thỏa thuận kinh doanh… đã được ký kết, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn tại Ấn Độ, cũng như thu hút nguồn vốn đầu tư từ Ấn Độ vào Việt Nam. Hai bên cần thường xuyên trao đổi thông tin và kiến nghị với Chính phủ hai nước đưa ra những giải pháp có lợi cho doanh nghiệp mỗi bên. Đây là việc làm hết sức quan trọng, chúng ta cần phải duy trì và củng cố điều này, đồng thời có những chính sách điều chỉnh phù hợp trong nước để có thể khai thác tối đa lợi thế này.

Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, tìm hiểu văn hóa Ấn Độ

Nền văn hóa Ấn Độ vô cùng đặc sắc và có nhiều khác biệt so với Việt Nam, hơn nữa tuy môi trường chính trị - kinh tế - pháp luật giữ vai trò quan trọng nhất và có tác động mạnh nhất đến môi trường thương mại và đầu tư quốc tế nhưng môi trường văn hóa đang ngày càng chứng minh tầm ảnh hưởng của nó. Nếu làm ăn kinh doanh tại Ấn Độ (hay bất kỳ nước nào khác) mà không hiểu được văn hóa dân tộc cũng như văn hóa kinh doanh nơi đây thì sẽ khó có thể đạt được hai chữ “thành công”. Ấn Độ được xác định là một thị trường hấp dẫn kể cả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, tất nhiên Việt Nam không nằm ngoài danh sách những quốc gia hướng tới khai thác thị trường này. Do đó, việc tìm hiểu văn hóa Ấn Độ là điều hết sức cấp thiết mà Chính phủ phải là người chủ động. Việc này có thể được thực hiện bằng cách tổ chức các chương trình “Trao đổi Văn hóa”, các ngày hội giao lưu ẩm thực, văn học nghệ thuật, thể dục thể

32

thao…, các buổi tọa đàm giao lưu giữa các doanh nghiệp, doanh nhân Ấn Độ với Việt Nam…

Đầu tư hợp tác giáo dục

Nhìn chung, khi tham gia vào thị tường quốc tế, căn cứ vào nguồn lực hiện có của doanh nghiệp, lợi thế so sánh, cũng như môi trường chính trị xã hội, thể chế kinh tế thị trường..v..v… mà quyết định sẽ tham gia vào thị trường quốc tế nào.

Đối với thị trường các nước phát triển, hàng loạt khó khăn lớn đặt ra cho doanh nghiêp đặc biệt là phải đối mặt với các ông lớn đang nắm giữ thị trường hiện tại, yêu cầu cao của khách hàng về tiêu chuẩn chất lượng chất lượng . chính vì thế các doanh nghiệp điểu tỏ ra khá dè dặt khi tham gia vào các thị trường này. Hình thâm nhập chủ yếu là xuất khẩu các sản phẩm đại trà, không chịu nhiều ảnh hưởng của thương hiệu như thực phẩm, đồ dùng thiết yếu… đặc biệt là các sản phẩm mang đặc trưng riêng đậm bản sắc văn hóa quốc gia. Hình thức này phù hợp với với cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu biết nắm bắt nhu cầu thị trường.

Đối với thị trường các thị trường chưa được khai thác, đây thực sự là 1 miếng bánh béo bở khi tiềm ẩn cơ hội thu lợi nhuận siêu nghạch nếu doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu thị trường. tuy nhiên người tiêu dùng tại các nước này thường có nhu cầu tương đối đặc biệt nên phải đáp sản phẩm mang tính đặc thù nhất định. Tuy nhiên doanh nghiệp phải tốn nhiều thời gian và nguồn lực để nghiên cứu tiềm năng, đặc thù của thị trường chưa khác thác, phải đòi hỏi có các nỗ lực mạnh mẽ về marketing như chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách khuyến mãi nhằm tăng sức mua. Các hình thức thâm nhập thị trường chưa được khai thác thường được áp dụng là:

- Đầu tư trực tiếp : đầu tư mới, sát nhập và mua lại, hay liên doanh

- Cấp giấy phép nhượng quyền kinh doanh ( Licencing), cấp giấy phép đặc quyền kinh doanh ( Franchising )

- Dự án chìa khóa trao tay

Đây là thị trường thường được nhắm đến của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế lớn đặc biệt là các công ty đa quốc gia.

