3.3.1.Có sự gắn kết tổng thể với nhân viên
Nguồn lực con người được xem như một dạng tài sản cần được phát triển, không phải là chi phí cần phải giảm; như là nguồn của các ý tưởng sáng tạo và các giải pháp thiết thực; và lãnh đạo doanh nghiệp ở tầm riêng của họ.
3.3.2.Khả năng tùy biến và thích nghi
Trong một môi trường phức tạp và bất ổn với ít nguồn lực và nhiều tham nhũng, những nhà điều hành doanh nghiệp cần phải học cách dựa vào trí thông minh để vượt qua vô số các rào cản mà họ phải đối đầu. Đôi khi trong các cuộc đối thoại tiếng Anh, thuật ngữ tiếng Hindi jugaad được sử dụng để miêu tả tư duy này.
3.3.3.Đưa ra những lời đề nghị sáng tạo và giá trị
Dù kinh doanh trong nền văn hóa cổ xưa, những nhà lãnh đạo doanh nghiệp Ấn Độ đều có thể sáng tạo ra những sản phẩm hoàn toàn mới và khái niệm dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng với chi phí tiết kiệm tối đa.
3.3.4.Mở rộng nhiệm vụ và mục tiêu
Bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu của những bên có liên quan - công việc phải làm của tất cả các CEO - các doanh nghiệp Ấn Độ mở rộng hơn mục tiêu xã hội của mình. Họ tự hào về thành công của công ty - và cũng tự hào trên các khía cạnh như sự thịnh vượng gia đình, tiến bộ tôn giáo, và phục hưng đất nước.
ố c t ế
23
Các lãnh đạo doanh nghiệp người Ấn Độ tập trung hơn vào mục đích xã hội và các nhiệm vụ lớn lao, và hiện thực hóa các mục tiêu này nhờ tập trung hơn vào việc vượt qua vô số các rào cản bằng các giải pháp sáng tạo và một lực lượng lao động đã được chuẩn bị trước đầy nhiệt tình.