33

KẾT LUẬN

Thứ nhất: Người Việt Nam chưa hiểu nhiều về Ấn Độ. Điều này thật sự phải thay đổi. Trong mọi quan hệ, quan hệ giao thương đi trước. Doanh nhân Việt Nam phải biết quan tâm đến thị trường hơn 1 tỷ dân của Ấn Độ. Việt Nam gần cả Trung quốc nữa. Tổng cộng, chúng ta gần 2 thị trường lớn nhất thế giới với gần 3 tỷ dân.

Thứ hai: Do người Việt ít giao lưu với Ấn Độ, có lẽ do nhiều nguyên do mà chúng ta chưa biết thói quen, văn hóa của họ. Nên khi làm ăn trước hết phải thật chú ý. Vì họ có rất nhiều điểm khác xa chúng ta.

Thứ ba: Đối với chính phủ, phải chú trọng quan hệ vĩ mô với Ấn Độ để tạo lực cho bước tiến của doanh nhân cũng như nhân dân. Đây là mối quan hệ hai chiều, tương tác liên tục.

Thứ tư: Dù là thị trường lớn, nhưng nền kinh tế hai nước cũng có nhiều điểm tương đồng. Vì vậy có thể kinh doanh sẽ diễn ra không đơn giản.Phải hết sức cẩn trọng. Nghiên cứu thị trường thật kĩ.Nếu cần phải đến các cơ quan chính quyền để hỗ trợ.

Nhìn chung, khi tham gia vào thị tường quốc tế, căn cứ vào nguồn lực hiện có của doanh nghiệp, lợi thế so sánh, cũng như môi trường chính trị xã hội, thể chế kinh tế thị trường..v..v… mà quyết định sẽ tham gia vào thị trường quốc tế nào.

Đối với thị trường các nước phát triển, hàng loạt khó khăn lớn đặt ra cho doanh nghiêp đặc biệt là phải đối mặt với các ông lớn đang nắm giữ thị trường hiện tại, yêu cầu cao của khách hàng về tiêu chuẩn chất lượng chất lượng . chính vì thế các doanh nghiệp điểu tỏ ra khá dè dặt khi tham gia vào các thị trường này. Hình thâm nhập chủ yếu là xuất khẩu các sản phẩm đại trà, không chịu nhiều ảnh hưởng của thương hiệu như thực phẩm, đồ dùng thiết yếu… đặc biệt là các sản phẩm mang đặc trưng riêng đậm bản sắc văn hóa quốc gia. Hình thức này phù hợp với với cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu biết nắm bắt nhu cầu thị trường.

Đối với thị trường các thị trường chưa được khai thác, đây thực sự là 1 miếng bánh béo bở khi tiềm ẩn cơ hội thu lợi nhuận siêu nghạch nếu doanh nghiệp đáp ứng được

34

nhu cầu thị trường. tuy nhiên người tiêu dùng tại các nước này thường có nhu cầu tương đối đặc biệt nên phải đáp sản phẩm mang tính đặc thù nhất định. Tuy nhiên doanh nghiệp phải tốn nhiều thời gian và nguồn lực để nghiên cứu tiềm năng, đặc thù của thị trường chưa khác thác, phải đòi hỏi có các nỗ lực mạnh mẽ về marketing như chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách khuyến mãi nhằm tăng sức mua. Các hình thức thâm nhập thị trường chưa được khai thác thường được áp dụng là:

- Đầu tư trực tiếp : đầu tư mới, sát nhập và mua lại, hay liên doanh

- Cấp giấy phép nhượng quyền kinh doanh ( Licencing), cấp giấy phép đặc quyền kinh doanh ( Franchising )

- Dự án chìa khóa trao tay

Đây là thị trường thường được nhắm đến của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế lớn đặc biệt là các công ty đa quốc gia.

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Tấn Đắc, 2000, Văn hóa Ấn Độ, NXB. Tp. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Văn hóa doanh nghiệp ẤN ĐỘ (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)